3/31/2018

Huỳnh Bửu Long - Thiếu nợ, lừa cả mẹ ruột

Làm ăn thua lỗ dẫn đến nợ nần không khả năng chi trả, Huỳnh Bửu Long (SN 1979- ngụ đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 5- TP Vĩnh Long) lừa mẹ ruột và nhiều người khác sang tên giấy tờ nhà, đất đem cầm lấy tiền tiêu xài và trả nợ.
Huỳnh Bửu Long
Huỳnh Bửu Long sống cùng mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Tuyết Phượng (SN 1957) tại số 16/2 Nguyễn Chí Thanh (Phường 5). Năm 2008, do làm ăn thua lỗ nên Long nhờ mẹ thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) số AM 384140 và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (do bà Phượng đứng tên) cho bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy (ngụ Phường 1) vay 615 triệu đồng cho Long trả nợ và đầu tư kinh doanh.
Do việc làm ăn tiếp tục thất bại, Long không trả được nợ và cũng không có tài sản thế chấp để vay tiếp nên nảy sinh ý định gạt mẹ ruột làm thủ tục cớ mất giấy chứng nhận QSDĐ và sở hữu nhà để được cấp giấy mới.
Nghe Long nói “làm thủ tục cớ mất để nhập giấy chứng nhận QSDĐ và sở hữu nhà thành một”, bà Phượng đồng ý và nghĩ khi có giấy mới sẽ giao lại cho bà Thúy quản lý nên ngày 30/3/2011, bà Phượng làm đơn cớ mất và đăng ký nhập QSDĐ và sở hữu nhà tại số 16/2 Nguyễn Chí Thanh vào cùng một giấy.
Theo đó, ngày 26/7 và 26/9/2011, UBND TP Vĩnh Long ra quyết định hủy giấy chứng nhận QSDĐ số AM 384140 (bà Thúy đang quản lý) và cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ và sở hữu nhà số BD969345 cho bà Phượng. Nhận được giấy này, Long không giao lại cho mẹ mà đem thế chấp vay tiền tại các ngân hàng. Do tài sản bà Phượng đứng tên, Long không giao dịch được nên tiếp tục tìm cách gạt mẹ ruột ký hợp đồng tặng cho QSDĐ và sở hữu nhà để “danh chính, ngôn thuận” mang đi thế chấp vay tiền giải quyết nợ nần.
Thời điểm này, bà Phượng đang làm hồ sơ vay tín chấp ngân hàng phục vụ cho việc kinh doanh và hồ sơ vay giao cho Long thực hiện. Lợi dụng lúc đưa hồ sơ vay cho bà Phượng ký,
 
Long chuẩn bị 4 tờ giấy trắng khổ A4 không có nội dung kẹp vào rồi chỉ cho bà Phượng ký tên vào góc phải bên dưới. Bà Phượng không nghi ngờ, ký vào tất cả các giấy tờ Long đưa. Sau khi gạt được mẹ, Long sử dụng các tờ giấy trắng A4 có chữ ký và ghi tên bà Phượng, đánh máy rồi in thành hợp đồng có nội dung được mẹ tặng cho QSDĐ và nhà ở tại số 16/2 Nguyễn Chí Thanh. 

Ngày 27/9/2011, Long đem bản hợp đồng do mình lập nhờ “cò” đem công chứng và tiến hành làm thủ tục sang tên. Ngày 10/10/2011, Long được chỉnh lý ghi tên vào trang 4 của giấy chứng nhận QSDĐ và sở hữu nhà số BD969345 mà bà Phượng không hay biết.

Để được đứng tên chính trên giấy chứng nhận QSDĐ và sở hữu nhà 16/2 Nguyễn Chí Thanh, Long tiếp tục làm đơn cớ mất và ngày 13/1/2012, UBND TP Vĩnh Long cấp lại giấy mới số BI369576 cho Long. Long dùng giấy này thế chấp vay 100 triệu đồng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT TP Vĩnh Long để tiêu xài và trả nợ. Hết tiền, Long gặp Trần Quốc Kiệt (trú Phường 5) hỏi thế chấp căn nhà ở số 16/2 Nguyễn Chí Thanh để vay 250 triệu đồng.
Do có mối quan hệ bạn bè từ trước và thấy giấy tờ nhà đất mang tên Huỳnh Bửu Long nên anh Kiệt tin tưởng, nhưng không đồng ý cho Long thế chấp vay mà phải ký hợp đồng chuyển nhượng với giá 250 triệu đồng. 

Vì muốn có tiền nên Long đồng ý và nhận trước của anh Kiệt 100 triệu đồng để giải chấp ngân hàng lấy giấy chứng nhận số BI369576 ra. Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ đất và nhà ở, anh Kiệt giao cho Long 112,5 triệu đồng và giữ lại 37,5 triệu đồng để “sau 3 tháng, nếu Long có nhu cầu chuộc lại nhà và đất thì xem đó là tiền lãi”.

Đúng 3 tháng nhưng Long không có tiền chuộc lại tài sản và cũng không thể giao nhà như đã thỏa thuận nên Long ký tiếp hợp đồng thuê lại căn nhà mình đang ở và trả trước tiền thuê nhà cho anh Kiệt là 13 triệu đồng.
Cùng thời gian này, bà Phượng ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và nhà ở tại số 16/2 Nguyễn Chí Thanh cho bà Thúy để cấn trừ số nợ vay từ năm 2008. Khi bà Thúy liên hệ Văn phòng đăng ký QSDĐ thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vĩnh Long làm thủ tục sang tên thì nơi đây không tiếp nhận hồ sơ với lý do giấy chứng nhận QSDĐ số AM 384140 đã bị hủy. Sự việc vỡ lở, bà Thúy làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an.
Trong lúc cơ quan điều tra đang xác minh nội dung đơn tố cáo của bà Thúy thì anh Kiệt gửi đơn khởi kiện đến TAND TP Vĩnh Long yêu cầu Long giao nhà vì đã hết hạn thuê. Qua thông báo của tòa, anh Kiệt mới biết QSDĐ và nhà ở tại số 16/2 Nguyễn Chí Thanh anh vừa nhận chuyển nhượng không phải tài sản hợp pháp của Long và vụ việc đang được cơ quan điều tra Công an TP Vĩnh Long giải quyết.
Quá trình điều tra, Công an TP Vĩnh Long có đủ cơ sở xác định Huỳnh Bửu Long dùng thủ đoạn gian dối lừa mẹ ruột và nhiều người khác chuyển nhượng QSDĐ và nhà ở không thuộc quyền sở hữu của mình để chiếm đoạt của anh Kiệt 199,5 triệu đồng nên đã khởi tố vụ án.
Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX của TAND TP Vĩnh Long đã tuyên phạt Huỳnh Bửu Long 1 năm tù giam tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, nhưng Long kháng cáo xin được hưởng án treo để có điều kiện lo cho gia đình vì cuộc sống đang gặp nhiều khó khăn.
Qua nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ do Long và gia đình cung cấp, tại phiên xử phúc thẩm, HĐXX của TAND tỉnh Vĩnh Long nhận định: Hành vi lừa mẹ ruột và nhiều người khác để chiếm đoạt tài sản của Huỳnh Bửu Long đã vi phạm khoản 2, Điều 139 Bộ luật Hình sự nên mức án 1 năm tù giam bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo là không nặng và đã có xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, do gia đình bị cáo đang gặp nhiều khó khăn, phải ở nhà thuê, bị cáo là lao động chính lại đang mắc bệnh phổi nên được xem là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt mới. 

Xét không cần thiết phải cách ly bị cáo mà giao cho chính quyền địa phương quản lý, giáo dục nhằm tạo điều kiện cho bị cáo trị bệnh, thể hiện chính sách khoan hồng đối với người lầm lỡ của Đảng, Nhà nước. Do thế, HĐXX của TAND tỉnh Vĩnh Long đã tuyên phạt Huỳnh Bửu Long 1 năm tù treo tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Đối với công chứng viên thực hiện việc công chứng hợp đồng tặng cho tài sản giữa bà Nguyễn Thị Tuyết Phượng và Huỳnh Bửu Long (do Long tự lập ra- PV) nhưng không có mặt các bên liên quan là không đúng trình tự quy định, thủ tục. Nhưng do công chứng viên này không liên quan mục đích phạm tội của Long nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Viện KSND TP Vĩnh Long đã kiến nghị Sở Tư pháp Vĩnh Long có hình thức xử lý đối với sai phạm của công chứng viên này.
DIỄM PHƯỢNG (Báo Vĩnh Long)

3/26/2018

VỀ QUY ĐỊNH “PHẠM NHÂN ĐƯỢC GỬI TIỀN VỀ NHÀ”

Qua tìm hiểu thì các ý kiến trên đều khá phiện diện. Việc số đông đọc thông tin chỉ qua tiêu đề bài viết không còn gì là xa lạ mới cư dân mạng ở Việt Nam. Chính việc này mà báo chí thường lợi dụng triệt để để tung chiêu “câu view” qua việc “giật”những tiêu đề, tít đề thật “kêu”, thật gây sự chú ý để thu hút người đọc. Và vụ việc này cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội có một số ý kiến trái chiều về thông tin “từ ngày 29 tháng 3, phạm nhân được gửi tiền về nhà” theo như tít đề của Báo Vnxpress đăng ngày 23/3/2018. Nhiều độc giả chỉ mới đọc qua tiêu đề bài báo đã vội vàng cho rằng đây là một chủ trương có nhiều khúc mắc cần được làm rõ hay rõ ràng đây là một quy định phi lý khi phạm nhân lấy tiền đâu ra mà gửi. Một số ý kiến tiêu cực hơn lại cho rằng đây lại là một kiểu làm giá của Công an hay có thế này dân xếp hàng đi tù… Lợi dụng quy định này, trên một số trang facebook của các tổ chức phản động như Việt Tân, Nhật ký yêu nước, Chân trời mới… và một số phần tử cơ hội chính trị, các đối tượng bất mãn về chế độ cũng đưa ra nhiều nhận định mơ hồ, cắt gọt câu chữ để tạo để hướng lái dư luận vào chính quyền và lực lượng Công an làm công tác quản lý phạm nhân.
Qua tìm hiểu thì các ý kiến trên đều khá phiện diện. Việc số đông đọc thông tin chỉ qua tiêu đề bài viết không còn gì là xa lạ mới cư dân mạng ở Việt Nam. Chính việc này mà báo chí thường lợi dụng triệt để để tung chiêu “câu view” qua việc “giật” những tiêu đề, tít đề thật “kêu”, thật gây sự chú ý để thu hút người đọc. Và vụ việc này cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.
Một bài viết có nội dung xuyên tạc liên quan đến quy định này trên trang facebook “Việt Tân”
Về quy các nội dung này, tại Khoản 3, Điều 12, Thông tư số 07/2018/TT-BCA ngày 12 tháng 02 năm 2018 sẽ có hiệu lực từ ngày 29/3/2018 quy định: Tiền thưởng, tiền bồi dưỡng làm thêm giờ, tăng năng suất lao động được chuyển vào lưu ký để phạm nhân sử dụng mua hàng hóa tại căng tin, gửi điện tín, liên lạc điện thoại với thân nhân, gửi về cho thân nhân hoặc nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù. Hiểu rõ hơn tiền “gửi về nhà” của phạm nhân ở đây chính là “tiền thưởng, tiền bồi dưỡng làm thêm giờ, tăng năng suất lao động” của phạm nhân trong quá trình cải tạo ở trại giam và “tiền mặt do người nhà đưa khi tới thăm hoặc qua đường bưu điện. Tiền này cũng được gửi vào lưu ký để phạm nhân mua hàng hóa, gọi điện thoại tại trại giam”. Số tiền này sẽ phạm nhân có thể gửi về cho người nhà hoặc nhận lại khi ra tù nếu chưa tiêu hết. Đó chính là nội dung đầy đủ theo những quy định tại Thông tư số 07 của Bộ Công an.
Quy định tại điều 12 của Thông tư số 07/2018/TT-BCA ngày 12 tháng 02 năm 2018
          Hiện nay, ngoài các quyền hành pháp - lập pháp - tư pháp và báo chí vốn đã được xã hội xác nhận, có lẽ mạng xã hội là quyền lực thứ 5, khi mà truyền thông mạng xã hội đang nở rộ. Bên cạnh những thông tin bổ ích, có giá trị thì còn vô số thông tin, hình ảnh có nội dung xấu, độc được phát tán. Có những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, đổi trắng thay đen, làm lẫn lộn đúng - sai, thật - giả, gây ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân và tổ chức. Các đối tượng xấu thì luôn lợi dụng miếng đất màu mỡ này cho mục đích của mình bất chấp mọi thủ đoạn. Do đó, các độc giả, facebooker cần có sự tỉnh táo cần thiết nhất trước mọi thông tin để tránh bị truyền bá những tư tưởng xấu, các thông tin xuyên tạc về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình hiện nay.
Hai Quê

3/22/2018

THỰC HƯ VIỆC PHI NHUNG BỊ KHÁN GIẢ LAO LÊN SÂN KHẤU ĐÒI BỒI THƯỜNG HƠN 30 TRIỆU

Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền clip một phụ nữ bỗng dưng lên sân khấu nơi ca sĩ Phi Nhung đang biểu diễn cướp micro và nói mình bị kẻ gian lấy trộm 1 lượng vàng khi ngồi bên dưới xem biểu diễn. Sau đó, có thêm một số người khác cùng kéo lên sân khấu với hành vi tương tự. Sự việc xảy ra vào tối 17/3 tại chợ Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của báo chí và dư luận trong quần chúng nhân dân.

Có ý kiến cho rằng hành động người phụ nữ trên là không đúng, đã kêu nghèo sao còn có cả cây vàng ở trên người? tài sản của mình phải có ý thức giữ, sao mất lại bắt người khác chịu như vậy? có khả năng có sự giàn dựng để “ăn vạ” kiếm tiền của nhóm người này hay không? Có ý kiến lại cho rằng Ban tổ chức phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo ANTT trong sự kiện này để tránh những sự việc đáng tiếc như vậy xảy ra… Bên cạnh đó, một số trang Báo đã đưa nhiều bài viết mang tính một chiều, giật tít làm sai bản chất của vụ việc như “Ca sĩ Phi Nhung bị đòi tiền, xé rách áo khi biểu diễn ở Cần Thơ” hay “Khán giả mất một lượng vàng lên sân khấu ăn vạ ca sĩ Phi Nhung”… Chính những thông tin trên đã đã làm ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh con người miền Tây và đặc biệt là con người thành phố Cần Thơ trong mắt dư luận xã hội.
Tuy nhiên, sau khi xem xét kĩ nội dung clip trên và tìm hiểu thông tin từ Ban tổ chức cũng như người bị hại, tôi xin làm rõ cho mọi người một số thắc mắc còn tranh cãi mấy ngày qua như sau:
Thứ nhất: Về nhóm người lên sân khấu gây tranh cãi, theo xác minh thì có nhiều người không phải là người ở Cần Thơ. Những người này khi được hỏi thì trả lời là do hâm mộ ca sĩ Phi Nhung và chương trình nghệ thuật này miễn phí nên đã cùng cả gia đình đến Cần Thơ để xem. Do đó, nhiều ý kiến đánh đồng, vơ đũa cả nắm khi cho rằng con người Cần Thơ thế này thế kia là hoàn toàn sai sự thật. Bản thân tôi là người tỉnh lẻ đến làm việc ở miền Tây, sau thời gian dài tiếp xúc tôi biết rõ người dân Cần Thơ nói riêng và người miền Tây nói chung là những con người hào hiệp, hiếu khách, nhân ái và rất phóng khoáng. Vậy nên, chỉ qua lăng kính của một clip mà đánh đồng hình ảnh con người miền Tây, người Cần Thơ thế này, thế kia là hoàn toàn sai lầm.  
Thứ hai: Cũng về nhóm người này, một người phụ nữ trong nhóm có nói trong vụ việc trên là “gia đình chúng tôi rất nghèo”. Xin thưa, có ai nghèo mà có cả cây vàng trị giá mấy chục triệu đeo trên người không? Nghèo mà có vàng trưng trên người khi đi xem chương trình nghệ thuật không? Xin đừng lấy cái nghèo ra để biện hộ cho hành động đó. Có thể đằng sau vụ việc này có sự giàn dựng hay không tôi chưa nói đến, nhưng giữa hành động và lời nói của người phụ nữ này đã quá mâu thuẫn rồi. Nói thêm, đã là tài sản cá nhân thì phải biết tự bảo quản, có phải trẻ con đâu mà phải đòi hỏi người khác giữ đồ cho mình? Ai cũng trưng đồ ra, mất rồi đi đòi như kiểu này chắc các cơ quan, đoàn thể “vỡ nợ” mất.

3/21/2018

Cần Thơ: Cảnh sát giao thông vì bình yên trên những cung đường

Việc các chiến sĩ CSGT thành phố Cần Thơ trên các tuyến đường bất kể những khi nắng gắt, hay mưa lớn đã trở thành hình ảnh đẹp đối với của người dân Cần Thơ.
Hình ảnh thân thiện với màu áo quân trang đơn vị quen thuộc làm nhiệm vụ trên các tuyến đường, nhất là trong những đợt cao điểm an toàn giao thông, lễ Tết... hay hình ảnh CSGT giữa dòng người đông đúc điều khiển giao thông rồi hình ảnh các chiến sĩ đứng trực giao thông những lúc thời tiết nắng gắt hay mưa lớn để phân luồng các làn xe lưu thông, đảm bảo trật tự, tránh ách tắc... đã in sâu trong tâm trí người dân với cái nhìn nể phục và tôn trọng.
Cần Thơ: Cảnh sát giao thông vì bình yên trên những cung đường - Ảnh 1
Hình ảnh CSGT làm nhiệm vụ phân luồng giao thông trên các tuyến đường TP.Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, với đô thị và đặc trưng các tuyến đường ở nội ô, ngõ hẻm khó quan sát, phương tiện lưu thông chủ yếu là xe gắn máy nên công tác đảm bảo giao thông là rất quan trọng đòi hỏi lực lượng CSGT phải làm việc vất vả hơn rất nhiều. Với tuyến đường tiếp giáp các tỉnh, lưu lượng phương tiện đông và phức tạp thì các chiến sĩ phải làm việc áp lực, căng thẳng và không có giây phút nào nghĩ ngơi. Đặc biệt vấn đề xây dựng văn hóa giao thông trong lực lượng thanh thiếu niên là vấn đề cấp bách và được tuyên truyền, đẩy mạnh.
Các phòng cảnh sát giao thông chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông các quận, huyện, lập lại trật tự đô thị, bảo vệ hành lang giao thông, chống lấn chiếm và tái chiếm lòng đường, hè phố, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp gây cản trở, ùn tắc giao thông. Với nhiều giải pháp đồng bộ, tình hình trật tự ATGT trên địa bàn thành phố Cần Thơ được cải thiện và kiềm chế so với năm trước. Động lực vì cuộc sống yên bình và hạnh phúc của nhân dân là điều phấn đấu mà mỗi chiến sĩ lấy đó làm phương châm làm việc.
Cần Thơ: Cảnh sát giao thông vì bình yên trên những cung đường - Ảnh 2
Các tuyến đường nội ô Thành phố Cần Thơ luôn tấp nập các loại phương tiện giao thông vào những giờ cao điểm.
Với đặc điểm giao thông của thành phố Cần Thơ, lực lượng CSGT đã phải gồng mình đảm bảo an ninh trật tự, ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông và đã hạn chế số vụ tai nạn rất đáng kể. Công tác xử lý nghiêm các vụ tập tụ, đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu đi lại, vui chơi, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân trong dịp Lễ, Tết được đẩy mạnh. Lực lượng CSGT thành phố đã tập trung kiểm tra, xử lý hiệu quả những người điều khiển xe ô tô chở khách, ô tô vận tải, xe taxi, xe mô tô vi phạm các lỗi: chạy quá tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; chở hàng quá tải; chở vật liệu để rơi vãi; vi phạm về nồng độ cồn; đón trả khách không đúng nơi quy định; không chấp hành tín hiệu đèn giao thông…
Để xây dựng hình ảnh CSGT bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ giữ vững sự bình yên trên những cung đường là vấn đề tiên quyết của tất cả chiến sĩ. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người thực thi pháp luật về giao thông của lực lượng chức năng là trên hết. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành Luật giao thông của mỗi người dân cần được đẩy mạnh, đạo đức của người kinh doanh vận tải cần được nêu cao. Lực lượng CSGT thành phố Cần Thơ xứng đáng là những chiến sĩ góp phần không nhỏ trong sự bình yên, hạnh phúc của người dân, đáng được tôn vinh và sẻ chia một cách trân trọng.
Hồng Ân - Hồng Muội (GĐ&PL)

3/19/2018

Xe cứu hỏa đi ngược chiều trên cao tốc có phạm luật?

Tai nạn thảm khốc đã xảy ra vào chiều tối 18/3 trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ khi xe cứu hỏa đi ngược chiều, đâm đối đầu với một xe khách gần trạm thu phí Thường Tín (xã Văn Bình, huyện Thường Tín). Sự việc này đã gây ra rất nhiều tranh luận; nhiều người cho rằng xe cứu hỏa không được phép đi ngược chiều trên cao tốc… Điều này có đúng không?

Đã có khá nhiều bình luận cho rằng cần nghiêm trị hành vi đi ngược chiều trên cao tốc của chiếc xe cứu hoả, thậm chí, nhiều câu nói tỏ thái độ cực kì gay gắt với sự việc này. Tuy nhiên, cần khẳng định lại một lần nữa, việc chiếc xe cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội mang biển kiểm soát 29A-02307 đi ngược chiều trên cao tốc là hoàn toàn đúng luật.
Tại điều Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rõ về Quyền ưu tiên của một số loại xe, cụ thể như sau:
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Như vậy, trong tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ xảy ra tối hôm qua, việc xe cứu hoả đi vào đường ngược chiều trên cao tốc là hoàn toàn được phép theo Luật Giao thông đường bộ.
Trong khi đó, trong Nghị định 46/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, lái xe bị xử phạt từ 2 đến 3 triệu đồng đối với đối với hành vi: Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ (Điều 5 khoảng 6 điểm d); ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hành thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng (Điều 5 khoản 12 điểm b).
Như Phúc (Dân Trí)

BOT - Thẳng thắn nhìn nhận các vấn đề

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang đi trên con đường xây dựng chế độ XHCN với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bên cạnh những thành tựu đạt được cũng còn những khó khăn, thách thức kể cả những hạn chế, khiếm khuyết nhưng Đảng và Nhà nước ta không né tránh mà thẳng thắn và nghiêm túc khắc phục. Điều ấy đã tạo được niềm tin to lớn trong quần chúng nhân dân. Chúng ta không chấp nhận bất cứ hành vi, hoạt động của bất kỳ ai gây mất ổn định chính trị, đi ngược lại với lợi ích của đất nước. Và sự thật, những hành động phá hoại ấy chắc chắn sẽ nhận thất bại.

Trạm BOT T2 thuộc địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ
Thời gian gần đây, tình hình thu phí tại các trạm BOT vẫn tiếp tục có biểu hiện nóng lên bởi các hành vi của một số tài xế khi qua trạm như dùng “tiền lẻ”, “tiền xu”, “tiền nhúng nước”, “đòi thối lại 100 đồng”, “kì kèo về giá”.... Mục đích của các tài xế này nhằm câu lưu tại trạm BOT để gây ách tắc giao thông buộc trạm BOT phải xả trạm bất kể ngày hay đêm, đồng thời gây áp lực lên chính quyền và các doanh nghiệp đầu tư BOT. Các hoạt động này xuất hiện khá phổ biến tại hầu hết các trạm thu phí đang có tình hình phức tạp với nhiều hình thức và phương thức tổ chức thực hiện khác nhau. Điều này cho thấy âm mưu, thủ đoạn đứng đằng sau những vụ phá hoại này là rất rõ ràng.
Đáng chú ý, những tài xế có hoạt động gây rối trên là những nhân vật rất quen thuộc. Phạm vi hoạt động không chỉ dừng lại ở một địa phương mà còn liên kết với nhau, hoạt động trên phạm vi cả nước. Có thể kể đến một vài cái tên như “Huỳnh Long”, “Vân Nguyễn”, “Đỗ Coca”, “Phuong Ngo”… hay mới nổi nhất gần đây là “Hung Nguyen”. Tên này mới đây được các chiến hữu trong nhóm tung hô, bưng bợ vì có những clip livestream phản ứng tại trạm BOT T2 – Cần Thơ nhưng với phương thức mới hơn. Đó chính là kêu cứu lực lượng Công an khi không đòi hỏi được yêu sách với trạm thu phí đồng thời lợi dụng mạng xã hội để lôi kéo, kích động người khác cùng tham gia. Trước đây, hoạt động gây rối của H tại trạm thu phí chỉ dừng lại ở tỉnh Khánh Hòa, tuy nhiên sau khi tình hình trạm này được giải quyết ổn thỏa, đất diễn đã hết, H lại tìm đến các trạm thu phí BOT ở miền Tây như Sóc Trăng, Bạc Liêu hay Cần Thơ. Với việc móc nối với các đối tượng “cộm cán” và dày “thành tích” gây rối ở đây, qua một vài vụ việc, H đã nổi lên trong dư luận xã hội và giới tài xế, đặc biệt là trên mạng xã hội facebook như một “anh hùng diệt BOT” để “đòi  lại lợi ích” cho người dân nơi đây.
  Nhưng chúng ta hãy đặt ngược lại vấn đề, việc chuyên đi gây rối, cản trở việc thu phí của các trạm BOT của H nhằm mục đích chính là gì? Và nguồn kinh phí ở đâu mà hắn ta có thể đi qua nhiều tỉnh, thành phố khác nhau từ Bắc vào Nam như vậy? Liệu có ai rảnh rỗi và thừa thời gian để suốt ngày chỉ đi gây rối các trạm thu phí BOT, không lo làm ăn, chăm sóc cho gia đình như vậy không? Thử hỏi có người nào đủ cao thượng để làm việc không công, không lương bổng như thế này? Liệu những việc H làm có phải vì lợi ích chung của người tham qua giao thông qua các trạm BOT không hay là vì gây rối, phá hoại các trạm BOT thì mới tạo ra kinh phí, nguồn lợi cho hắn. Có phải H được hậu thuẫn của các thế lực nào đó, nhận hỗ trợ từ các nguồn bên ngoài hay bên trong nước để có kinh phí, tài chính, nhiên liệu và công việc để kiếm nguồn thu nhập chính cho mình? Những việc làm đấy có vì mục đích đòi lại công bằng cho các phương tiện tham gia giao thông qua các trạm BOT không hay chỉ vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm của hắn ta?
Nói thẳng ra, đằng sau H là cả nhóm lợi ích, có tổ chức, có kế hoạch hoạt động rõ ràng, chuyên đi gây rối, phá hoại các trạm thu phí BOT, với âm mưu làm sụp đổ hệ thống thu phí BOT, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài không dám đầu tư vào lĩnh vực này, làm giảm chất lượng hệ thống giao thông của nước ta, làm mất an toàn giao thông, gây thiệt hại về tính mạng, tài sản của người tham gia giao thông và thiệt hại về kinh tế cho đất nước.
Thực tế, bên cạnh những thành quả nhiều mặt, quá trình triển khai thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đầu tư BOT vẫn còn một số tồn tại, bất cập cần tập trung khắc phục để bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hình thức đầu tư này. Nhưng cũng không vì thế mà để những kẻ như H lợi dụng  để kích động, chống phá làm mất an ninh trật tự và an toàn giao thông, gây ảnh hưởng xấu đến việc thu hút xã hội hóa đầu tư. Chắc chắn thời gian sắp tới, ngoài việc giải quyết ổn thỏa những khúc mắc của người dân thì chính quyền các cấp cũng sẽ có những biện pháp để xử lí với những đối tượng có hành vi gây rối trật tự công cộng làm mất tình hình ANTT tại các trạm thu phí BOT trong thời gian vừa qua.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang đi trên con đường xây dựng chế độ XHCN với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bên cạnh những thành tựu đạt được cũng còn những khó khăn, thách thức kể cả những hạn chế, khiếm khuyết nhưng Đảng và Nhà nước ta không né tránh mà thẳng thắn và nghiêm túc khắc phục. Điều ấy đã tạo được niềm tin to lớn trong quần chúng nhân dân. Chúng ta không chấp nhận bất cứ hành vi, hoạt động của bất kỳ ai gây mất ổn định chính trị, đi ngược lại với lợi ích của đất nước. Và sự thật, những hành động phá hoại ấy chắc chắn sẽ nhận thất bại.
KenCoca

Lễ sinh nhật bình dị cuối cùng của ông Sáu Khải

Với tấm lòng trân quý, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tổ chức lễ sinh nhật ấm cúng dành tặng "anh Sáu Khải" tại tư gia của ông ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đây cũng là lần sinh nhật cuối cùng, trước khi nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đi xa.


anh1
Ngày 25/12/2017, nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã tổ chức lễ sinh nhật giản dị, ấm cúng dành tặng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (sinh ngày 27/12) và nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải (sinh ngày 25/12), ngay tại tư gia của ông ở xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết chúc mừng sinh nhật nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết chúc mừng sinh nhật nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.

Nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải chia sẻ cảm xúc trong lễ mừng sinh nhật giản dị.
Nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải chia sẻ cảm xúc trong lễ mừng sinh nhật giản dị.

Dù đi lại khó khăn nhưng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải vẫn đi dạo, tham quan khu vườn.
Dù đi lại khó khăn nhưng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải vẫn đi dạo, tham quan khu vườn.
Những phúc thảnh thơi, bình dị của ông Sáu Khải.
Những phúc thảnh thơi, bình dị của ông Sáu Khải.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cùng mọi người đến viếng thăm khu di tích lịch sử Bến Dược, huyện Củ Chi (TP.HCM).
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cùng mọi người đến viếng thăm khu di tích lịch sử Bến Dược, huyện Củ Chi (TP.HCM).
Nguyễn Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải dâng hương tại đền thờ Bến Dược.
Nguyễn Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải dâng hương tại đền thờ Bến Dược.
Nguyễn Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương.
Nguyễn Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương.
Đây cũng là lần sinh nhật cuối cùng, trước khi nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đi xa...
Đây cũng là lần sinh nhật cuối cùng, trước khi nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đi xa...
Trung Kiên
Ảnh: Xuân Lộc (Dân Trí)

3/15/2018

ĐỪNG LÀM XẤU HÌNH ẢNH CỦA CÁC BÁC TÀI BẠN HỮU ĐƯỜNG XA

Thiết nghĩ, Ban quản trị nhóm cần có sự sàng lọc lại đối với các thành viên tham gia với mục đích xấu, xem xét các bài viết, video có nội dung xấu độc và phức tạp về tình hình các trạm thu phí BOT trong thời gian gân đây. Các thành viên trong nhóm hãy thật sự tỉnh táo, không để kích động và hoang mang bởi các nội dung xuyên tạc của các đối tượng xấu thường xuyên đăng bài trong thời gian vừa qua. Hãy cùng nhau xây dựng lại hình ảnh đẹp của các bác tài “Bạn Hữu Đường Xa” chân chính, tham gia theo tiêu chí của nhóm để cùng xây dựng một môi trường bạn hữu lành mạnh, đoàn kết; cùng nhau xây dựng cộng đồng lái xe an toàn, văn minh.
Thời gian vừa qua, lợi dụng tình hình phức tạp tại một số trạm BOT trên cả nước, một số đối tượng thường xuyên có các hoạt động kích động, lôi kéo đông người tham gia gây rối tại các trạm thu phí. Phương thức hoạt động của các đối tượng này thường dùng là tìm mọi cách để kéo dài thời gian dừng xe tại trạm, gây ùn tắc giao thông như trả tiền lẻ, tiền xu, tiền thấm nước… hay điểu khiển xe đến làn thu phí rồi bỏ đi hay cố tình gây sự để cự cãi với nhân viên thu phí…; gây áp lực lên chính quyền và nhà đầu tư bằng các yêu sách vô lý như không chấp nhận mua vé theo quy định, chỉ mua vé cho một đoạn đường theo yêu cầu... Khi được lực lượng chức năng mời ra làm việc để giải quyết khúc mắc thì tìm mọi lí do để cự cãi lại, cho rằng đang giao dịch “dân sự” giữa người dân và nhà đầu tư, chính quyền không được can dự…
Song song với việc gây rối tại trạm thu phí, các đối tượng này còn tiến hành chụp hình, quay phim, livestream trên mạng xã hội facebook để lôi kéo, kích động các tài xế và những người khác tham gia, cổ vũ cho các hành động này. Các thủ đoạn này lặp đi lặp lại nhiều lần tại các trạm thu phí trên cả nước thời gian gần đây. Các đối tượng tiến hành cũng rất quen thuộc. Từ BOT Cai Lậy đến BOT Ninh Hòa, mới đây nhất là BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp, BOT Sóc Trăng và BOT T2 (Cần Thơ), luôn có sự xuất hiện của nhóm các đối tượng này. Đáng chú ý, các đối tượng này tự xưng là nhóm tài xế “Bạn Hữu Đường Xa” và khi tiến hành các hoạt động gây rối thì luôn lấy danh của nhóm ra làm lá chắn để có thể kêu gọi số đông các tài xế khác trong nhóm cùng tham gia.

Nhóm “Bạn Hữu Đường Xa” trên facebook hiện tại có gần 100.000 thành viên tham gia
Tuy nhiên, theo tìm hiểu về tiêu chí của nhóm trên facebook thì nhóm “Bạn Hữu Đường Xa” (hiện tại có gần 100.000 thành viên) là nơi tập hợp các tài xế trên khắp mọi miền của tổ quốc, cả những người không làm nghề cầm lái nhưng yêu mến các bác tài, yêu nghề lái xe, những người liên quan đến công việc của người lái xe như chủ doanh nghiệp vận tải, cảnh sát giao thông,.. là nơi giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm đời cầm lái, những hiến kế giao thông, là nơi các bác tài thể hiện tài năng của mình, hò, vè, thơ ca... (ưu tiên liên quan đến giao thông, lái xe), giúp các bác tài giảm căng thẳng, mệt mỏi trên đường để lái xe an toàn về nhà. Nội quy của nhóm còn có phần nội dung “không dùng lời lẽ thiếu văn hoá, tục tĩu khi đăng tin bài liên quan tới cơ quan chức năng: cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông...”.
Tiêu chí tham gia và đăng tin bài trên nhóm Bạn Hữu Đường Xa
Rõ ràng, đây là một nhóm facebook được lập ra với mục đích rất phù hợp cho mọi thành phần, mọi lứa tuổi, đặc biệt là các bác tài xế. Là một thành viên trong nhóm, tôi từng cảm thấy rất ấm áp khi thấy được những dòng chia sẻ về các sự cố khi tham gia giao thông của các bác tài được các thành viên khác giúp đỡ, hay các bài viết thông tin về tình hình tắc đường tại các tuyến đường lớn để các thành viên cùng nắm được hay các bài viết, video chia sẻ kinh nghiệm lái xe,…

3/08/2018

Một hành động hung đồ cần nghiêm trị

Một hành động hung đồ không chỉ hạ nhục thầy cô giáo, xúc phạm ngành giáo dục nước nhà mà còn chạm lòng tự trọng của hàng chục triệu phụ huynh học sinh vừa xảy ra tại Long An.


Trong lúc giảng dạy, do có một số học sinh vi phạm nội quy cô N., giáo viên Trường Tiểu học Bình Chánh đã bắt phạt bằng hình thức bắt quỳ gối. Ngày 28-2, bốn phụ huynh có con bị phạt đã đến trường lớn tiếng trách móc cách hành xử của cô giáo.
Cô N. đã thành khẩn nhận lỗi và hứa sẽ khắc phục sai sót. Tuy vậy, một phụ huynh đã không đồng ý, bắt cô giáo N. phải quì xin lỗi 40p. Có thể do áp lực của phụ huynh này, để bảo vệ an toàn cho mình, cô giáo đã buộc phải chấp nhận “hình phạt”.
Khi có một số người “xin giảm hình phạt” với thời gian ít hơn 40p, người ép cô giáo N phải quì là ông Võ Hòa Thuận đã không đồng ý. Được biết ông Thuận là luật sư và là đảng viên sinh hoạt chi bộ ấp.
Nhìn lại sự việc này cho thấy về phía cô giáo, cô N. có lỗi trong phương pháp giảng dạy. Nếu ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, đây là lỗi không nhỏ. Song, với văn hóa và phương pháp giáo dục truyền thống Việt Nam, việc thày giáo có những hình phạt nghiêm khắc với học sinh có thể thể tất. Hiện, nhiều quốc gia trong khu vực vẫn áp dụng hình phạt roi đòn với học sinh.
Tất nhiên ở Việt Nam, cô giáo N vẫn phải chịu hình thức kỉ luật nghiêm khắc vì đã vi phạm nguyên tắc và phương pháp giáo dục hiện hành.
Về phía phụ huynh, ba trong số bốn vị nói trên cũng cần rút kinh nghiệm để cùng với nhà trường có biện pháp giáo dục con em mình tốt hơn.
Riêng với phụ huynh Võ Hòa Thuận thì sự việc không dừng ở đó. Lý do, ông Thuận đã phạm tội làm nhục người khác theo BLHS 2015.
Cụ thể, tại Điều 155 qui định:
+ Thể hiện bằng lời nói: Như sỉ nhục, xóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác.
+ Thể hiện bằng việc làm: Như có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu.
Về hình phạt, Điều 155 nêu: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Trả lời báo chí, Luật sư Nguyễn Tri Đức, Đoàn Luật sư TP HCM phân tích: "Vụ việc có dấu hiệu làm nhục người khác. Vụ này cần xác minh làm rõ là ông Thuận có bắt cô giáo quỳ 40 phút hay không hay cô giáo tự nguyện quỳ. Nếu ông Thuận buộc phải quỳ trước mặt nhiều người khác và về nhà rêu rao như lời ông Vốn nói thì đã có dấu hiệu làm nhục người khác cần xử lý…”.
Từ những gì đã diễn ra và với các qui định của pháp luật cũng như phân tích của Luật sư Đức, theo người viết bài này, hành vi của ông Thuận đã hội tụ đầy đủ các yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự. Đó là chưa kể cô N là cô giáo trẻ, vừa mới sinh con nhỏ trong khi ông Thuận là một đảng viên.
Có lẽ cũng cần nói thêm, việc cô giáo bắt học sinh quì về động cơ là muốn các em tốt hơn. Còn với việc bắt cô giáo quì với động cơ làm nhục. Tuy có cùng hình thức nhưng động cơ, mục đích khác nhau.
Cách đây 300 năm, Nhà bác học Lê Quý Đôn đã chỉ ra 5 nguy cơ mất nước. Đó là: 1 - Trẻ không kính già - 2. Trò không trọng thầy. - 3. Binh kiêu tướng thoái - 4. Tham nhũng tràn lan. 5. Sĩ phu ngoảnh mặt.
Việc phụ huynh bắt cô giáo quì trước mặt mình là con đường ngắn nhất dẫn học sinh tới nguy cơ “Trẻ không kính già. Trò không trọng thầy” nên không thể bỏ qua, phải không các bạn?
Bùi Hoàng Tám (Dân Trí)

LONG HUỲNH: BỘ MẶT ANH HÙNG GIẢ DỐI CỦA KẺ TỪNG LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Mọi người có từng nghĩ, một con người từng đó tuổi, có gia đình, vợ, con mà rảnh rỗi bỏ công sức, thừa tiền của, thời gian để đi rong ruổi từ Bắc chí Nam chỉ để đấu tranh quyền lợi cho mấy triệu tài xế mà còn ko biết là ai? Hay ai đã từng đặt câu hỏi, tiền đâu ra mà hắn rồi cả nhóm hắn có để đi hết nơi này qua nơi khác như vậy? chỗ nào có trạm thu phí BOT là chỗ đó có cả nhóm đó? Hay ngồi ô tô hít không khí là có tiền để đổ xăng, tiền để sử dụng, tiền nuôi vợ con, tiền lẻ để đối phó với các trạm thu phí...?
“BOT” là từ không thể nóng hơn trong thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trên các trang mạng xã hội. Cùng với sự nóng lên của BOT là sự nổi lên của những “anh hùng diệt BOT”  ở trong mắt các tài xế cũng như bộ phận không nhỏ dư luận xã hội. Trong số đó, Huỳnh Bửu Long hay còn gọi là “Long Huỳnh” là nhân vật rất có uy tín, nổi lên dưới vỏ bọc hoàn hảo của một con người “hy sinh” bản thân để “đòi công lý” cho nhân dân. Nhưng ít ai biết rằng, Huỳnh Bửu Long từng được biết đến là một tên bán máng lợn, một đối tượng từng vào tù ra tội vì “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” người khác.

Huỳnh Bửu Long là đối tượng từng phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Các bác tài xế thì vẫn gọi Long là anh hùng vì đã có hành động “kêu oan hộ”, “đấu tranh diệt BOT bẩn”,... Nhưng mọi người có từng nghĩ, một con người từng đó tuổi, có gia đình, vợ, con mà rảnh rỗi bỏ công sức, thừa tiền của, thời gian để đi rong ruổi từ Bắc chí Nam chỉ để đấu tranh quyền lợi cho mấy triệu tài xế mà còn ko biết là ai? Hay ai đã từng đặt câu hỏi, tiền đâu ra mà hắn rồi cả nhóm hắn có để đi hết nơi này qua nơi khác như vậy? chỗ nào có trạm thu phí BOT là chỗ đó có cả nhóm đó? Hay ngồi ô tô hít không khí là có tiền để đổ xăng, tiền để sử dụng, tiền nuôi vợ con, tiền lẻ để đối phó với các trạm thu phí...?
Nói thêm đến tình hình phức tạp tại các trạm thu phí BOT trong thời gian gần đây, đặc biệt là các trạm thu phí tại một số tỉnh miền Tây và cũng để trả lời cho các câu hỏi trên, nhiều nguồn tin đã tiết lộ, Việt Tân đã chỉ đạo cho các thành viên trong “Hội anh em dân chủ”(một nhóm phản động thường xuyên nhận tài trợ của các tổ chức phản động lưu vong và tổ chức phi chính phủ nước ngoài và “Quỹ quốc gia vì dân chủ Mỹ”) mang số lượng lớn tiền lẻ, tiền xu tới để cung cấp cho các tài xế đối phó với các trạm thu phí. Đặc biệt, những đối tượng phản động khác còn được nhận lệnh móc nối với số đối tượng cốt cán trong nhóm tài xế “Bạn Hữu Đường Xa” nhận tiền của Việt Tân tài trợ để có kinh phí hoạt động và cung cấp tiền lẻ cho anh em tài xế để dễ dàng tạo sự đồng cảm của họ và tránh sự nghi ngờ.
Trong cuốn “Sự suy tàn của quyền lực”, tác giả Moises Naim kể về vụ Al Qaeda tấn công nước Mỹ chỉ dùng 500.000USD nhưng kết quả làm thiệt hại tới 3,3 ngàn tỷ. Mấy đồng tiền lẻ của một số tài xế trả phí cho BOT không thể so sánh với vụ 11/9 của Mỹ vì một bên là khủng bố, một bên là sự phản đối ngầm các dự án BOT chưa hợp lý. Nhưng sự thiệt hại của nó rất có thể sẽ giống nhau nếu không kịp thời được ngăn chặn.
Xin chia sẻ đôi ba kinh nghiệm như vầy: Những thằng mà nhơn mặt, nói năng lưu loát, tỏ vẻ lịch sự khi thách thức chính quyền thì chỉ có thể là loại phá hoại có nòi hay nói cách khác là phá phách “gen di truyền”. Hay nó có lợi ích gì đó to to và lơn lớn từ những lần phá loạn này thì có mọi người tự biết nhé.
Còn về phía người dân, đặc biệt là các bác tài đang rất bức xúc vì một số trạm BOT chưa hợp lý, hãy thực sự bình tĩnh, tỉnh táo, phân biệt rõ đúng - sai, đừng để kẻ xấu kích động đẩy chúng ta vào con đường lao lý. Bài học nhãn tiền của những người công nhân chỉ vì bốc đồng mà bị lợi dụng đi đập phá nhà máy trong vụ giàn khoan Hải Dương 981, để rồi phải bị mang án tù vẫn còn nguyên tính thời sự đến hôm nay.
Hai Quê

3/05/2018

Gửi Chung Hoàng Chương - hãy thôi sống ảo!

Chỉ vì muốn nổi tiếng mà nhiều người sẵn sàng tạo ra scandal, tự gây chuyện, đưa đầu ra chịu gạch đá của dư luận, thậm chí đôi khi còn có những hành vi kiểu “hãy ném cà chua, trứng thối vào tôi đi, tôi đang rất cần bốc mùi để ai ai cũng phải ngửi thấy” và anh chàng có nickname “Chung Hoàng Chưng (Chương May Mắn)” sống ở thành phố Cần Thơ là người như vậy.

Không phải tự nhưng tôi lại nhắc tới anh chàng bán sim này vì cách đây hơn một tháng tôi đã từng ghé qua facebook của anh, lúc đó anh có đăng ảnh cái cổng chào và cái quần lót của phụ nữ rồi so sánh những nét tương đồng. Tôi và một số người sống ở Cần Thơ rất bức xúc đã tranh luận với anh này một trận, anh chịu không nổi đành đính chính “post dzậy thôi chứ em hổng có ý so sánh gì”. Tưởng chuyện đó giúp anh rút ra bài học trong việc chọn lọc thông tin để chia sẻ, nhưng anh vẫn tính nào tật nấy, săm soi chuyện ngoài đời chưa đủ mệt anh vào mạng xã hội trực chờ để “rình” xem có gì hay, có gì lạ là nhảy vào bình luận, phán xét, “bới lông tìm vết” từng chút một. Phong cách của anh vẫn nhất quán, bám sát thời sự, thấy tin gì hot, người nào hot là đem ra bình phán theo một lối tư duy “rất lạ” kiểu khen người xấu, chửi người tốt... đi ngược dư luận. Hôm rồi tôi có vào lại facebook của anh thấy anh vẫn còn hot, trình độ post status còn điêu luyện hơn xưa.
Nhà sáng lập ra Facebook với mục đích không xấu, có thể nói từ khi Facebook ra đời đem lại rất nhiều tiện ít cho người dùng, nhưng chính những người như Chung Hoàng Chương lại khiến nó bị “nhọ nhem” bởi những triêu trò đưa tin thất thiệt, công kích, bêu xấu người khác,…
Chung Hoàng Chương hãy thôi sống ảo đi nhé đừng vì muốn nổi tiếng mà sẳn sàng đưa đầu ra chịu gạch đá của dư luận, hãy để mạng xã hội dừng lại ở mức là món ăn tinh thần, là phương tiện kết nối bạn bè, đem lại lợi ích thật, những giá trị ảo mà bạn xây dựng trên mạng xã hội sẽ không giúp được gì. hãy hướng cuộc sống của bạn đến với những giá trị có ích cho bản thân và xã hội.
Có thể nói “câu like, câu view”, hay muốn nổi tiếng bằng mọi hình thức trên Facebook đang trở thành “vấn nạn xã hội”, gây bức xúc cho cộng đồng. Những hệ luỵ của lối sống ảo này ngày càng khiến ta giật mình kinh sợ. Chỉ vì muốn nổi tiếng mà họ không từ bất kỳ hành động nào.
Vẫn biết rằng mạng xã hội là nơi mọi người sử dụng để bày tỏ ý kiến của mình, tiếp nhận, chia sẻ thông tin, đây là quyền của mỗi người, nhưng trước hết, chúng cần phải tự ý thức trách nhiệm đối với những thông tin do bản thân đưa lên. Không nên lạm dụng mạng xã hội để đưa thông tin sai sự thật, không có căn cứ dù chỉ nhằm mục đích trêu đùa, không có chủ đích xâm phạm đến quyền lợi của người khác, vì những thông tin chúng ta đưa lên mạng xã hội đó có thể ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức và các thế lực thù địch, lợi dụng những thông tin đó để tung ra những luận điệu bịa đặt, xuyên tạc, vu khống nhằm chống phá đất nước ta.
Thiên Ân

Suy nghĩ về BOT

Khi nhìn nhận các vấn đề có liên quan đến trạm BOT, người dân cần khách quan, xử sự theo đúng pháp luật. Tuy việc gây rối tại các trạm thu phí BOT đã gây sự chú ý của truyền thông và của Nhà nước để giải quyết kịp thời nhưng đó chỉ là giải pháp nhất thời, không phải phương pháp triệt để. Vì thế, thay vì tiếp tay gây phức tạp thêm tình hình thì hãy thường xuyên theo dõi động thái của các nhà chức trách để ghi nhận sự cố gắng của Chính phủ để không bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, phá hoại tư tưởng.

Theo đánh giá một số vấn đề liên quan đến đầu tư và thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ của các dự án đầu tư BOT, các dự án giao thông đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT ở nước ta thời gian qua cơ bản phù hợp với chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt. Nó làm thay đổi diện mạo giao thông, đặc biệt là hệ thống cầu, đường có sự chuyển biến rõ rệt. Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước hạn chế và nguồn vốn ODA thu hẹp dần thì việc huy động thông qua hình thức hợp đồng BOT là hướng đi đúng đắn để phát triển giao thông nói riêng và kinh tế nói chung; người dân tham gia giao thông được hưởng dịch vụ tốt hơn...
Tuy nhiên, thời gian gần đây đã nổi lên các sự kiện thu hút dư luận liên quan đến các trạm thu phí BOT trên các tuyến đường trên cả nước. Dấy lên bức xúc của người dân, theo đó các đối tượng xấu đã lợi dụng vấn đề này để hoạt động kích động, lôi kéo gây rối làm ảnh hưởng phức tạp về ANTT. Một số phần tử kích động đang lợi dụng vấn đề này để tuyên truyền, lôi kéo người dân gây bất ổn an ninh trật tự và an toàn xã hội, kêu gọi các tài xế có tư tưởng bất mãn, quá khích công khai gây rối tại các trạm thu phí bằng những hình thức khác nhau, xung quanh đó luôn chờ trực những camera ghi hình trực tiếp để phát tán, tạo dư luận xấu trên các trang mạng xã hội. Điển hình như các tài xế khi qua trạm dùng tiền lẻ mệnh giá 200, 500, 1.000  đồng vo tròn, nhét vào chai nhựa, thấm nước để trả tiền nhằm gây khó khăn cho nhân viên thu phí. Cố tình kéo dài thời gian qua trạm gây ách tắc giao thông, để phản đối mức giá thu cao và sự hợp lý vị trí đặt trạm thu giá dịch vụ.
Thuật ngữ BOT là viết tắt của cụm từ (Build - Operate - Transfer) có nghĩa là Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao trong kinh tế. Theo Khoản 3, Điều 3, Nghị định về Đầu tư theo hình thức đối tác công tư hợp đồng thì Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hình thức đầu tư các công trình giao thông theo dạng BOT ở nước ta hiện đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc trưng của một quốc gia đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thậm chí, trong khoảng 5 năm gần đây, có hàng trăm hợp đồng BOT đang mọc lên như nấm vì nguồn lợi nhuận khổng lồ. Có thể hiểu nôm na thì những công trình này được hình thành trên cơ sở hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Sau khi nhà đầu từ tiến hành xây dựng công trình giao thông (cầu và đường), nhà đầu tư có quyền kinh doanh công trình trong thời gian nhất định. Khi hết thời hạn thì lúc đó nhà đầu tư mới chuyển giao cho nhà nước quản lý.
Vì những dự án giao thông BOT đều là vốn của nhà đầu tư nên khi xe chạy trên đường là các công trình giao thông BOT, người tham gia giao thông đều phải trả tiền. Và để thu tiền của các phương tiện tham gia giao thông thì các chủ đầu tư sẽ xây dựng những trạm thu phí. Trạm thu phí BOT là những trạm chốt được lập nên tại các tuyến đường thuộc dự án BOT với chức năng thu phí đường bộ của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường đó. Số tiền thu được từ người tham gia giao thông sẽ được dùng vào việc chi trả, bảo trì và nâng cấp các tuyến đường. Hiện nay, mức tiền thu phí được Nhà nước quy định và điều chỉnh theo từng thời điểm, từng loại hình phương tiện và từng tuyến đường khác nhau.
Mức thu phí tại các trạm BOT được quy định theo Thông tư số 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ để hoàn vốn các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh. Đối với các dự án đầu tư khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính (đối với đường quốc lộ) hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối với đường địa phương). Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận của các dự án BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trong lĩnh vực giao thông, thì các dự án giao thông theo hình thức BOT thời gian qua đã bộc lộ không ít hạn chế, gây nhiều bức trong xã hội… vụ việc dự án BOT Cai Lậy (Tiền Giang) “vỡ trận” là điển hình của sự bất cập trong đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT.
Trong 5 năm (giai đoạn 2011 - 2016), Bộ Giao thông vận tải đã huy động 171.308 tỷ đồng, trong đó vốn BOT là 154.481 tỷ đồng/59 dự án, chiếm 90,2% tổng vốn huy động. Đến nay, cả nước đã hoàn thành và đưa vào khai thác 55 dự án BOT với tổng mức đầu tư 137.819 tỷ đồng, tất cả các dự án này đều thuộc lĩnh vực đường bộ. Việc xã hội hóa đầu tư vào hạ tầng giao thông đã làm thay đổi rõ nét bộ mặt hạ tầng giao thông của nước ta, là bước đột phá lớn của ngành Giao thông vận tải giúp giảm bớt gánh nặng ngân sách.
Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia lĩnh vực giao thông vận tải, sau khi đi vào khai thác thu phí hoàn vốn theo lộ trình các dự án BOT đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế về chất lượng, trình tự phương thức thực hiện đặc biệt là tình trạng lộn xộn trong vấn đề thu phí gây bức xúc trong dư luận. Có thể nói nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bức xúc của người dân, đặc biệt là tài xế xung quanh các dự án BOT giao thông chính là việc đặt trạm thu phí, nhiều dự án BOT được lập trên các tuyến đường huyết mạch, độc đạo khiến người dân không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ tiển ra để sử dụng dự án BOT. Cụ thể, nhiều trạm thu phí không đảm bảo khoảng cách trên cùng tuyến đường hoặc vị trí đặt trạm chưa hợp lí. Đáng chú ý, theo quy định, hình thức đầu tư BOT trong lĩnh vực giao thông phải áp dụng cho các dự án xây dựng những con đường hoàn toàn mới. Nhưng hầu hết các dự án BOT hiện nay không phải là xây dựng tuyến mới, chỉ là nâng cấp, cải tạo trên các tuyến đường hiện hữu.
Chúng ta thấy rằng, cần phải xây dựng quy hoạch BOT thu phí cả nước do Chính phủ phê duyệt, thậm chí cần có Nghị định chi tiết về BOT trong đó nêu rõ các quy định kiểm soát chi phí đầu tư, huy động vốn, quản lý hợp đồng, trách nhiệm cá nhân tổ chức, cơ chế công khai minh bạch về lựa chọn nhà đầu tư, về phương án tài chính… Có như vậy mới điều chỉnh được tình trạng đặt trạm thu phí dày đặc để thu phí như hiện nay. Đặc biệt, cần nhanh chóng thực hiện thu phí điện tử, thu phí không dừng tại các trạm BOT trên cả nước như vậy mới minh bạch và công khai về khoản phí mà nhà đầu tư.

Lợi ích gì từ BOT

Nhờ vào đầu tư theo hình thức BOT mà khoảng cách địa lý giờ đây không còn là vấn đề lớn, nhờ đó cứu chữa kịp thời cho rất nhiều người chẳng may rơi vào cơn nguy kịch và rất nhiều lợi ít khác mà đường BOT mạng lại. Chắc rằng ai trong chúng ta cũng cảm nhận được điều này.

Có một mối liên hệ “nhân quả” rất hiển nhiên giữa chất lượng đường sá và tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn giao thông mà có lẽ ai cũng biết. Nếu xét vào thời điểm trước khi làm đường BOT muốn đi từ thành phố Cần thơ lên thành phố Hồ Chí Minh hay đi từ thành phố Cần thơ về tỉnh Kiên Giang thì phải mất cả ngày trời và rất là mệt mỏi vì đường nhỏ, hẹp, nhiều ổ gà, ổ voi, đi xe mà giống như cưỡi ngựa, chẳng khác gì một cực hình, đặc biệt trong các dịp lễ, tết thì ùn ứ, chật cứng diễn ra như cơm bữa, và cũng vì đường xấu mà đã xảy ra những vụ tai nạn giao thông thương tâm. Bây giờ thì đường sá thế nào? các bạn hãy thử nhìn mà xem, đường khang trang rộng rãi, thông thoáng, sạch đẹp…
Để làm được những con đường như thế nhà nước lấy tiền đâu ra, khi đất nước ta còn nghèo, tiền đóng góp của dân phải chi cho rất nhiều thứ, như an ninh quốc phòng, giao thông nông thôn, y tế, giáo dục…thì làm sao có thể làm được. Vì vậy đầu tư theo hình thức BOT là chính sách đúng và đầu tư theo hình thức này có lợi cho người nghèo vì chúng ta thấy nước ta có số lượng xe máy là khoảng 62 - 63 triệu, những người nghèo chỉ sử dụng loại phương tiện này và toàn bộ các trạm thu phí trên cả nước hiện nay đều không thu phí.
Nhờ vào đầu tư theo hình thức BOT mà khoảng cách địa lý giờ đây không còn là vấn đề lớn, nhờ đó cứu chữa kịp thời cho rất nhiều người chẳng may rơi vào cơn nguy kịch và rất nhiều lợi ít khác mà đường BOT mạng lại. Chắc rằng ai trong chúng ta cũng cảm nhận được điều này.

Bàn về BOT - Cần có cái nhìn khách quan và tránh bị kích động bởi các đối tượng phản động

Dư luận cần tỉnh táo nhìn nhận khách quan trong vấn đề trên, tránh bị kẻ xấu và các tổ chức phản động lợi dụng để chia xẻ và bình luận thông tin theo ý đồ của chúng.

Đối với mọi quốc gia trên thế giới, phát triển kinh tế luôn là quốc sách chiến lược hàng đầu. Chính phủ các nước đều phải xây dựng chiến lược và đặt mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế phù hợp với từng điều kiện của quốc gia mình. Riêng ở Việt nam, trong những năm qua, việc thu hút đầu tư đối với các dự án theo hình thức đầu tư BOT để phát triển hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông vận tải là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Từ đó góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển, hiệu quả kinh tế - xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó, quá trình triển khai thực hiện còn có một số tồn tại, bất cập. Các đối tượng phản động đã lợi dụng tình hình trên để đăng nhiều bài viết trên mạng xã hội nhằm xuyên tạc, kích động… tác động tiêu cực đến suy nghĩ và nhận định của dư luận. Qua theo dõi trên các trang mạng xã hội của VOA, các thế lực phản động vẫn thường xuyên đăng tải những thông tin nói xấu Đảng, Nhà nước, hạ thấp uy tín Lãnh đạo với những nội dung xuyên tạc, bóp méo sự thật để đánh lừa dư luận; kích động lôi kéo một bộ phận tham gia mạng xã hội để bình luận và chia sẽ thông tin.
Trong bài “Việt Nam cảnh cáo sẽ xử lý người phản kháng tại các trạm BOT” đăng ngày 18/01/2018 trên trang VOA, dễ nhận thấy rằng người viết bài  chính là những kẻ tìm kiếm đồng đô la xanh của các tổ chức phản động. Người viết đã cắt ghép và trích dẫn những thông tin liên quan đến tình hình các trạm BOT với cách bình luận xảo biện, bóp méo sự thật nhằm mục đích tuyên truyền chống phá, gây ngộ nhận trong dư luận. Cùng với mục đích thâm hiểm, bài viết này nói về tình hình của các trạm BOT nhưng lại đề cập đến vấn đề chính trị và đưa ra những luận điệu xuyên tạc với dòng chữ bên dưới tiêu đề “Cứ việc đàn áp - càng sớm theo bọn CS Rumani”. Người viết cho rằng Chính phủ Việt Nam “cảnh cáo sẽ xử lý người phản kháng tại các trạm BOT” cùng những nội dung về tình trạng tại các trạm BOT trong thời gian vừa qua nhằm mục đích cổ xúy cho những hành vi gây rối trật tự công cộng, vu khống, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Trước tiên cần nhìn nhận một số bất cập trong quá trình thực hiện đối với các dự án BOT, điều đó làm ảnh hưởng đến hoạt động đi lại, vận chuyển của một số người dân và doanh nghiệp. Điều này thể hiện qua phản ứng của người dân và các thông tin báo chí đã đăng tải thời gian vừa qua. Tuy nhiên, một số phản ứng có phần thái quá đã tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự công cộng xảy ra tại các trạm thu phí. Một số người dân và tài xế chuyên nghiệp đã cố tình gây ùn tắc giao thông, gây rối trật tự công cộng, thậm chí là những hành vi vi phạm pháp luật và những hệ lụy kéo theo. Lợi dụng tình hình trên, các đối tượng xấu tăng cường kích động và cổ xúy người dân tổ chức các hội nhóm trái phép, lôi kéo đông người để gây mất an ninh trật tự tại các trạm thu phí; các tổ chức phản động đã gia tăng các hình thức kích động, xuyên tạc để hạ thấp uy tín, phá hoại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

3/02/2018

Những đồn đoán thất thiệt về sức khỏe của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh

 Không đặt quá nặng và quy kết thuyết âm mưu xung quanh những tin đồn về sức khỏe, thậm chí là số mệnh của đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Nhưng có vẻ như mọi thứ đã đang đi quá xa biên độ cho phép.
Dưới đây là 2 trong nhiều những tin đồn kiểu như thế về không chỉ đại tướng Lê Đức Anh mà cả nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải từ Fb của Lê Xuân Nghĩa và Nguyễn Phương Hùng.



Ảnh: FB Viet Gia Bui.
Và điều đáng nói, dù đã bị bóc mẽ, được làm sáng rõ song những chủ Fb này vẫn tiếp tục giữ nguyên quan điểm, không có bất cứ đính chính nào dù như một Fbker xin được dấu tên có bình luận rằng: "Mới đầu năm mới đã có tin đồn thổi về các cụ "nguyên là" lãnh đạo ra đi. Đúng là thời đại FB nên thông tin lan truyền quá nhanh, nhiều cụ hưu trí quan tâm bán tính bán nghi không biết thực hư? Tôi bảo các cụ đó chỉ là tin đồn thất thiệt với dụng ý không tốt. Về các trường hơp ra đi thuộc diện "nguyên là" thì nằm ở mục "Chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang" Khi nào mà các thấy các BTV trên đài tuyền hình Trung ương mặc áo đen với giọng đọc buồn buồn thì tin đó mới đúng sự thật".
Thật đáng tiếc là các cơ quan truyền thông chính thống lại dường như quá bàng quang với thông tin nói thêm (hay chăng không khí tết đang quá lớn nên họ không bận quan tâm) và không có bất cứ động thái đính chính, để những tin đồn kia được nhận diện và chết yểu.
Đó cũng là lí do dù hơi bất đắc dĩ nhưng con trai của nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh - ông Lê Mạnh Hà (nguyên Phó Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh) đã phải lên tiếng để bác bỏ những tin đồn thất thiệt về thân phụ của mình: "Cà phê trong một ngày rộn rã những tin đồn".

Trong chuyện này, Mõ ghi nhận sự vào cuộc của ông Hà nhưng không đồng tình với cách hành xử của truyền thông. Dù gì thì đó cũng là những người từng là tứ trụ triều đình và có công lớn với dân tộc, đất nước.
Hãy vào cuộc để đám cuội im cái miệng thối với những lời lẽ hằn học, tru tréo đến độ khó nghe.

Mõ Làng