2/27/2018

Bác tin đồn con của lãnh đạo Cần Thơ gây tai nạn

Thông tin thanh niên nghi con của lãnh đạo Cần Thơ gây tai nạn rồi bỏ chạy được công an xác định là không chính xác.
Mới đây trên mạng xã hội xôn xao clip dài khoảng hơn 3 phút ghi lại cảnh một thanh niên gây tai nạn rồi bỏ chạy, bị người dân và CSGT đuổi chặn lại tại TP.Cần Thơ.
Ngày 26/2, Công an TP.Cần Thơ cho biết qua xác minh, vụ việc xảy ra vào 18 giờ 15 phút ngày 19/2, Thái Gia Nghi (17 tuổi, ngụ P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cẩn Thơ) điều khiển xe ô tô BS 65A - 083.86, lưu thông từ hướng cầu Cái Khế về hướng Vòng xoay UBND TP.Cần Thơ.
Khi đến trước nhà số 75 đường Nguyễn Trãi (P.An Hội, Q.Ninh Kiều), xe ô tô xảy ra va chạm với xe máy do anh Bùi Hải Đăng (ngụ H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) lưu thông cùng chiều phía trước, khiến 1 người bị thương.

Nghi sau khi bị tạm giữ (Ảnh TN)
Sau khi xảy ra va chạm, Nghi không dừng lại mà lái xe bỏ chạy về hướng đường Hòa Bình. Lực lượng chức năng cùng người dân sau đó đã chặn xe giao cho Đội CSGT Công an Q.Ninh Kiều thụ lý vụ việc.
Theo thông tin từ công an Cần Thơ, trước đó, trong quá trình làm việc với cơ quan chức năng, Nghi nói mình là "con của ba Trung" (ông Trung, cha của Nghi, đã mất - PV) nên nhiều người dân hiểu lầm Nghi là con của một lãnh đạo TP.Cần Thơ.
Clip ghi lại vụ việc sau đó xuất hiện với nội dung không chính xác là "con trai lãnh đạo TP.Cần Thơ gây tai nạn rồi bỏ chạy", gây xôn xao dư luận Cần Thơ.
Được biết chiều 25/2, Công an TP Cần Thơ cho biết: Cơ quan chức năng vừa ra quyết định xử phạt hành chính trên 13 triệu đồng đối với Thái Gia Nghi vì vi phạm các lỗi: “Điều khiển xe trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lit khí thở”; “Gây tai nạn giao thông không dừng lại”; “Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô”.
Đồng thời, xử phạt hành chính 3 triệu đồng với chủ xe là bà Trần Thị Kiều Anh (ngụ quận Ninh Kiều) lỗi “Giao xe hoặc để xe cho người không đủ điều kiện theo qui định.
Thu Hà (Tổng hợp)

2/07/2018

Bảo đảm an ninh trật tự tại các trạm thu phí BOT

Thời gian vừa qua, trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ mất an ninh trật tự (ANTT) tại các trạm thu phí BOT. Ðiển hình như vụ việc ở Trạm thu phí BOT Cai Lậy, hay mới đây là ở Trạm thu phí BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp.

Trước những vấn đề "nóng" trên, Bộ Công an vừa tổ chức cuộc họp, làm việc với Công an một số đơn vị, địa phương về công tác bảo đảm ANTT, an toàn giao thông tại các Trạm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ BOT. Mục tiêu đặt ra nhằm bảo đảm ANTT tại cơ sở, giữ vững ổn định chính trị, niềm tin của người dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân khi sử dụng dịch vụ đường bộ, ngăn chặn các hành vi phá hoại, gây rối tại các trạm thu phí.
Theo đánh giá của Bộ Công an, những năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã quan tâm, đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng nhiều tuyến đường, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc đi lại bằng hình thức huy động vốn, trong đó có hình thức BOT. Nhờ đó, hạ tầng giao thông thời gian qua có những cải thiện đáng kể. Toàn quốc hiện có hơn 80 dự án BOT giao thông. Ðây là chủ trương, chính sách đúng đắn, cần thiết, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, tại nhiều trạm thu phí BOT xảy ra hiện tượng lái xe dùng tiền lẻ để trả tiền mua vé, dừng xe ngay trước ba-ri-e của trạm thu phí, gây ùn tắc giao thông hoặc có hành vi gây cản trở người thi hành công vụ, ảnh hưởng đến ANTT. Qua điều tra, lực lượng công an phát hiện nhiều đối tượng đã sử dụng tài khoản Facebook để đăng tải những đoạn phim, chia sẻ những bình luận mang tính kích động, phản đối chính quyền. Bên cạnh đó, nhóm đối tượng này còn đứng ra hô hào các lái xe thu gom tiền lẻ, nhằm gây khó cho lực lượng quản lý ở các trạm thu phí BOT.

2/05/2018

Nghệ An: VỤ CƯỚP ĐẤT XÂY NHÀ THỜ Ở ĐÔNG KIỀU: CHÍNH QUYỀN LÊN TIẾNG

Nhu mì, bao dung với quân cướp khốn nạn không thể giải quyết vấn đề. Cái gốc vẫn phải là luật pháp! Hi vọng, UBND huyện Diễn Châu thực thi pháp luật một cách nghiêm túc.

Sau việc linh mục Nguyễn Ngọc Ngữ, quản xứ Đông Kiều, xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An chỉ huy giáo dân cướp đất nông nghiệp để xây dựng nhà thờ trái pháp luật, thì cuối cùng chính quyền huyện Diễn Châu cũng đã lên tiếng để pháp luật được thượng tôn. 
Thông báo của Ủy ban nhân dân huyện Diễn Châu hôm 1/2/2018 đã xác quyết rằng việc Nguyễn Ngọc Ngữ xây dựng nhà thờ trên đất nông nghiệp, phớt lờ các cảnh báo của chính quyền và người dân nơi đây là vi phạm pháp luật. Thông báo cũng yêu cầu linh mục Nguyễn Ngọc Ngữ quản xứ Đông Kiều, xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu phải tháo dỡ công trình trái phép xây dựng trên đất nông nghiệp khi chưa được các cấp thẩm quyền cấp phép. Nếu không tự tháo dỡ thì chính quyền địa phương sẽ thực hiện biện pháp cưỡng chế theo luật định bắt đầu từ ngày 06/2/2018.
Thông báo có đoạn: "Yêu cầu bà Đào Thị Liệu, linh mục Nguyễn Ngọc Ngữ, Hội đồng mục vụ giáo xứ Đông Kiều nghiêm túc thực hiện quyết định xử phạt hành chính số 41 ngày 10/5/2017 của Chủ tịch UBND xã Diễn Mỹ. Nếu bà Đào Thị Liệu, linh mục Nguyễn Ngọc Ngữ, Hội đồng mục vụ giáo xứ Đông Kiều không tổ chức tháo dỡ công trình trái phép nêu trên để khôi phục lại tình trạng ban đầu trước ngày 06/2/2018, UBND huyện Diễn Châu sẽ tổ chức tháo dỡ theo quy định của pháp luật…".
Với nội dung như vậy, rõ ràng chính quyền đã tỏ rõ thái độ kiên quyết của mình trong việc lập lại trật tự xã hội sau khi sử dụng tình nghĩa và sự bao dung vốn có bị thất bại.
Việc phá dỡ công trình không phép có lẽ là điều không thể tránh khỏi và nó cũng rất có thể là cái cớ để Nguyễn Ngọc Ngữ cũng như các linh mục cực đoan giáo phận Vinh huy động giáo dân chống đối chính quyền, gây bất ổn về an ninh trật tự, đồng thời tạo điều kiện cho những kẻ chống phá Việt Nam quốc tế hóa vấn đề.
Thực ra chiêu trò chiếm đất nông nghiệp để xây dựng nhà thờ ở giáo xứ Đông Kiều đã được ấp ủ từ lâu và khởi phát vào hôm 13/12/2017. Người ta không bất ngờ nhưng vô cùng ngạc nhiên khi linh mục Nguyễn Đình Thục, linh mục Nguyễn Ngọc Ngữ với vai trò bảo kê, đã xúi giục hàng chục giáo dân xông ra khu đất nông nghiệp để làm cái việc nhơ nhớp gắn với cặn bã xã hội là, chiếm đất xây dựng hang đá mừng Lễ Chúa Giáng Sinh vào ngày 25/12. 

Ngây ngô như bị cáo Trịnh Xuân Thanh?

Hôm nay (5/2), phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVN), cùng Đinh Mạnh Thắng, em trai ông Đinh La Thăng- Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Thương mại dầu khí Sông Đà cùng các đồng phạm vì tội "tham ô tài sản" sẽ tuyên án. Điều khiến nhiều người dân theo dõi phiên tòa thấy rất lạ là trong lời nói cuối cùng, Trịnh Xuân Thanh vẫn đề nghị cho phép sang Đức để..."thăm vợ con"


Mặc dù hiểu rằng, dù sao, đó cũng là lời nói thể hiện nỗi đau của một người sắp trở thành phạm nhân với án tù có thể lên tới hàng chục năm, nhưng những ai theo dõi cả 2 phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh không thể không lấy làm ngạc nhiên.
Tại phiên tòa thứ nhất xử bị can này, cùng ông Đinh La Thăng và các đồng phạm khác, trong lời nói sau cùng, Trịnh Xuân Thanh cũng bày bỏ nguyện vọng được trở lại Đức thăm vợ con. Đến phiên tòa này, bị cáo này cũng lại đưa ra đề nghị tương tự và nói rõ thêm "có chết, cũng chết trong vòng tay của vợ, con" (!).
Không ít người đã tỏ ý ngạc nhiên trước đề nghị của bị cáo "nổi tiếng" này: Ông này bị hoang tưởng chăng?, mới bị tạm giam mấy ngày đã bị lú lẫn chăng? Hay thần kinh có vấn đề?
Dù thế nào đi chăng nữa, là một người từng làm đến chức vụ Chủ tịch của PVC, rồi thăng tiến qua nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước, từ Bộ Công Thương đến UBND tỉnh Hậu Giang...với nhận thức rất bình thường thôi, Trịnh Xuân Thanh hoàn toàn có thể hiểu được, lời đề nghị trên sẽ không bao giờ được tòa án chấp nhận, bởi nó rất phi lý và chưa có tiền lệ.
Cho dù phiên tòa thứ 2 chưa công bố mức án (mặc dù khả năng Trịnh Xuân Thanh tiếp tục được đề xuất mức án tù khá cao), nhưng ở phiên tòa vì tội danh "cố ý làm trái" trước đó, Trịnh Xuân Thanh cũng đã bị kết án tù chung thân. Thì với tội danh đã bị tuyên án đó, không một tòa án nào cho phép người bị kết tội có thể được đi ra nước ngoài thăm vợ con hết. Ngay cả ra khỏi nơi giam giữ trong nước cũng không thể, nói gì đến đề nghị như...hoang tưởng nói trên.
Còn nếu thực sự không bị lú lẫn, thì chỉ có thể nói rằng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh rõ ràng đã không am hiểu gì về luật pháp. Một người không có những kiến thức sơ đẳng về pháp luật như vậy mà nắm giữ các chức vụ quan trọng ở một doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn như vậy, làm gì chẳng đưa doanh nghiệp đó đến chỗ thua lỗ, khủng hoảng?
Nếu cho đó là phút "ngây ngô" khó hiểu của Trịnh Xuân Thanh tại phiên tòa, nhìn lại những gì bị cáo này đã từng làm tại PVC, gây thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng tại doanh nghiệp này, chạy chọt, luồn lọt để về Bộ Công Thương, liên tục được bổ nhiệm qua nhiều chức vụ rồi được đưa về làm tới chức Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, còn được quy hoạch làm Thứ trưởng Bộ Công Thương, sau đó khi bị phát hiện sai phạm, chạy trốn sang Đức...thì có thể nói, Trịnh Xuân Thanh quá sành sỏi, lọc lõi, qua mắt được nhiều cơ quan kiểm tra, giám sát, chẳng có tý dấu hiệu nào của "ngây ngô", ngây thơ hết cả.
Chỉ có vấn đề đáng nói, với một bị cáo giả bộ ngây ngô, nhưng tiêu tiền công quỹ với mức độ tàn hại (điển hình với câu nói: "Cho tao 4 đồng (4 tỷ đồng) tiêu tết"- mà một bị can khác đã khai tại tòa về Trịnh Xuân Thanh) mà bao nhiêu cơ quan quản lý, bao nhiêu người có trách nhiệm bỏ lọt, để bị can này từ chỗ có hàng loạt hành vi làm trái, tham ô lại leo cao, qua nhiều chức vụ quan trọng thì đến nay, những người có trách nhiệm liên quan đến việc đó bị xử lý, kỷ luật còn rất ít.
Người bị xử lý nặng nhất do có những sai phạm trong việc bổ nhiệm, điều chuyển Trịnh Xuân Thanh vẫn chỉ là ông Vũ Huy Hoàng- người đã từng làm Bộ trưởng Bộ Công Thương, bị xử lý bằng hình thức: Xóa bỏ tư cách bộ trưởng.
Thì cho đến phiên tòa này, với những lời cuối cùng tại tòa, "xin được sang Đức để thăm vợ con" của Trịnh Xuân Thanh, không biết, những người đã từng nâng đỡ, tạo điều kiện cho Thanh làm Chủ tịch PVC, quyền Chánh văn phòng Bộ Công Thương, Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang có thấy bật cười không khi thấy người mình nâng đỡ lại ngây ngô, dở dại, không hiểu biết gì về luật pháp đến như vậy?
Mạnh Quân (Dân Trí)

Tuyên án PVP Land: Trịnh Xuân Thanh lãnh án chung thân

Sáng nay (5-2), TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh mức án chung thân. Đây là án chung thân thứ hai đối với bị cáo này.

HĐXX nhận định: Các cơ quan tố tụng đã thực hiện đúng các quy định của BLTTHS. Tài liệu trong hồ sơ vụ án hoàn toàn hợp pháp. HĐXX cho rằng việc sửa chữa lời khai của Trịnh Xuân Thanh đã được điều tra viên giải trình, theo đó việc sửa chữa này là theo yêu cầu của chính bị cáo Thanh.
Về việc sự việc xảy ra từ năm 2010, vậy có bỏ lọt tội phạm hay không? HĐXX cho rằng ở giai đoạn trước, các bị cáo đã có sự bàn bạc để khai báo gian dối nhằm che giấu tội phạm. Bị cáo Thái Kiều Hương đã có lời khai tại cơ quan điều tra thể hiện giữa các bị cáo Thanh, Thắng, Hương có sự bàn bạc để khai báo gian dối. Tại tòa, các bị đã thay đổi lời khai tại phiên tòa nhưng không đưa ra được lý do thay đổi lời khai nên không được chấp nhận.
Theo HĐXX, Trịnh Xuân Thanh với vai trò là chủ tịch PVC có vị trí quan trọng trong việc chuyển nhượng cổ phần của PVP Land. Bị cáo Đinh Mạnh Thắng khai đã chuyển cho Thanh số tiền 14 tỉ đồng. Tài xế của Thắng và tài xế của Thanh đều xác nhận có việc giao/nhận số tiền 14 tỉ đồng nói trên. Bị cáo Thanh cũng thừa nhận sau khi ăn tại nhà hàng số 1 Xuân Diệu, tài xế có đưa cho bị cáo một valy kéo, về mở ra thấy tiền, sau đó bị cáo đã trả lại.
Dù bị cáo Thanh không thừa nhận số tiền nói trên là tiền chênh lệch chuyển nhượng dự án, không biết tổng số tiền là bao nhiêu nhưng HĐXX cho rằng có đủ căn cứ kết luận hành vi của bị cáo đã phạm vào tội tham ô tài sản.
Bị cáo Đinh Mạnh Thắng trong quá trình điều tra và tại phiên tòa thừa nhận đã tác động giúp bị cáo Thái Kiều Hương gặp bị cáo Thanh và bị cáo Phong, bị cáo được hưởng lợi 5 tỉ đồng. Theo yêu cầu của Thái Kiều Hương sau đó, bị cáo Thắng đã chuyển trả lại cho Hương 19 tỉ đồng (trong đó có 14 tỉ đồng Trịnh Xuân Thanh chiếm hưởng).
Bị cáo là người tạo lập mối quan hệ giữa Thái Kiều Hương và Trịnh Xuân Thanh. Là người nhận số tiền 19 tỉ đồng từ Thái Kiều Hương, sau đó chuyển cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh 14 tỉ đồng và bản thân bị cáo chiếm hưởng 5 tỉ đồng. Tại cơ quan điều tra, Thắng khai biết số tiền chiếm hưởng là bất hợp pháp. Hành vi của bị cáo thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu của tội tham ô tài sản với vai trò là người giúp sức.
HĐXX cho rằng các luận cứ bào chữa cho bị cáo của các luật sư là không có cơ sở để chấp thuận.
HĐXX cho rằng vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thủ đoạn của các bị cáo tinh vi, gây dư luận xấu, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng.
Trong vụ án này, bị cáo Trịnh Xuân Thanh giữ vai trò chính, được hưởng số tiền 14 tỉ đồng trong tổng số 49 tỉ đồng các bị cáo chiếm hưởng. Đây là số tiền chiếm đoạt rất lớn, theo quy định của pháp luật, hình phạt áp dụng đối với bị cáo là cao nhất. Tuy nhiên, HĐXX cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ, trong đó có việc bị cáo Thanh đã nộp lại toàn bộ số tiền này nên có căn cứ để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.
Đối với bị cáo Đinh Mạnh Thắng, Thái Kiều Hương... thực hiện hành vi móc nối, giúp sức cho các bị cáo trong việc chuyển nhượng dự án thấp hơn giá trị thực. Bị cáo Thắng được hưởng lợi số tiền 5 tỉ đồng nhưng bị cáo tại tòa đã thừa nhận hành vi phạm tội, đã trả lại số tiền 5 tỉ đồng, bị cáo có nhiều thành tích trong công tác, gia đình có công với cách mạng... nên được xem xét áp dụng mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.
Tòa tuyên án:
1. Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch PVC): Tù chung chân về tội tham ô tài sản. Phạt bổ sung 50 triệu đồng (VKS đề nghị tù chung thân).
2. Nguyễn Ngọc Sinh (cựu tổng giám đốc PVP Land): 13 năm tù, phạt bổ sung 20 triệu đồng (VKS đề nghị từ 14 năm tù đến 15 năm tù).
3. Đào Duy Phong (cựu chủ tịch HĐQT PVP Land): 16 năm tù, phạt bổ sung 30 triệu đồng (VKS đề nghị từ 17 năm tù đến 18 năm tù).
4. Đinh Mạnh Thắng (cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà): Chín năm tù (VKS đề nghị từ 11 năm tù đến 12 năm tù).
5. Lê Hòa Bình (chủ tịch HĐQT Công ty 1-5): Tám năm tù, tổng hợp với hình phạt là tù chung thân (VKS đề nghị từ chín năm tù đến 10 năm tù, về tội tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt tù chung thân tại Bản án số 134 ngày 15-3-2017 của TAND Cấp cao tại Hà Nội buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là tù chung thân).
6. Nguyễn Thị Kim Thoa (kế toán trưởng Công ty 1-5): Sáu năm tù, tổng hợp hình phạt với bản án trước là tù chung thân. (VKS đề nghị từ tám năm tù đến chín năm tù, về tội tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt tù chung thân tại Bản án số 134 ngày 15-3-2017 của TAND Cấp cao tại Hà Nội buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là tù chung thân).
7. Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (làm nghề môi giới): 10 năm tù (VKS đề nghị từ 11 năm tù đến 12 năm tù).
ĐỨC MINH (Pháp luật TP. Hồ Chí Minh)

2/01/2018

Bóng đá với chống tham nhũng và phát triển kinh tế

Sự nghiệp phát triển kinh tế không phải ngày một, ngày hai. Công cuộc phòng chống tham nhũng càng không thể ngày một, ngày hai. Cả hai lĩnh vực đều cần, rất cần sự bền bỉ, quyết liệt mang tính trường kỳ.


Những thắng lợi của đội U23 tại đấu trường Châu Á đã thổi bùng lên ngọn lửa tự hào và cả niềm vui ngây ngất những ngày qua. Song, cách đây ba trăm năm, Đại thi hào Nguyễn Du đã viết: “Ngày vui ngắn chẳng tày gang”, còn trong dân gian có câu “Cuộc vui nào cũng đến lúc tàn”.
Sau những ngày vui đến “nổ trời”, chúng ta không thể không quay về với những bộn bề của cuộc sống thực tại với cơm áo, gạo tiền và những lo toan thường nhật.
Năm 2017 đã đi qua với những thắng lợi to lớn ở hai mặt trận vô cùng quan trọng đối với đất nước Việt Nam ta, đó là sự nghiệp phát triển kinh tế và công cuộc phòng chống tham nhũng.
Về chống tham nhũng, những chiếc lò đã và sẽ tiếp tục nóng lên sẵn sàng thiêu cháy cả củi to, củi nhỏ, củi tươi…
Song công bằng, nó chưa trở thành một phong trào rộng lớn. Nếu ở Trung ương, những chiếc lò đã và đang nóng bỏng thì ở các địa phương, việc đó chưa thấy xảy ra.
Đây là điều không thể không lo ngại bởi hình ảnh của một thể chế không chỉ biểu hiện ở cấp cao, ở trung ương mà còn là ở mỗi làng, mỗi xã.
Về kinh tế, dù chúng ta đã đạt kỉ lục sau nhiều năm, mức tăng trưởng đạt 6,81%, song vẫn còn đó bộn bề những nỗi lo. Đời sống của nhân dân tuy đã được nâng cao nhưng không phải đã hết khó khăn. Khoảng cách giàu nghèo đang có nguy cơ lan rộng. Sự phát triển vẫn chưa thật bền vững như mong muốn…
Có lẽ vì thế, tại buổi gặp gỡ, chào mừng đội tuyển U23 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói một câu rất đáng suy nghĩ. Đó là “hãy giữ một tinh thần tiến công trong phát triển đất nước, bền bỉ, quyết liệt như đội U23 Việt Nam tại đấu trường châu Á những ngày qua”.
Sự nghiệp phát triển kinh tế không phải ngày một, ngày hai. Công cuộc phòng chống tham nhũng càng không thể ngày một, ngày hai. Cả hai lĩnh vực đều cần, rất cần sự bền bỉ, quyết liệt mang tính trường kỳ.
Chỉ một phút lơi lỏng thôi, kinh tế sẽ lập tức chững lại. Chỉ một phút xao lãng thôi, công cuộc phòng chống tham nhũng không chỉ chững lại mà còn có nguy cơ sụp đổ bởi cái xấu thường dễ lây lan và bám rễ.
Do vậy, những lời của Thủ tướng không chỉ là thông điệp mà còn là cảnh báo…
Bùi Hoàng Tám (Dân Trí)