5/16/2018

VỤ ÁN CÔNG TY TÂY NAM: CÓ HAY KHÔNG TRONG VỤ ÁN NÀY CÓ VIỆC KHỞI TỐ MỘT “ĐƯỜNG” NHƯNG KẾT LUẬN MỘT “NẺO”????


Ngày 18/4/2018, Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo Lê Thanh Hải (nguyên Giám đốc Agribank Cần Thơ), Trần Huy Liệu (nguyên Phó Giám đốc Agribank Cần Thơ), Bùi Tuấn Anh (nguyên Trưởng phòng Tín dụng) cùng Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân (Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông thủy sản Tây Nam), Phạm Tường Thi (Giám đốc Công ty TNHH Tân Tiến) và Nguyễn Văn Đạt (thành viên Công ty TNHH Tân Tiến) cùng về tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” quy định tại điều 179 Bộ luật Hình sự 1999.

Theo cáo trạng, từ năm 2006 - 2013, Nhân thành lập nhiều công ty, doanh nghiệp đăng ký hoạt động nhiều ngành nghề khác nhau. Nhân chỉ định các nhân viên của mình đứng tên các công ty, doanh nghiệp, chỉ đạo thống nhất mọi hoạt động nhằm mục đích vay vốn ngân hàng rồi sử dụng tiền vay trái mục đích, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Từ năm 2012 - 2015, Nhân, Hải, Liệu thống nhất sử dụng các pháp nhân là Công ty Tây Nam, Công ty Đồng Bằng Xanh, Công ty Nam Bộ Cửu Long và cá nhân Phan Duy Phương, Nguyễn Bửu Tâm lập khống hồ sơ vay, nâng khống giá trị tài sản đảm bảo để vay và sử dụng vốn vay sai mục đích, gây thiệt hại về tài sản cho Agribank Cần Thơ số tiền hơn 304 tỉ đồng.
Ngày 02/5/2018, sau 8 ngày xét xử, Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ đã quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát điều tra bổ sung để làm rõ một số vấn đề. Trong đó, Tòa yêu cầu trưng cầu thẩm định giá đối với các tài sản thế chấp và tài sản hình thành từ vốn vay tại thời điểm ngân hàng nhận thế chấp.

Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân và các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm

Vụ án Công ty Tây Nam là một vụ án phức tạp, được dư luận đặc biệt quan tâm. Sau khi vụ án được chính thức đưa ra xét xử cũng như từ thời điểm Toàn án quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, đã có rất nhiều thông tin trái chiều, mâu thuẫn khác nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh những thông tin phản ánh một cách trung thực, khách quan diễn biến vụ án, thì hiện nay cũng xuất hiện một số thông tin theo kiểu suy diễn cảm tính, khiến cho dư luận hoang mang và mất phương hướng.

Có hay không trong vụ án này có việc khởi tố một “đường” nhưng kết luận một “nẻo” và Cơ quan điều tra đang “hình sự hóa một vụ án kinh tế”???

Để làm rõ vấn đề này, PV đã gặp gỡ với những người có kinh nghiệm trong vấn đề tố tụng, cũng như hiểu rõ về pháp luật hình sự. Theo Luật sư Nguyễn Chiến, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết: “Trong tất cả các bước tố tụng, việc thay đổi tội danh hay nhập vụ án là đúng theo quy định của Luật tố tụng hình sự và trong Luật không có quy định nào bắt buộc Cơ quan điều tra thay đổi tội danh hay nhập tách vụ án là vi phạm. Bên cạnh đó, trong việc thay đổi tội danh cho các bị can trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã xem xét được nhiều yếu tố có lợi cho bị can theo tinh thần của Bộ Luật Hình sự sửa đổi và bổ sung năm 2015. Trong quá trình điều tra, nếu các bị can có sự ăn năn, hối cải, khai báo tốt, lập công chuộc tội thì sẽ nhận được hưởng sự khoan hồng của pháp luật”.
Như vậy, việc lãnh đạo Ngân hàng Agribank CN Cần Thơ và Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân câu kết, thông đồng với nhau để nâng khống giá trị những tài sản thế chấp, lập khống hồ sơ vay vốn và chứng từ giải ngân để sử dụng vốn vay sai mục đích rõ ràng là hành động vi phạm cùng tội danh nên việc Cơ quan điều tra khởi tố các bị cáo trong vụ án với cùng tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” là đúng theo quy định của pháp luật.
Theo thông tin từ Cơ quan điều tra Công an thành phố Cần Thơ khẳng định: Công an có đủ hồ sơ chứng cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đúng người đúng tội không như dư luận cho rằng công an hình sự hóa một vụ án kinh tế. Và việc Công an khởi tố vụ án là sau khi Công ty Tây Nam và ngân hàng đã phát sinh nợ xấu không thể chi trả chứ không phải việc khởi tố làm dự án của Công ty Tây Nam trì trệ như một số tờ báo đã đưa tin.

Vì sao Tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung?

Qua tìm hiểu được biết, việc Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung là do Viện Kiểm sát xác định số tiền thiệt hại chưa đúng thời điểm và Hội đồng thẩm định giá tài sản trong tố tụng của các tỉnh (gồm TP. Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh và Hậu Giang) chưa thống nhất, dẫn tới việc xác định tổng số tiền thiệt hại trong vụ án gặp khó khăn khi xét xử (theo điều 208, Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015). Tuy nhiên,trong việc trưng cầu thẩm định giá các tài sản trong vụ án, Hội đồng thẩm định giá trong tố tụng của các tỉnh đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 của Chính phủ. Do đó, không có cơ sở để bác bỏ kết quả thẩm định của Hội đồng để trưng cầu giám định lại.

Theo luật sư Trần Nguyễn Duy Thăng (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ), Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng cuối cùng và cũng là nơi quan trọng nhất trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bởi vì tòa án sẽ quyết định người bị truy tố phạm tội và phải chịu khung hình phạt nào theo quy định của pháp luật hoặc tuyên bố người bị truy tố không phạm tội. Trên thực tế, qua quá trình xét xử sơ thẩm, phúc thẩm thì tòa án vẫn có thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Việc tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì nhiều lý do khác nhau như: Thiếu chứng cứ chứng minh quan trọng, có người đồng phạm khác hay vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng… Bên cạnh đó, việc tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung cũng đã được quy định cụ thể tại Điều 245 và Điều 280 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015. Do đó, việc tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong quá trình giải quyết vụ án hình sự là nhằm đảm bảo cho việc xét xử các vụ án hình sự khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.

Hiện nay, ngoài tội danh đang bị truy tố, được biết hành vi của Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân thành lập nhiều Công ty, lập khống tài liệu, chứng từ, hóa đơn để hoàn thuế chiếm đoạn tiền và sử dụng tiền vay vào mục đích cá nhân đã có dấu hiệu của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. PV sẽ tiếp tục thông tin thêm về vụ khi có kết luận từ phía Cơ quan điều tra để phản ánh khách quan về vụ án này.
Hai Quê

5/14/2018

Phủ nhận những thành quả mở ra từ Đại thắng mùa xuân năm 1975 là có tội với lịch sử

Chiến tranh đã lùi xa, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam mong muốn khép lại quá khứ để nhìn về tương lai hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Đại thắng mùa xuân năm 1975 thực sự là động lực để chúng ta vượt qua mọi gian nan, thử thách
Thế nhưng đến nay vẫn có những kẻ cố lừa phỉnh dư luận qua việc ngợi ca chế độ dân chủ, tự do và kinh tế phát triển dưới thời chính quyền Sài Gòn, phủ nhận giá trị của chiến thắng trong thời kỳ mới. Những luận điệu ấy lan truyền trên internet dưới nhiều hình thức, như bài viết, clip hòng đánh lừa những người ít thông tin, thiếu hiểu biết, đặc biệt là nhắm vào thế hệ trẻ.
Nền kinh tế yếu kém, tham nhũng của chính quyền Sài Gòn
Sự thật tiềm lực kinh tế miền Nam trước giải phóng ra sao? Trong cuốn “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2005), giáo sư Trần Văn Thọ cho biết, tính chung giai đoạn 1955-1975, kinh tế tại miền Nam chỉ phát triển trung bình 3,9%/năm (bình quân đầu người tăng 0,8%/năm). Trong khi cũng giai đoạn ấy, kinh tế tại miền Bắc xã hội chủ nghĩa phát triển bình quân 6%/năm (GDP đầu người tăng khoảng 3%/năm).
Trước giải phóng, các ngành sản xuất của miền Nam rất yếu kém. Công nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng từ 8% đến 10% GDP, thậm chí có những năm chỉ còn 6%. Nông-lâm-ngư nghiệp luôn chiếm tỷ trọng khoảng 30% GDP. Còn tỷ trọng của khu vực dịch vụ là khoảng 45%-60%. Công nghiệp miền Nam đến hơn 90% là công nghiệp nhẹ được hình thành và phát triển gắn với chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ. Các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, chỉ khoảng 1% cơ sở có quy mô từ 10 công nhân trở lên, 99% là dưới 10 công nhân. Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài về trang thiết bị và nguyên liệu, có giai đoạn 100% nguyên liệu phải nhập khẩu (Theo Lịch sử phát triển Công nghiệp-Thương mại-Giai đoạn 1975-1985, Bộ Công Thương). Vì thế, có giai đoạn, chính quyền đã bỏ chính sách nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất mà hướng thẳng tới việc nhập hàng tiêu dùng.
Ngân sách của chính quyền Sài Gòn luôn trong tình trạng thâm hụt mà nguyên nhân chính là các khoản chi cho quân sự luôn lớn hơn chi cho dân sự. Thâm hụt ngân sách thường ở mức 30%-40%, trong đó cao nhất là năm 1965 với 41%. Lạm phát giai đoạn 1965-1970 thường hơn 30%, cao nhất là năm 1966 lên tới 61%. Trong cơ cấu chi ngân sách, chi tiêu quân sự luôn chiếm tỷ trọng lớn, cao nhất là 66% (vào năm 1968 và năm 1969). Chi tiêu dân sự có tới 80% là chi trả lương cho đội ngũ công chức trong chính phủ. Vì thế, phần đầu tư cho phát triển ở mức rất thấp. (Theo GS Đặng Phong, Kinh tế miền Nam thời kỳ 1955-1975, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004).
Trả lời phỏng vấn BBC, chuyên gia kinh tế là Việt kiều Mỹ, ông Bùi Kiến Thành từng đánh giá, kinh tế dưới chế độ Sài Gòn là “nền kinh tế phát triển ảo”, “không vững chắc”, “không dựa vào cơ sở kinh tế mà chỉ dựa vào chiến tranh là chính”. Ông Bùi Kiến Thành nhận định đây là nền kinh tế “chưa trong sáng”, cụm từ chỉ tình trạng tham nhũng tràn lan của chính quyền Sài Gòn.
Như thế có thể thấy, kinh tế của chính quyền Sài Gòn mà một số kẻ cố tình ngợi ca, thổi phồng chỉ là một nền kinh tế yếu kém, lệ thuộc hoàn toàn vào hàng trợ cấp của Mỹ, thứ kinh tế phục vụ chiến tranh. Nó chỉ tạo ra sự phồn hoa giả tạo ở Sài Gòn, một lối sống tiêu dùng nhờ hàng nhập khẩu từ Mỹ. Sài Gòn được coi là “Hòn ngọc Viễn Đông” bởi thời bấy giờ các nước trong khu vực đều còn nghèo. Chỉ cần ra khỏi Sài Gòn vài chục cây số, đến những vùng nông thôn rộng lớn của miền Nam, người dân sống chìm trong nghèo đói, tăm tối.
Điều quan trọng nhất là chế độ ngụy quyền Sài Gòn là một chế độ tay sai, do đế quốc Mỹ dựng lên, điều khiển, là công cụ để cai trị dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam như một thuộc địa kiểu mới, để thực hiện mưu đồ và vì lợi ích của đế quốc Mỹ. Những ai trong chính quyền Sài Gòn không tuân theo chỉ đạo, không vì lợi ích của Mỹ sẽ bị gạt ra, thậm chí bị mất mạng. Điển hình nhất là ông Ngô Đình Diệm, khi đang là tổng thống của chính quyền Sài Gòn, nhưng chỉ cần biểu lộ những mưu đồ riêng, bất tuân theo sự chỉ đạo, sắp đặt của đế quốc Mỹ, lập tức bị Mỹ giật dây, thúc đẩy một số tướng lĩnh Sài Gòn đảo chính, bắn chết cả hai anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu.
Chính quyền Sài Gòn là kẻ thù của nhân dân
Những kẻ nói dối còn cho rằng, chính quyền Sài Gòn là chính quyền được lòng dân. Sự thật, đây là một chính quyền tàn ác với nhân dân và bị nhân dân coi là kẻ thù, nổi dậy chống lại. Tính đến cuối năm 1960, phong trào Đồng Khởi của nhân dân miền Nam căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở của chế độ Sài Gòn ở nông thôn. Trong 2.627 xã toàn miền Nam, nhân dân đã lập chính quyền tự quản ở 1.383 xã, đồng thời làm tê liệt chính quyền Mỹ-Diệm ở hầu hết các xã khác… Năm 1963, toàn miền Nam có 34 triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị. Nhân dân đã phá hoàn toàn 2.895 ấp chiến lược, phá thế kìm kẹp, giành quyền làm chủ ở 12.000 thôn trong tổng số 17.000 thôn toàn miền Nam, giải phóng hơn 5 triệu dân trong tổng số 14 triệu dân toàn miền Nam. Do bị đàn áp tôn giáo, các tăng ni, phật tử đã đấu tranh ở Huế ngày 22-5-1963 đòi được treo cờ Phật trong lễ Phật đản. Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu ở Sài Gòn; Đại đức Thích Thanh Tuệ và hòa thượng Thích Tiêu Diêu đã tự thiêu ở Huế để phản đối chính sách khủng bố, đàn áp tôn giáo của chính quyền Sài Gòn. Ngày 20-8-1964, 20 vạn đồng bào bao vây Dinh Độc Lập phản đối chính quyền Sài Gòn. Ngày 24-9-1964, hơn 100.000 công nhân Sài Gòn-Gia Định bãi công và tuần hành để phản đối chế độ độc tài quân sự Sài Gòn (theo “Giai đoạn 1955-1975: Xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất đất nước).
Sự tàn ác của chế độ ngụy quyền Sài Gòn thể hiện rõ qua cách ứng xử của quân đội Sài Gòn với người dân. Nhà sử học Gregory Daddis nhận xét: “Những hành vi tội ác của quân đội Sài Gòn khiến người dân xem họ như kẻ thù. Khi được hỏi tại sao người dân không ủng hộ chính quyền Sài Gòn, người dân đã trả lời: Vì quân đội Sài Gòn thường xuyên đốt nhà của dân làng, thoải mái đánh đập, giết bất cứ ai và hiếp dâm phụ nữ. Cứ mỗi lần quân đội Sài Gòn tới thì lại càng có nhiều người kết thân với Việt cộng” (Theo cuốn “Chiến tranh của Westmoreland: Đánh giá lại chiến lược của Mỹ tại Việt Nam”).
Những kẻ vô lương tâm ca ngợi chính quyền Sài Gòn làm sao có thể che giấu được sự thật về cuộc sống bị kìm kẹp, tù túng, đau khổ của người dân miền Nam trong những “khu trù mật”, “ấp chiến lược” do Mỹ và chính quyền Sài Gòn tạo ra; rồi những hình phạt tàn ác như thời trung cổ là chặt đầu bằng máy chém, những sự đàn áp dã man Phật giáo mà chính quyền Ngô Đình Diệm đã thi hành trên khắp miền Nam. Chẳng lẽ họ nghĩ người dân đã quên tiếng kêu khóc của những phụ nữ hiền lành, trẻ em vô tội bị lính Mỹ thảm sát ở miền Nam, trong đó điển hình là vụ thảm sát tại thôn Mỹ Lai (thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi)?… Nói xã hội miền Nam Việt Nam trước giải phóng là một xã hội dân chủ, hạnh phúc là một sự lừa đảo trắng trợn trên xương máu, trên nỗi đau của nhân dân miền Nam trước giải phóng.
Vì bị người dân coi như kẻ thù nên quân đội Sài Gòn rất chật vật trong việc kiểm soát tình hình. Năm 1975, toàn bộ 13 sư đoàn và 17 liên đoàn biệt động quân (tương đương hơn 5 sư đoàn) phải bảo vệ 44 tỉnh; tính trung bình một tỉnh chỉ có 1 đến 2 trung đoàn chính quy đóng giữ. Do phải trải quân giữ đất, lo đối phó với người dân, đàn áp người dân nên quân đội Sài Gòn luôn thất thế khi phải đối mặt với Quân Giải phóng. Ngược lại, chính vì được nhân dân ủng hộ nên lực lượng giải phóng với ba thứ quân lớn mạnh vượt bậc. Vùng giải phóng mở rộng, chiếm phần lớn lãnh thổ miền Nam, trở thành hậu phương trực tiếp và vững chắc của cách mạng miền Nam.
Như vậy, một chế độ tay sai của đế quốc, đàn áp tôn giáo, giết hại man rợ chính đồng bào mình, chia rẽ dân tộc mình, để cho đế quốc tàn phá đất nước mình bằng bom đạn, bằng chất độc da cam, bị nhân dân nổi dậy chống lại, thì chỉ có kẻ bất lương mới coi chế độ ấy là tốt đẹp. Một nền kinh tế yếu kém, lệ thuộc vào hàng viện trợ, tham nhũng tràn lan thì chỉ có kẻ không biết gì, hoặc nhắm mắt nói liều mới cho rằng đó là một nền kinh tế mạnh. Một xã hội toàn máy chém giết người, phụ nữ bị binh lính cưỡng bức, người dân bị dồn vào ấp chiến lược để giam hãm, chắc chắn là một xã hội không có tự do, một xã hội man rợ.
Hòa bình, thống nhất là nền tảng phát triển cho Việt Nam
Sau giải phóng, vẫn có những giọng điệu cho rằng Chiến thắng 30-4 chẳng có giá trị, ý nghĩa gì trong thời kỳ mới. Nhưng họ đã lầm, tinh thần Đại thắng mùa xuân năm 1975 là ý chí, niềm tin cháy bỏng và khát vọng thiêng liêng vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập tự do và thống nhất đất nước mà không tiếc máu xương, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường quyết giành thắng lợi. Đó là tinh thần vượt qua mọi gian nan, thử thách để vững bước tiến lên vì cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn mang theo ý chí ấy, tinh thần ấy, quyết tâm ấy vào công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển. Chính tinh thần Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã hun đúc, tiếp lửa để ý Đảng, lòng dân hội tụ kết thành sức mạnh đưa công cuộc đổi mới, sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN lên tầm cao mới.
Với môi trường chính trị ổn định, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn, một điểm đầu tư hấp dẫn và hiệu quả của các doanh nghiệp nước ngoài. Trang Business Insider của Mỹ xếp Việt Nam trong tốp 6 điểm du lịch an toàn nhất thế giới… Hòa bình, ổn định chính trị, an ninh an toàn là lợi thế của Việt Nam so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Thành phố Hồ Chí Minh đổi mới, phát triển vượt bậc sau hơn 40 năm giải phóng. Ảnh: Hùng Khoa.

Mặc dù suốt một thời gian dài bị ảnh hưởng không nhỏ bởi chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1986-2013 là 6,25%/năm, trong đó thời kỳ 1991-2005 lên tới 7,17%/năm. Đến nay, kinh tế Việt Nam đang nổi lên tại châu Á như một điểm đầu tư lý tưởng với lợi thế về nguồn nhân lực trẻ và tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đang được các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới, như: Samsung, Intel, LG… rót nguồn vốn khổng lồ để xây chuỗi các nhà máy… Bloomberg tin rằng Việt Nam sẽ vươn lên trở thành “con hổ” về kinh tế tiếp theo tại châu Á.
Cùng với những bước tiến về kinh tế, đời sống của người dân Việt Nam ngày một khấm khá. Tạp chí The Economistđánh giá, Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ ba khu vực châu Á-Thái Bình Dương về số người giàu mới nổi trong giai đoạn 2014-2020. Theo tạp chí này, vào năm 2020, số lượng người giàu mới nổi của Việt Nam sẽ tăng gần 35% so với hiện nay. Và rằng trong vòng hai thập kỷ tới, Việt Nam luôn là mảnh đất thuận lợi cho nhóm người giàu mới nổi tăng trưởng, trên nền tảng thu nhập và chi tiêu của người dân gia tăng ổn định, chính sách ổn định giá của Chính phủ…
Từ nhiều năm nay, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm quốc gia đứng đầu thế giới về chỉ số hạnh phúc của người dân. New Economics Foundation-một tổ chức nghiên cứu kinh tế-xã hội có trụ sở chính tại Vương quốc Anh, công bố hồi tháng 1-2018 rằng Việt Nam đang là nước xếp thứ 5 trên thế giới về chỉ số hạnh phúc (HPI). Chỉ số này nhằm đánh giá những quốc gia mà ở đó niềm vui sống của người dân là cao nhất, người dân cảm thấy sống có ích, hài lòng về tuổi thọ, sự thịnh vượng và các vấn đề về môi trường. Đáng lưu ý, Mỹ mặc dù là cường quốc có nền kinh tế đứng đầu thế giới, nhưng lại chỉ đứng thứ 108/140 quốc gia trong bảng xếp hạng này. Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Nielsen cũng vừa công bố hồi tháng 1-2018 rằng, Việt Nam lọt vào tốp 5 nước đứng đầu thế giới về mức độ lạc quan của người tiêu dùng.
Sự thật hiển nhiên trong quá khứ và hiện tại đã phủ định sự lừa phỉnh trong tuyệt vọng của những kẻ thiếu nhân tính, cố tô vẽ cho một bức tranh của chính quyền Sài Gòn trong quá khứ, hòng phủ nhận những thành quả của Việt Nam sau giải phóng. Có thể khẳng định, mặc dù còn không ít khó khăn, thách thức nhưng Việt Nam đang dần trở thành một nước thịnh vượng và hạnh phúc. Chính tinh thần, hào khí Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã cổ vũ, khích lệ, tiếp thêm nguồn động lực để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phấn khởi, hăng hái bước vào cuộc chiến đấu mới-cuộc chiến đấu chống nghèo nàn, lạc hậu, đưa đất nước phát triển, sánh ngang các nước tiên tiến khắp năm châu. Với sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, có quyết tâm và nghị lực, với ý chí độc lập tự chủ và tinh thần năng động sáng tạo, Việt Nam đã chiến thắng trong chiến tranh và nhất định giành thắng lợi trong xây dựng hòa bình.

ĐỨC THẮNG – QUANG PHƯƠNG – KIM NGỌC/Báo QĐND

Dòng Chúa Cứu Thế đòi “hòa giải dân tộc”: thật lòng hay tuyên truyền mị dân?

Ngày 29 tháng 4 năm 2018, ở nhà thờ Thái Hà, Hà Nội, linh mục Trịnh Ngọc Hiên, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, đã có một bài giảng để kỷ niệm 43 năm ngày thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2018) [2]. Trong bài giảng của mình, ông Hiên đã phủ nhận ý nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, đã bài xích chủ nghĩa xã hội. Đây rõ ràng là một bài giảng có mục đích chống nhà nước Việt Nam. Vậy mà ông Hiên đã dùng khẩu hiệu “hòa giải và hòa hợp dân tộc” để che đi mục đích xấu xa đó.
Trong loạt bài này, chúng tôi sẽ phân tích thủ đoạn của linh mục Trịnh Ngọc Hiên và Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) Việt Nam, để làm rõ mục đích xấu của họ.
Bài 2: Dòng Chúa Cứu Thế đòi “hòa giải dân tộc”: thật lòng hay tuyên truyền mị dân?
Nếu nhìn lại lịch sử, ta sẽ thấy trước đây, DCCT Việt Nam là một tổ chức chống Cộng cực đoan, từng bài bác chủ trương “hòa giải dân tộc” đến cùng. Phải đến năm 2016, theo chiến lược chung của Vatican, họ mới dùng “hòa giải dân tộc” làm khẩu hiệu tuyên truyền, để lừa những người nhẹ dạ.
Quạ đen ở giáo xứ Thái Hà
1. Nguồn gốc của thông điệp hòa giải trong buổi “lễ cầu nguyện vì Công lý & Hòa bình” cuối tháng 4 năm 2018
Cuối bản thông báo về nội dung buổi “lễ cầu nguyện vì Công lý & Hòa bình” cuối tháng 4 năm 2018, DCCT Thái Hà đã trích dẫn lời linh mục Nguyễn Chí Linh trong bài giảng khai mạc Năm Thánh 2010:
“Đã đến lúc người Việt nam phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chúng ta đã làm khổ nhau quá nhiều vì bảo thủ chính kiến và thành kiến, vì độc tôn phe nhóm và tư lợi. Phải khép lại quá khứ tị hiềm, ngờ vực để thế hệ mai sau không quy trách thế hệ chúng ta. Hãy cùng nhau chia xẻ một giấc mơ chung về đất nước, quê hương, dân tộc, xã hội, để giới trẻ của chúng ta an lòng tin tưởng bước vào tương lai”.
Trong buổi lề cầu nguyện, linh mục Trịnh Ngọc Hiên cũng nhắc lại đoạn trích trên một lần nữa.
Như vậy, để biết ngọn nguồn của thông điệp “hòa giải, hòa hợp dân tộc” mà DCCT Việt Nam đang vin vào, ta cần tìm hiểu về Năm Thánh 2010 và những con người, sự kiện xoay quanh nó.
Năm Thánh 2010 là một sự kiện của Giáo hội Công giáo Việt Nam, để kỷ niệm 50 năm ngày thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Ngày 29 tháng 9 năm 2008, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gửi thư thỉnh nguyện lên Giáo hoàng Benedict XVI để xin cử hành Năm Thánh này, và được chấp thuận. Trong lễ khai mạc, hàng giáo chức Việt Nam đã đọc ba diễn văn xoay quanh chủ đề “Sám hối và Hòa giải”, và đọc Sứ điệp Giáo hoàng gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam nhân Năm Thánh này, trong đó có đoạn:
“Năm Thánh là thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hoà giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện tại, đối với anh em đồng đạo và anh em đồng bào, và xin mọi người tha thứ”.
Theo diễn văn khai mạc của linh mục Nguyễn Chí Linh, thì tiêu đề “Sám hối và Hòa giải” được chọn bởi Hồng y Phạm Minh Mẫn, người đứng đầu Ủy ban Năm Thánh. Có lẽ tiêu đề này phần nào xuất phát từ sự trăn trở của cá nhân ông Mẫn trước những hận thù, mâu thuẫn mà chiến tranh Việt Nam gây ra. Chẳng hạn, ngày 4 tháng 6 năm 2008, trước khi đến Sydney để dự Đại hội Giới trẻ Công giáo Thế giới (WYD), ông Mẫn đã viết một bức thư ngỏ gửi ba Giám mục khác cũng là đại diện của Việt Nam trong đại hội này. Thư của ông có đoạn:
“WYD ba lần trước ở Pháp, Đức, Canada, đều có một sự kiện mà một số bạn trẻ ở một số nơi coi như một sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ Việt Nam. Sự cố đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được dương lên trong lúc các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ lại để cử hành phụng vụ hoặc sinh hoạt chung.
Một lá cờ biểu tượng cho điều gì? Có lúc lá cờ được coi là biểu tượng cho một đất nước, lúc khác được coi là biểu trưng một chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc gia… Có lúc chỉ biểu trưng một thói đời mang tính đối kháng. Giám mục của tôi, cách đây hơn 30 năm, lúc còn sinh thời, đã để lại cho các tín hữu và cho bản thân tôi bài học lịch sử này: người mẹ VN, lúc mặc áo vàng (cờ vàng) lúc mặc áo đỏ (cờ đỏ), lúc mặc áo lành, lúc áo rách, vẫn là người mẹ đã dày công sinh thành dưỡng dục con dân VN, vẫn là người mẹ đã để lại cho dân tộc VN một di sản vô giá. Di sản đó là truyền thống văn hóa của dân tộc VN, một nền văn hóa khá phong phú với những giá trị tinh thần và đạo đức”.
Sau khi ông Mẫn gọi sự xuất hiện của lá cờ vàng tại WYD là một “sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ Việt Nam”, ông đã bị nhiều nhóm người Việt ở hải ngoại gọi là “cộng sản”, và kêu gọi biểu tình phản đối. Do đó, ông đã phải hủy bỏ lịch trình của mình ở California [5].
Ngoài những trăn trở cá nhân của ông Mẫn, tiêu đề của Năm Thánh 2010 cũng phần nào xuất phát từ sự tan băng trong quan hệ của Vatican và Việt Nam. Tháng 2 năm 2009, một phái đoàn của Vatican đã đến thăm và làm việc tại Hà Nội, để thành lập các “Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam – Vatican”, thảo luận vấn đề ngoại giao giữa hai phía. Tháng 12 năm đó, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Việt Nam sau năm 1975 hội kiến Giáo hoàng tại Vatican. Năm 2011, nhà nước Việt Nam đồng ý để Vatican bổ nhiệm một đại diện không thường trú tại Việt Nam.
Nhiều mâu thuẫn giữa Vatican và nhà nước Việt Nam trực tiếp xuất phát từ cuộc chiến tranh Việt Nam. Cụ thể, vào năm 1954, khi Hồ Chí Minh còn đang cố giữ thái độ dung hòa bằng cách bổ nhiệm một linh mục làm cố vấn của mình, thì Vatican đã hỗ trợ Ngô Đình Diệm trong việc tuyên truyền, để khiến 800.000 người Công giáo rời miền Bắc. Vatican cũng hỗ trợ Diệm trong việc thực hiện chính sách phân biệt đối xử, để Công giáo hóa miền Nam. Trong suốt cuộc chiến tranh, Mỹ đã chi 40 triệu USD để tài trợ cho những hoạt động của Vatican tại Việt Nam, và Vatican thường xuyên ngăn cản chính quyền hai miền ngồi lại với nhau để chấm dứt xung đột [6]. Do đó, khi Vatican ủng hộ chủ trương hòa giải, hòa hợp dân tộc, họ mở đường cho chính họ xích lại gần nhà nước Việt Nam.
Cũng cần lưu ý rằng Vatican không phải là người đưa ra chủ trương này. Chủ trương này đã được nêu ra trước đó khá lâu bởi những người Cộng sản thân ông Võ Văn Kiệt, và bởi một số hội đoàn đối lập ở hải ngoại như nhóm Tập hợp Dân chủ Đa nguyên. Tương tự Giáo hội Công giáo, mỗi nhóm này lại gán cho cụm từ “hòa giải và hòa hợp dân tộc” một nội hàm riêng, và dùng nó cho những mục đích chính trị riêng.
2. Thái độ của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đối với vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc, từ năm 1954 đến thời điểm hiện tại
Như đã đề cập, trong giai đoạn 1954 - 1975, DCCT Việt Nam hoàn toàn ngả về khuynh hướng ủng hộ VNCH và chống Cộng. Khuynh hướng này ảnh hưởng nặng đến nỗi dòng không chấp nhận để ông Chân Tín, một linh mục theo khuynh hướng chính trị trung lập, giữ chức giám đốc tờ báo của họ.
Khuynh hướng chống Cộng cực đoan, chống “hòa giải, hòa hợp dân tộc” của DCCT Việt Nam vãn được duy trì liên tục mãi cho đến gần đây. Năm Thánh 2010, với tiêu đề “Sám hối và Hòa giải”, đã không thay đổi quan điểm của họ. Trong buổi nói chuyện ở Mỹ vào ngày 25 tháng 9 năm 2011, linh mục Nguyễn Văn Khải, người mà một thời gian ngắn trước đó còn giữ chức phát ngôn viên của DCCT Thái Hà, đã phát biểu như sau [7]:
"Có người bảo chế độ cộng sản bây giờ thay đổi rồi…thưa cả nhà. Nếu ma quỷ mà biết sám hối thì đã trở thành thánh nhân rồi, cũng vậy nếu cộng sản mà thay đổi thì đất nước đã có dân chủ rồi, chứ không còn độc tài toàn trị nữa đâu. Hòa hợp với cộng sản thì hoá ra mình lại đi hợp tác với đảng cướp à...”
Sau khi DCCT TP.HCM tổ chức “lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình” đầu tiên vào tháng 5 năm 2011 [8], lễ này đã được tổ chức gần như liên tục, mỗi tháng một lần, cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, trước năm 2016, các “lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình” vào tháng 4 hằng năm chưa bao giờ nhắc đến vấn đề “hòa giải và hòa hợp dân tộc”. Chẳng hạn, trong buổi lễ cuối tháng 4 năm 2014, DCCT Thái Hà cầu nguyện cho các tù chính trị và các nạn nhân của dịch sởi tại Việt Nam [9]. Còn trong buổi lễ cuối tháng 4 năm 2015, họ cầu nguyện cho một người Công giáo bị chết khi đến UBND phường, và cho “Dũng Phi Hổ”, người vừa bị bắt vì mặc áo có phù hiệu VNCH khi đi biểu tình không lâu trước đó [10].
Phải đến tháng 4 năm 2016, lễ cầu nguyện của DCCT Việt Nam mới lần đầu đề cập đến vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc [11], qua bài giảng của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong ở TP.HCM [12], và của linh mục Ngô Văn Kha ở Hà Nội. Tháng 4 năm 2017, lễ cầu nguyện của DCCT đề cập đến vấn đề này lần thứ hai, qua bài giảng của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong ở Hà Nội [13]. Như vậy, buổi lẽ cầu nguyện tháng 4 năm 2018 chỉ lặp lại một tiền lệ mới có từ 2 năm trước mà thôi.
Đối với nội bộ DCCT Việt Nam, có lẽ buổi lễ cầu nguyện vào tháng 4 năm 2016, tức buổi lễ đầu tiên, có phần quan trọng hơn hai buổi còn lại. Điều này thể hiện qua việc họ làm lễ ở cả hai đầu cầu Bắc – Nam, thay vì chỉ làm ở miền Bắc như hai lần kế tiếp. Trong khi đó, chính quyền Việt Nam lại dồn khá nhiều sự chú ý vào buổi lễ năm 2017 và 2018, và không có phản ứng gì sau buổi lễ đầu tiên. Đó là bởi trong hai buổi lễ sau, bài giảng của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong và Trịnh Ngọc Hiên mới bắt đầu công kích chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa xã hội, và tuyên truyền rằng mọi vấn đề mà đất nước đang gặp phải đều xuất phát từ thể chế.
Vậy vì sao phải đến năm 2016, DCCT Việt Nam mới bắt đầu dùng vấn đề “hòa giải và hòa hợp dân tộc” làm một thông điệp tuyền truyền? Quyết định của họ có khả năng liên quan đến định hướng tuyên truyền mới của Vatican, dù sự liên quan này là không chắc chắn.
Theo thông lệ, Vatican tổ chức Năm Thánh toàn cầu 50 năm một lần, và Năm Thánh 2000 là lần gần nhất. Tuy nhiên, năm 2016, họ đã tổ chức một Năm Thánh bất thường, xoay quanh chủ đề “Lòng Thương Xót”. Theo Tông sắc của Giáo hoàng, thì ông tổ chức Năm Thánh bất thường này để kỷ niệm 50 năm bế mạc Công đồng chung Vatican 2, là Công đồng đã ”phá đổ những bức tường thành khép kín Giáo Hội trong thời gian quá lâu trong một thành trì đặc ân”, để đưa Giáo Hội ”loan báo Tin Mừng một cách mới mẻ”, sử dụng ”liều thuốc thương xót, thay vì dùng những vũ khí ngặt nghèo” [15]. Qua tuyên bố này, có thể thấy rõ mối liên quan giữa Năm Thánh 2016 và một chiến lược tuyên truyền mới.
Trong phần sau của Tông sắc, Giáo hoàng đưa ra nhiều thông điệp mà DCCT dùng lặp đi lặp lại trong các bài giảng kêu gọi “hòa giải, hòa hợp dân tộc” 3 năm trở lại đây. Số này bao gồm thông điệp “tha thứ để được tha thứ”, thông điệp kêu gọi tội phạm và người tham nhũng chủ động sám hối, thay đổi, thông điệp đối thoại liên tôn, thông điệp chống kỳ thị, và thông điệp rằng tha thứ không tương phản với công lý [15].
Nếu giả thuyết này đúng, thì thông điệp “hòa giải, hòa hợp dân tộc” mà DCCT đưa ra không hề xuất phát từ những trăn trở trước hiện trạng của người Việt Nam, như trường hợp Hồng y Phạm Minh Mẫn. Thay vào đó, nó xuất phát từ những chỉ thị của Vatican, về việc thay đổi phương thức truyền đạo sao cho phù hợp với tình hình mới. Chính vì vậy, như phần sau của bài sẽ chỉ ra, lời kêu gọi “hòa giải” của DCCT Việt Nam giống một khẩu hiệu tuyên truyền hơn là một tình cảm thành thật.
(còn tiếp)
Chú thích:
[1] “Thông báo: Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại Thái Hà cuối tháng 4.2018”
[2] “Thay đổi – đó là mệnh lệnh từ trái tim” – Bài giảng của linh mục Trịnh Ngọc Hiên, chánh xứ Thái Hà
[3] Lịch sử Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam – Blog Lịch sử Xã hội Dân sự
[4] “Các hoạt động kỷ niệm Năm Thánh 2010 của Giáo hội Công giáo Việt Nam” – Bích Đượm, chuyên viên Vụ Công giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ
[5] “Lá thư gây tranh cãi của đức Hồng y” – BBC tiếng Việt
[6] "Vietnam Why Did We Go? The shocking Story of the Catholic "Church's" Role in Starting the Vietnam War" - Avro Manhattan
[7] "Lòng yêu Nước và sự quyết tâm bảo vệ Giáo hội của Linh mục Nguyễn Văn Khải được biểu hiện rõ ràng qua buổi nói chuyện tại Seattle" -
[8] "Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình tròn hai năm" - DCCT Sài Gòn
[9] "Cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm và nạn nhân dịch sởi tại Việt Nam" - JB. Nguyễn Hữu Vinh
[10] "Bải Giảng Thánh lễ Cầu nguyện cho Công lý - Hòa bình Tháng 4/2015" - Linh mục Nguyễn Thế Hiện
[11] "Thông báo về Thánh lễ Cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình tháng 4 năm 2016" - Ban Công lý và Hòa bình Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
[12] "Bài Giảng lễ Công lý – Hòa bình: Quê hương mình rồi sẽ ra sao?" - Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong
[13] Bài giảng lễ Công lý và Hòa bình tháng 4 năm 2017 - Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong
[14] "Lược sử giáo xứ Thái Hà" - Linh mục Nguyễn Văn Khải
[15] "Công bố Tông Sắc Năm Thánh về lòng thương xót" - Đài Vatican
Theo Blog Tre LàngNgày 29 tháng 4 năm 2018, ở nhà thờ Thái Hà, Hà Nội, linh mục Trịnh Ngọc Hiên, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, đã có một bài giảng để kỷ niệm 43 năm ngày thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2018) [2]. Trong bài giảng của mình, ông Hiên đã phủ nhận ý nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, đã bài xích chủ nghĩa xã hội. Đây rõ ràng là một bài giảng có mục đích chống nhà nước Việt Nam. Vậy mà ông Hiên đã dùng khẩu hiệu “hòa giải và hòa hợp dân tộc” để che đi mục đích xấu xa đó.
Trong loạt bài này, chúng tôi sẽ phân tích thủ đoạn của linh mục Trịnh Ngọc Hiên và Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) Việt Nam, để làm rõ mục đích xấu của họ.
Bài 2: Dòng Chúa Cứu Thế đòi “hòa giải dân tộc”: thật lòng hay tuyên truyền mị dân?
Nếu nhìn lại lịch sử, ta sẽ thấy trước đây, DCCT Việt Nam là một tổ chức chống Cộng cực đoan, từng bài bác chủ trương “hòa giải dân tộc” đến cùng. Phải đến năm 2016, theo chiến lược chung của Vatican, họ mới dùng “hòa giải dân tộc” làm khẩu hiệu tuyên truyền, để lừa những người nhẹ dạ.

Quạ đen ở giáo xứ Thái Hà
1. Nguồn gốc của thông điệp hòa giải trong buổi “lễ cầu nguyện vì Công lý & Hòa bình” cuối tháng 4 năm 2018
Cuối bản thông báo về nội dung buổi “lễ cầu nguyện vì Công lý & Hòa bình” cuối tháng 4 năm 2018, DCCT Thái Hà đã trích dẫn lời linh mục Nguyễn Chí Linh trong bài giảng khai mạc Năm Thánh 2010:
“Đã đến lúc người Việt nam phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chúng ta đã làm khổ nhau quá nhiều vì bảo thủ chính kiến và thành kiến, vì độc tôn phe nhóm và tư lợi. Phải khép lại quá khứ tị hiềm, ngờ vực để thế hệ mai sau không quy trách thế hệ chúng ta. Hãy cùng nhau chia xẻ một giấc mơ chung về đất nước, quê hương, dân tộc, xã hội, để giới trẻ của chúng ta an lòng tin tưởng bước vào tương lai”.
Trong buổi lề cầu nguyện, linh mục Trịnh Ngọc Hiên cũng nhắc lại đoạn trích trên một lần nữa.
Như vậy, để biết ngọn nguồn của thông điệp “hòa giải, hòa hợp dân tộc” mà DCCT Việt Nam đang vin vào, ta cần tìm hiểu về Năm Thánh 2010 và những con người, sự kiện xoay quanh nó.
Năm Thánh 2010 là một sự kiện của Giáo hội Công giáo Việt Nam, để kỷ niệm 50 năm ngày thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Ngày 29 tháng 9 năm 2008, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gửi thư thỉnh nguyện lên Giáo hoàng Benedict XVI để xin cử hành Năm Thánh này, và được chấp thuận. Trong lễ khai mạc, hàng giáo chức Việt Nam đã đọc ba diễn văn xoay quanh chủ đề “Sám hối và Hòa giải”, và đọc Sứ điệp Giáo hoàng gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam nhân Năm Thánh này, trong đó có đoạn:
“Năm Thánh là thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hoà giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện tại, đối với anh em đồng đạo và anh em đồng bào, và xin mọi người tha thứ”.
Theo diễn văn khai mạc của linh mục Nguyễn Chí Linh, thì tiêu đề “Sám hối và Hòa giải” được chọn bởi Hồng y Phạm Minh Mẫn, người đứng đầu Ủy ban Năm Thánh. Có lẽ tiêu đề này phần nào xuất phát từ sự trăn trở của cá nhân ông Mẫn trước những hận thù, mâu thuẫn mà chiến tranh Việt Nam gây ra. Chẳng hạn, ngày 4 tháng 6 năm 2008, trước khi đến Sydney để dự Đại hội Giới trẻ Công giáo Thế giới (WYD), ông Mẫn đã viết một bức thư ngỏ gửi ba Giám mục khác cũng là đại diện của Việt Nam trong đại hội này. Thư của ông có đoạn:
“WYD ba lần trước ở Pháp, Đức, Canada, đều có một sự kiện mà một số bạn trẻ ở một số nơi coi như một sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ Việt Nam. Sự cố đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được dương lên trong lúc các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ lại để cử hành phụng vụ hoặc sinh hoạt chung.
Một lá cờ biểu tượng cho điều gì? Có lúc lá cờ được coi là biểu tượng cho một đất nước, lúc khác được coi là biểu trưng một chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc gia… Có lúc chỉ biểu trưng một thói đời mang tính đối kháng. Giám mục của tôi, cách đây hơn 30 năm, lúc còn sinh thời, đã để lại cho các tín hữu và cho bản thân tôi bài học lịch sử này: người mẹ VN, lúc mặc áo vàng (cờ vàng) lúc mặc áo đỏ (cờ đỏ), lúc mặc áo lành, lúc áo rách, vẫn là người mẹ đã dày công sinh thành dưỡng dục con dân VN, vẫn là người mẹ đã để lại cho dân tộc VN một di sản vô giá. Di sản đó là truyền thống văn hóa của dân tộc VN, một nền văn hóa khá phong phú với những giá trị tinh thần và đạo đức”.
Sau khi ông Mẫn gọi sự xuất hiện của lá cờ vàng tại WYD là một “sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ Việt Nam”, ông đã bị nhiều nhóm người Việt ở hải ngoại gọi là “cộng sản”, và kêu gọi biểu tình phản đối. Do đó, ông đã phải hủy bỏ lịch trình của mình ở California [5].
Ngoài những trăn trở cá nhân của ông Mẫn, tiêu đề của Năm Thánh 2010 cũng phần nào xuất phát từ sự tan băng trong quan hệ của Vatican và Việt Nam. Tháng 2 năm 2009, một phái đoàn của Vatican đã đến thăm và làm việc tại Hà Nội, để thành lập các “Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam – Vatican”, thảo luận vấn đề ngoại giao giữa hai phía. Tháng 12 năm đó, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Việt Nam sau năm 1975 hội kiến Giáo hoàng tại Vatican. Năm 2011, nhà nước Việt Nam đồng ý để Vatican bổ nhiệm một đại diện không thường trú tại Việt Nam.
Nhiều mâu thuẫn giữa Vatican và nhà nước Việt Nam trực tiếp xuất phát từ cuộc chiến tranh Việt Nam. Cụ thể, vào năm 1954, khi Hồ Chí Minh còn đang cố giữ thái độ dung hòa bằng cách bổ nhiệm một linh mục làm cố vấn của mình, thì Vatican đã hỗ trợ Ngô Đình Diệm trong việc tuyên truyền, để khiến 800.000 người Công giáo rời miền Bắc. Vatican cũng hỗ trợ Diệm trong việc thực hiện chính sách phân biệt đối xử, để Công giáo hóa miền Nam. Trong suốt cuộc chiến tranh, Mỹ đã chi 40 triệu USD để tài trợ cho những hoạt động của Vatican tại Việt Nam, và Vatican thường xuyên ngăn cản chính quyền hai miền ngồi lại với nhau để chấm dứt xung đột [6]. Do đó, khi Vatican ủng hộ chủ trương hòa giải, hòa hợp dân tộc, họ mở đường cho chính họ xích lại gần nhà nước Việt Nam.
Cũng cần lưu ý rằng Vatican không phải là người đưa ra chủ trương này. Chủ trương này đã được nêu ra trước đó khá lâu bởi những người Cộng sản thân ông Võ Văn Kiệt, và bởi một số hội đoàn đối lập ở hải ngoại như nhóm Tập hợp Dân chủ Đa nguyên. Tương tự Giáo hội Công giáo, mỗi nhóm này lại gán cho cụm từ “hòa giải và hòa hợp dân tộc” một nội hàm riêng, và dùng nó cho những mục đích chính trị riêng.
2. Thái độ của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đối với vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc, từ năm 1954 đến thời điểm hiện tại
Như đã đề cập, trong giai đoạn 1954 - 1975, DCCT Việt Nam hoàn toàn ngả về khuynh hướng ủng hộ VNCH và chống Cộng. Khuynh hướng này ảnh hưởng nặng đến nỗi dòng không chấp nhận để ông Chân Tín, một linh mục theo khuynh hướng chính trị trung lập, giữ chức giám đốc tờ báo của họ.
Khuynh hướng chống Cộng cực đoan, chống “hòa giải, hòa hợp dân tộc” của DCCT Việt Nam vãn được duy trì liên tục mãi cho đến gần đây. Năm Thánh 2010, với tiêu đề “Sám hối và Hòa giải”, đã không thay đổi quan điểm của họ. Trong buổi nói chuyện ở Mỹ vào ngày 25 tháng 9 năm 2011, linh mục Nguyễn Văn Khải, người mà một thời gian ngắn trước đó còn giữ chức phát ngôn viên của DCCT Thái Hà, đã phát biểu như sau [7]:
"Có người bảo chế độ cộng sản bây giờ thay đổi rồi…thưa cả nhà. Nếu ma quỷ mà biết sám hối thì đã trở thành thánh nhân rồi, cũng vậy nếu cộng sản mà thay đổi thì đất nước đã có dân chủ rồi, chứ không còn độc tài toàn trị nữa đâu. Hòa hợp với cộng sản thì hoá ra mình lại đi hợp tác với đảng cướp à...”
Sau khi DCCT TP.HCM tổ chức “lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình” đầu tiên vào tháng 5 năm 2011 [8], lễ này đã được tổ chức gần như liên tục, mỗi tháng một lần, cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, trước năm 2016, các “lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình” vào tháng 4 hằng năm chưa bao giờ nhắc đến vấn đề “hòa giải và hòa hợp dân tộc”. Chẳng hạn, trong buổi lễ cuối tháng 4 năm 2014, DCCT Thái Hà cầu nguyện cho các tù chính trị và các nạn nhân của dịch sởi tại Việt Nam [9]. Còn trong buổi lễ cuối tháng 4 năm 2015, họ cầu nguyện cho một người Công giáo bị chết khi đến UBND phường, và cho “Dũng Phi Hổ”, người vừa bị bắt vì mặc áo có phù hiệu VNCH khi đi biểu tình không lâu trước đó [10].
Phải đến tháng 4 năm 2016, lễ cầu nguyện của DCCT Việt Nam mới lần đầu đề cập đến vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc [11], qua bài giảng của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong ở TP.HCM [12], và của linh mục Ngô Văn Kha ở Hà Nội. Tháng 4 năm 2017, lễ cầu nguyện của DCCT đề cập đến vấn đề này lần thứ hai, qua bài giảng của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong ở Hà Nội [13]. Như vậy, buổi lẽ cầu nguyện tháng 4 năm 2018 chỉ lặp lại một tiền lệ mới có từ 2 năm trước mà thôi.
Đối với nội bộ DCCT Việt Nam, có lẽ buổi lễ cầu nguyện vào tháng 4 năm 2016, tức buổi lễ đầu tiên, có phần quan trọng hơn hai buổi còn lại. Điều này thể hiện qua việc họ làm lễ ở cả hai đầu cầu Bắc – Nam, thay vì chỉ làm ở miền Bắc như hai lần kế tiếp. Trong khi đó, chính quyền Việt Nam lại dồn khá nhiều sự chú ý vào buổi lễ năm 2017 và 2018, và không có phản ứng gì sau buổi lễ đầu tiên. Đó là bởi trong hai buổi lễ sau, bài giảng của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong và Trịnh Ngọc Hiên mới bắt đầu công kích chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa xã hội, và tuyên truyền rằng mọi vấn đề mà đất nước đang gặp phải đều xuất phát từ thể chế.
Vậy vì sao phải đến năm 2016, DCCT Việt Nam mới bắt đầu dùng vấn đề “hòa giải và hòa hợp dân tộc” làm một thông điệp tuyền truyền? Quyết định của họ có khả năng liên quan đến định hướng tuyên truyền mới của Vatican, dù sự liên quan này là không chắc chắn.
Theo thông lệ, Vatican tổ chức Năm Thánh toàn cầu 50 năm một lần, và Năm Thánh 2000 là lần gần nhất. Tuy nhiên, năm 2016, họ đã tổ chức một Năm Thánh bất thường, xoay quanh chủ đề “Lòng Thương Xót”. Theo Tông sắc của Giáo hoàng, thì ông tổ chức Năm Thánh bất thường này để kỷ niệm 50 năm bế mạc Công đồng chung Vatican 2, là Công đồng đã ”phá đổ những bức tường thành khép kín Giáo Hội trong thời gian quá lâu trong một thành trì đặc ân”, để đưa Giáo Hội ”loan báo Tin Mừng một cách mới mẻ”, sử dụng ”liều thuốc thương xót, thay vì dùng những vũ khí ngặt nghèo” [15]. Qua tuyên bố này, có thể thấy rõ mối liên quan giữa Năm Thánh 2016 và một chiến lược tuyên truyền mới.
Trong phần sau của Tông sắc, Giáo hoàng đưa ra nhiều thông điệp mà DCCT dùng lặp đi lặp lại trong các bài giảng kêu gọi “hòa giải, hòa hợp dân tộc” 3 năm trở lại đây. Số này bao gồm thông điệp “tha thứ để được tha thứ”, thông điệp kêu gọi tội phạm và người tham nhũng chủ động sám hối, thay đổi, thông điệp đối thoại liên tôn, thông điệp chống kỳ thị, và thông điệp rằng tha thứ không tương phản với công lý [15].
Nếu giả thuyết này đúng, thì thông điệp “hòa giải, hòa hợp dân tộc” mà DCCT đưa ra không hề xuất phát từ những trăn trở trước hiện trạng của người Việt Nam, như trường hợp Hồng y Phạm Minh Mẫn. Thay vào đó, nó xuất phát từ những chỉ thị của Vatican, về việc thay đổi phương thức truyền đạo sao cho phù hợp với tình hình mới. Chính vì vậy, như phần sau của bài sẽ chỉ ra, lời kêu gọi “hòa giải” của DCCT Việt Nam giống một khẩu hiệu tuyên truyền hơn là một tình cảm thành thật.
(còn tiếp)
Chú thích:
[1] “Thông báo: Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại Thái Hà cuối tháng 4.2018”
[2] “Thay đổi – đó là mệnh lệnh từ trái tim” – Bài giảng của linh mục Trịnh Ngọc Hiên, chánh xứ Thái Hà
[3] Lịch sử Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam – Blog Lịch sử Xã hội Dân sự
[4] “Các hoạt động kỷ niệm Năm Thánh 2010 của Giáo hội Công giáo Việt Nam” – Bích Đượm, chuyên viên Vụ Công giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ
[5] “Lá thư gây tranh cãi của đức Hồng y” – BBC tiếng Việt
[6] "Vietnam Why Did We Go? The shocking Story of the Catholic "Church's" Role in Starting the Vietnam War" - Avro Manhattan
[7] "Lòng yêu Nước và sự quyết tâm bảo vệ Giáo hội của Linh mục Nguyễn Văn Khải được biểu hiện rõ ràng qua buổi nói chuyện tại Seattle" -
[8] "Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình tròn hai năm" - DCCT Sài Gòn
[9] "Cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm và nạn nhân dịch sởi tại Việt Nam" - JB. Nguyễn Hữu Vinh
[10] "Bải Giảng Thánh lễ Cầu nguyện cho Công lý - Hòa bình Tháng 4/2015" - Linh mục Nguyễn Thế Hiện
[11] "Thông báo về Thánh lễ Cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình tháng 4 năm 2016" - Ban Công lý và Hòa bình Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
[12] "Bài Giảng lễ Công lý – Hòa bình: Quê hương mình rồi sẽ ra sao?" - Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong
[13] Bài giảng lễ Công lý và Hòa bình tháng 4 năm 2017 - Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong
[14] "Lược sử giáo xứ Thái Hà" - Linh mục Nguyễn Văn Khải
[15] "Công bố Tông Sắc Năm Thánh về lòng thương xót" - Đài Vatican
Theo Blog Tre Làng

Hãy thôi trò khóc mướn cho Thủ Thiêm

Ngay từ năm những năm 90, nhìn ra quốc tế, sự thành công hoa lệ, giàu có mới nổi của Thượng Hải, Thẩm Quyến đã làm cho giới lãnh đạo Tp.HCM ngày đêm mất ngủ. Từ đó họ nung nấu quyết tâm phải làm sao để Tp.HCM không chỉ là đầu tàu kinh tế của cả nước, mà còn để sánh vai với các thành phố của nước bạn.
Sao khi đó bà con không bán 300 triệu/m2 cho... Tây nó mua nhỉ nhỉ!
Ngay từ năm những năm 90, nhìn ra quốc tế, sự thành công hoa lệ, giàu có mới nổi của Thượng Hải, Thẩm Quyến đã làm cho giới lãnh đạo Tp.HCM ngày đêm mất ngủ. Từ đó họ nung nấu quyết tâm phải làm sao để Tp.HCM không chỉ là đầu tàu kinh tế của cả nước, mà còn để sánh vai với các thành phố của nước bạn.
Giai đoạn ấy, ông Võ Viết Thanh làm Phó chủ tịch UBND TP từ năm 1992 - 1995, Chủ tịch UBND TP từ 1996 - 2001. Ông cũng là lãnh đạo UBND TP trực tiếp báo cáo với Thủ tướng Võ Văn Kiệt về quy hoạch dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Sau khi thẩm định tính khả thi của dự án, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký vào Quyết định 367 ngày 4/6/1996 về việc quy hoạch khu đô thị này.
Bước qua năm 1996, dự án nhanh chóng được UBND TP.Hcm triển khai.
Nói đến Thủ Thiêm là nói đến vùng sình lầy, vùng lõm trũng của thành phố. Dân cư ở đây chủ yếu là người dân tứ xứ, nghề chính là nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng và điều kiện sinh sống quá ư tạm bợ nhếch nhác. Vùng đất Thủ Thiêm mang tiếng thuộc Tp.HCM nhưng để đảm bảo điều kiện sống thì thua xa Cần Giờ.
Ngay từ thời Pháp thuộc, đến thời Mỹ nhảy vào dựng lên chính quyền bù nhìn. Ở Sài Gòn, Mỹ và chế độ tay sai triển khai nhiều dự án phục vụ chiến tranh và cũng để tạo ra một thành phố với cái gọi là thủ đô Sài Gòn, làm bộ mặt hoa lệ giả tạo phục vụ cho nhiều ý đồ.
Rất nhiều, rất nhiều công trình ở Sài Gòn mà Mỹ và ngụy quy hoạch. Tất nhiên cũng như Pháp, họ gạch bỏ Thủ Thiêm ra khỏi các dự án. Bởi địa chất, địa lý quá chi không phù hợp và bởi tầm nhìn bức bối kết nối quá chi sình lầy, rừng rú. Vậy nên Thủ Thiêm là vùng nghèo, lam lũ, bẩn thỉu nhất của Sài Gòn, sau là Tp.Hcm. Khổ nhất của vùng Thủ Thiêm là mỗi khi mưa hay triều cường dâng, cả vùng ngập ngụa trong rác từ nước sông Sài Gòn dâng lên.
Không thể bó tay với vùng sình Thủ Thiêm làm ảnh hưởng sự phát triển chung của TP. TP có hàng trăm dự án đã thành công vang dội nhưng chả nhẽ bó tay để Thủ Thiêm trở thành vùng tăm tối rừng sình ngay giữa TP? Vậy nên khi triển khai đã được nhân dân Thủ Thiêm nhiệt liệt hưởng ứng.
Nếu không có sự đồng thuận của nhân dân thì làm sao Quận 2 và UBND Tp.Hcm có thể nhanh chóng giải tỏa cho 14930 hộ dân. Nhưng như mọi dự án, luôn có những hộ không hợp tác quy hoạch vì muốn đòi nhiều tiền hơn, vậy là có 70 hộ dân Thủ Thiêm không chấp nhận đền bù. Nghĩa là 14930/15000 đã nhận tiền đền bù, còn chỉ có 70 hộ không chấp nhận đền bù mà thôi.
Tiền đền bù thời điểm năm 1997 là 18 triệu/m2. Nhận tiền hoặc đất khu Thạnh Mỹ Lợi hoặc nhà tái định cư có hỗ trợ thêm tiền. Với mức giá đấy và cách thức sau khi giải tỏa đã hợp lòng dân nên mới chỉ thời gian cực ngắn, dự án nhanh chóng gần hoàn thiện, chuyển giao cho các nhà đầu tư kiến thiết. Thời đó 18 triệu mua được 5 cây vàng như bây giờ mua bằng 200 triệu. Số tiền đền bù đất rừng, sình, ruộng thời đó bà con nhận, bà con dư sức mua đất đẹp, lớn hơn gấp 2, gấp 4, gấp 9 lần, gấp 18 lần vùng Thủ Thiêm. Vì Phú Mỹ Hưng còn đang san lấp giá thị trường chưa được 2 triệu nữa, Thảo Điền mới có 10 triệu, khu Tân Quy Đông mới có 4,5 triệu, quận 9 có 1 triệu, Củ Chi có 400 ngàn... Nhưng, khi giàu lên đột ngột mà không biết cách giữ tiền để kiến thiết cuộc sống mới, thì, có mà tỷ phú cũng nhanh chóng trắng tay...
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, còn 70 hộ không chấp nhận đền bù. Họ cắm cọc ngăn cản làm nút giao thông quan trọng nhất đoạn đường Trần Não, Lương Định Của thi công không được tới 20 năm, lãi ngân hàng rớt lên đầu đơn vị đấu thầu của nhà nước, tức là thuế dân chứ đâu. Rồi họ vác đơn thưa kiện suốt 20 năm, mà lại với lí do không nằm trong quy hoạch khu đô thị mới cũng bị giải tỏa, trong khi có công văn chỉ đạo chấp thuận việc bổ sung quy hoạch. Thế là vì không thể để xảy ra tiền lệ “ông bất hợp tác được lợi hơn ông hợp tác”, cấp này cấp kia của TP cứ đưa đẩy hòng mong sự việc chìm xuồng.
UBND TP.HCM và quận 2 nhiệm kỳ sau thời ông Võ Viết Thanh (không nói tên thì cũng biết là ai) đã nói là thất lạc bản đồ quy hoạch? Ôi, thất lạc là thất lạc thế nào được chứ? Bản đồ quy hoạch đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt, bản đồ ấy phải được sao ra nhiều bản gửi các sở ban ngành thành phố, gửi ra tận các Bộ ở TW để làm căn cứ giám sát, hỗ trợ và để địa phương TP triển khai. Không thể nói là thất lạc. Rõ ràng ở đây có sự lấp liếm, khuất tất để giải tỏa nhanh sự việc, để lấy đất giao cho nhà đầu tư cho nhanh...
Cái sảy nảy cái ung, sự việc khuất tất khi nói mất bản đồ của một số vị cán bộ lãnh đạo TP, để lấp liếm chuyện giải tỏa lậu 70 hộ dân đã gây bức xúc, ấm ức cho dân.
Ôi, bao nhiêu là sự so sánh và tiếc nuối mà không cần biết nguồn cơn. 14930 hộ dân - Bà con ạ, bà con nghe báo chí giật mà đâu biết nếu không có dự án thì Thủ Thiêm cũng chỉ là đầm lầy, sình đước mà thôi. Mỗi một dự án đã tốn mất 50% diện tích đất để xây dựng cơ sở các hạng mục phụ trợ, như đổ đất nâng cao mặt bằng, làm công viên, điện, đường, trường, trạm...v.v...
Khi mình viết góc nhìn này, ở Quận 2 nói riêng và cả nước nói chung đang ẩn ức xoay quanh khu đô thị mới Thủ Thiêm. Sự phát triển thần kỳ của Tp.Hcm là đáng phải học tập. Sự đóng góp tâm sức của lãnh đạo Tp.Hcm để đưa thành phố luôn là đầu tàu kinh tế của cả nước là không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, chuyện giải tỏa lậu, mai này sẽ phải đối diện với pháp luật. Tổng bí thư nói rồi: Lò đang cháy rừng rực nên củi tươi củi khô đưa vô lò đều cháy. Mình và nhân dân cả nước đều tin điều đó, không ai chấp nhận được nếu thực sự có sự khốn nạn ăn cướp đất của 70 hộ dân kia. Nên nhớ 70 hộ dân, chứ không phải là lấp liếm, ảo thuật từ ngữ để quy chiếu để thúc giục 14930 hộ dân cào mặt ăn vạ.
Chuyện một vài tòa soạn báo chấp nhận cho nhà báo thuộc quyền giật tít, thì, những ai có lương tri đều mong cũng phải xử lý nghiêm minh, cần thiết phải làm cuộc đại phẫu thuật thay máu tòa soạn. Chính những cây bút, tòa soạn lấp liếm, ma cô đang xỏ mũi kích động nhân dân gây nên sự hoảng loạn nhân tâm đồng bào (rất cần anh chị em nêu ra những tờ báo đấy cho khách quan!).
Nhà báo Hữu Thọ từng dặn đi dặn lại sinh viên báo chí: Đừng để người ta nói câu sợ báo hơn sợ hổ, họ nói như vậy là so sánh mình với muông thú đấy. Hãy giữ cho mình là nhà báo cách mạng, hãy giữ cho mình mắt sáng lòng trong bút sắc, ắt nhân dân sẽ luôn tin yêu người cầm bút.
Và, chúng ta vẫn luôn trân trọng nghề báo, yêu quý nhà báo, nhưng sẽ phẫn nộ đấu tranh với những ông Tổng biên tập bật đèn xanh cho phóng viên viết bài xuyên tạc, mồi mớm, kích động nhân dân bạo loạn.
PS: Người ở Tp.Hcm, nhất là dân đầu cơ như tui ahihi, ai cũng biết năm 2002 nguyên khu Thủ Thiêm là nằm trong quy hoạch chung hết, mua bán phải cẩn thận, vì chỉ có mua giấy tay chờ đền bù thôi, vì toàn dân nhảy dù vào chiếm hữu dựng quán, lâu dần xây nhà xây cửa, mà hỏi ra không một ai có sổ đỏ vì đơn giản chỉ là lấn chiếm không thôi!
Cho nên người ở những vùng khác, vui lòng tôn trọng ý kiến của chúng tôi, sự hiểu biết, ký ức, kỉ niệm... của chúng tôi, đừng giả bộ mà lấy cớ khóc mướn cho dân gian tham để kích động!
Nguồn FB Huyền Nguyễn