12/26/2017

Từ cái “phong bì” Tết đến những cái “bắt tay” tiền tỷ

Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 22/12/2017 về việc tổ chức Tết năm 2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa mới được ban hành yêu cầu: “Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết lãnh đạo các địa phương; các địa phương không chúc Tết cấp trên và Trung ương”.


Đồng thời, chỉ thị này cũng nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo cấp trên, cấp trên “tranh thủ” cấp dưới với mọi hình thức.
Đây có lẽ là một trong những chỉ đạo được người dân dõi theo nhiều nhất thời điểm nay, khi mà chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán 2018 - dù đây không phải lần đầu tiên chỉ thị “nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết” được đưa ra.
Thực tế, trong năm vừa rồi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã ban hành “lệnh cấm” tất cả hệ thống hành chính không chúc Tết lãnh đạo, không biếu xén, không phong bao, phong bì.
Thủ tướng nói tại một cuộc họp của Chính phủ: “Tôi yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành. Yêu cầu các tỉnh không về Hà Nội chúc Tết. Ở các địa phương cũng vậy. Cần thực hiện nghiêm việc này. Chính phủ cần làm gương, từng thành viên Chính phủ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng”. Kết quả, việc chúc Tết lãnh đạo trong năm 2017 đã giảm 70% so với năm trước đó.

Những hạn chế của báo chí qua vụ việc BOT Cai Lậy và Cần Thơ

Phải thừa nhận rằng các dự án BOT ở lĩnh vực giao thông là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước khi mà nguồn ngân sách ngày càng eo hẹp, các dự án này đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, khi đi vào triển khai thực hiện đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, vi phạm như kết luận của Thanh tra Chính phủ tại Thông báo số 2222/TB-TTCP, ngày 01/9/2017 của Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) trong lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ Giao thông vận tải. Dẫn đến phản ứng gay gắt của người dân và doanh nghiệp tại hàng loạt các trạm thu giá BOT như trạm BOT Hạc Trì – Phú Thọ, trạm BOT Tam Nông – Phú Thọ, trạm BOT Lương Sơn – Hòa Bình, trạm BOT Bến Thủy – Nghệ An, trạm BOT Thanh Nê – Thái Binh, trạm BOT Cầu Rác – Hà Tĩnh, trạm BOT Quản Hàu – Quảng Bình, trạm BOT Ninh An – Khánh Hòa, trạm BOT Biên Hòa – Đồng Nai và trạm BOT Cai Lậy – Tiền Giang.
Từ năm 2011 đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã huy động được hơn 170.000 tỷ đồng đầu tư 58 dự án đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao). Giai đoạn trước năm 2011, ngành giao thông mới có 18 dự án đường bộ được đầu tư theo hình thức BOT, với tổng vốn đầu tư hơn 37.000 tỷ đồng.
Các dự án BOT đã xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hơn 4.400 km đường bộ và hơn 94 km cầu, góp phần nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 và quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên) từ 2 lên 4 làn xe, khai thác sớm hơn một năm so với kế hoạch.
Trên quốc lộ 1 đoạn từ Hà Nội đến Cần Thơ dài 1.900 km đi qua 20 tỉnh, thành, Bộ Giao thông đã huy động được 20 dự án BOT với chiều dài 700 km, tổng mức đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng.
Quốc lộ 14 dài 663 km đi qua 5 tỉnh cũng huy động được 5 dự án BOT với chiều dài hơn 200 km, tổng mức đầu tư trên 54.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 46% tổng vốn đầu tư tuyến đường này.
Hiện các phương tiện từ Hà Nội đi Cần Thơ đã giảm 7-10 giờ chạy xe so với trước; từ Tây Nguyên đi TP HCM giảm 3-4 giờ. Cùng với đó, số vụ tai nạn giao thông trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh giảm cả 3 chỉ tiêu về số vụ, số người chết và bị thương.
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đánh giá: Năm 2014, tính khả dụng của hạ tầng giao thông Việt Nam đứng ở vị trí 74, tăng 16 bậc so với năm 2012 và tăng 29 bậc so với năm 2010.
Phải thừa nhận rằng các dự án BOT ở lĩnh vực giao thông là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước khi mà nguồn ngân sách ngày càng eo hẹp, các dự án này đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, khi đi vào triển khai thực hiện đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, vi phạm như kết luận của Thanh tra Chính phủ tại Thông báo số 2222/TB-TTCP, ngày 01/9/2017 của Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) trong lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ Giao thông vận tải. Dẫn đến phản ứng gay gắt của người dân và doanh nghiệp tại hàng loạt các trạm thu giá BOT như trạm BOT Hạc Trì – Phú Thọ, trạm BOT Tam Nông – Phú Thọ, trạm BOT Lương Sơn – Hòa Bình, trạm BOT Bến Thủy – Nghệ An, trạm BOT Thanh Nê – Thái Binh, trạm BOT Cầu Rác – Hà Tĩnh, trạm BOT Quản Hàu – Quảng Bình, trạm BOT Ninh An – Khánh Hòa, trạm BOT Biên Hòa – Đồng Nai và trạm BOT Cai Lậy – Tiền Giang.

12/25/2017

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG - NHÂN VẬT CỦA NĂM, CỦA MỘT GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ


Dù còn nhiều điểm không đồng tình với Ngô Nguyệt Hữu về các vấn đề, song với status này của anh, lão thấy rất hay. Lão xin phép chép lại và đăng nên.
Nhân vật của năm!
Suy nghĩ mãi rồi cũng phải viết những điều này, tôi vốn sòng phẳng đã quen và vẫn trải qua những khen chê không vướng bận.
Năm 2017, một năm bản lề của quốc gia trước những hiện thực không còn có thể phủ lấp bằng ngôn từ.
Nợ công tăng cao, ngân sách thất thoát nghiêm trọng, khoản lỗ của các tập đoàn, tình trạng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo dựa vào huyết thống, các đại gia giàu sụ nhờ kinh doanh quan hệ, khoảng cách giàu nghèo xoáy sâu vào các bị kịch xã hội....

Bão số 16 - Tembin di chuyển lệch xuống phía nam

Bão Tembin đang giảm cấp và di chuyển lệch dần xuống phía nam. Tâm bão nhiều khả năng không đi vào đất liền, song Nam Bộ vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp.
Trao đổi với Zing.vn, ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng hạn ngắn (thuộc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương), cho biết bão Tembin đang giảm cấp và di chuyển lệch về phía nam. 
"Dù tâm bão khả năng cao không đi vào đất liền nhưng chúng tôi nhấn mạnh rằng các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng của bão Tembin", ông Năng nói.
Diễn biến này cũng sát với nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương khi đưa ra hai kịch bản cho cơn bão cuối mùa.
Vị trí và hướng di chuyển của bão Tembin theo bản tin lúc 11h. Ảnh: NCHMF.

Bão Tembin mạnh cấp 8 khi vào vùng biển Cà Mau - Kiên Giang

Theo bản tin trưa của cơ quan khí tượng, lúc 10h ngày 25/12, tâm bão số 16 cách Côn Đảo khoảng 290 km về phía đông. Bão mạnh cấp 10-11 (90-115 km/h), giật cấp 13.
Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 200 km về phía tây bắc, khoảng 100 km về phía đông nam tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 50 km tính từ vùng tâm bão.
Ngày và đêm nay, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây và suy yếu dần, tốc độ di chuyển khoảng 20 km/h. Sáng 26/12, tâm bão ở trên khu vực vùng biển Cà Mau - Kiên Giang. Lúc này, bão giảm cấp 8 (60-75 km/h), giật cấp 11.
Từ trưa 25/12, vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh dần lên cấp 8, sau tăng lên cấp 9, giật cấp 12. Sóng biển cao từ 6-8 m.

Tại sao khởi tố Vũ “nhôm” về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước?

Dư luận đang thắc mắc, vì sao ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) thường được biết tới là đại gia bất động sản ở Đà Nẵng lại bị khởi tố tội “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước” theo Điều 263 Bộ luật Hình sự ?.


Như Dân trí đã phản ánh, Cơ quan An ninh điều tra- Bộ Công an vừa quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Anh Vũ (thường gọi là Vũ “nhôm”) với tội danh Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước theo Điều 263 Bộ luật Hình sự. Ông Vũ “nhôm” cũng đã bị cơ quan điều tra ra quyết định truy nã sau khi xác định ông không có mặt tại nơi cư trú, số 82 Trần Quốc Toản, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Từ đây nảy sinh nhiều thắc mắc trong dư luận: Vì sao một doanh nhân, đại gia bất động sản như ông Vũ “nhôm” lại bị khởi tố về tội này?
Luật sư Phạm Văn Phất - Trưởng văn phòng luật An Phát Phạm (Hà Nội) cho biết, Điều 263 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về “Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước”:
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 (tội gián điệp) của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo luật sư Phất, “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” có thể được hiểu là hành vi cố ý để cho các bí mật nhà nước bị tiết lộ ra bên ngoài (dùng lời nói, chữ viết, miêu tả, kể lại, cho người khác xem tài liệu ...).
Thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, cả 4 tội quy định tại Điều 263 (tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt bí mật nhà nước; tội mua bán bí mật nhà nước; tội tiêu hủy bí mật nhà nước) đều xâm phạm đến sự an toàn của bí mật nhà nước, xâm hại đến an ninh quốc gia, an toàn về đối nội cũng như đối ngoại của đất nước.
Theo Pháp lệnh số 30/2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về bảo vệ bí mật nhà nước (sau đây gọi tắt là “Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước”) thì “Bí mật nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung tin, mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, các tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước được chia làm ba mức độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật (Điều 4 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước).
Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi thu thập, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép bí mật nhà nước và việc lạm dụng bảo vệ bí mật nhà nước để che dấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân hoặc làm cản trở việc thực hiện các kế hoạch nhà nước.
Người nào vi phạm các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 20 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước).
Tuy vậy, luật sư Phạm Văn Phất cho rằng, đến nay chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về tính chất, mức độ vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước như thế nào thì bị xử lý vi phạm hành chính, khi nào thị sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và thế nào thì được coi là gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Trao đổi với PV Dân trí, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội luật gia TPHCM phân tích, Cố ý làm lộ bí mật nhà nước là làm cho người khác biết được bí mật bằng mọi hình thức (lời nói, chữ viết, hình vẽ…). Tội phạm hoàn thành khi người thứ hai không có trách nhiệm biết được bí mật đó.
Luật sư Hậu khẳng định, chủ thể của tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước là người có trách nhiệm quản lý bí mật nhà nước, nhưng cũng có thể là người dân bình thường như người bỏ tiền ra để trao đổi, mua bán thông tin bí mật nhà nước nhằm trục lợi…
“Phải bắt được Vũ “nhôm” thì mới biết được bí mật nhà nước đó có được mua - bán hay không, truy ngược lại tại sao lại có được tài liệu này?. Và hơn hết sẽ làm rõ được việc ai đã thông báo để Vũ “nhôm” biết đường bỏ trốn trước thời điểm bị khởi tố như vậy?”- luật sư Hậu phân tích.
Thế Kha (Dân Trí)

Đêm nay bão số 16 vào đất liền các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, khoảng tối và đêm nay (25/12) bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 12-13.

Vị trí và hướng di chuyển của bão số 16. (Ảnh: NCHMF).

Trong đêm qua, bão số 16 đã đi qua khu vực đảo Trường Sa và Huyền Trân. Tại đảo Trường Sa và Huyền Trân đã quan trắc được gió mạnh cấp 11, gió giật cấp 14, ở trạm DKI/19 quan trắc được gió mạnh cấp 13, giật cấp 15.
Hồi 4h ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,3 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực Huyền Trân, cách Côn Đảo khoảng 410km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 14. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 250km về phía Tây Bắc, khoảng 150km về phía Đông Nam tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 14 có bán kính khoảng 70km tính từ vùng tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (25km/h), khoảng tối và đêm nay (25/12) bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 12-13. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 50km tính từ vùng tâm bão.

12/24/2017

Bão số 16 tăng tốc, giật cấp 15 đổ bộ vào Nam Bộ

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão số 16 (bão Tembin) mạnh cấp 11, giật cấp 14, dự báo di chuyển nhanh chủ yếu theo hướng Tây và có khả năng mạnh thêm, dự kiến đổ bộ từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đêm qua 23-12, bão Tembin đã vào biển Đông, trở thành cơn bão số 16 trên Biển Đông năm nay. 
Vào 4 giờ ngày 24-12, vị trí tâm bão số 16 ở vào khoảng 8,2 độ Vĩ Bắc; 115,4 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 340 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115 km/giờ), giật cấp 14. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 220 km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 14 có bán kính khoảng 120 km tính từ vùng tâm bão.

Vị trí và dự báo đường đi của bão số 16 - Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 16 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25 km/giờ) và có khả năng mạnh thêm. 
Đến 4 giờ ngày 25-12, vị trí tâm bão số 16 ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây quần đảo Trường Sa, cách Côn Đảo 380 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135 km/giờ), giật cấp 15, sóng biển cao từ 8-10 m.
Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 250 km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 150 km tính từ vùng tâm bão.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh do bão cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 6,0 đến 11,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 107 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão số 16 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25 km/giờ). 
Đến 16 giờ ngày 25-12, vị trí tâm bão số 16 ở vào khoảng 8,8 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135 km/giờ), giật cấp 15, sóng biển cao 8-10 m.
Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 250 km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 150 km tính từ vùng tâm bão.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 đến 36 giờ tới (gió mạnh do bão cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 6,5 đến 12,0 độ Vĩ Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di số 16 chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25 km/giờ), đi vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 13 và yếu dần. 
Đến 4 giờ ngày 26-12, vị trí tâm bão số 16 ở vào khoảng 9,0 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh từ Cà Mau và Kiên Giang. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90 km/giờ), giật cấp 11, sóng biển cao 7-9 m.
Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150km tính từ vùng tâm bão.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 đến 48 giờ tới (gió mạnh do bão cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 6,5 đến 12,0 độ Vĩ Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão số 16 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25 km/giờ).
Tại cuộc họp trực tuyến ứng phó với bão Tembin ngày 23-12, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường lưu ý nếu giữ nguyên cấp 10-12 khi đổ bộ thì bão số 16 đã mạnh hơn cơn bão lịch sử vào Nam Bộ là bão Linda năm 1997. Do đó dù cơ quan khí tượng cảnh báo mức độ rủi ro cấp 4 nhưng phải chuẩn bị, ý thức như rủi ro cấp độ 5 – cấp thảm hoạ.

12/23/2017

Nguyễn Bá Thanh công và tội.

Mình định không viết về thần tượng Đà Nẵng một thời, vì nếu viết chắc chắn sẽ gặp không ít phán ứng của dư luận. Thậm chí những bạn bè và cả bản thân mình cũng từng rất ngưỡng mộ ông Thanh đến thánh cuồng. Nhưng hôm nay việc đã quá rõ ràng sau vụ bắt Vũ Nhôm và ánh sáng dần được hiện ra. Những dự án sai phạm đất đai cũng như những khuất tất trong việc đế Vũ Nhôm một thời làm mưa làm gió ớ Đà Nẵng có công không nhỏ của ông Nguyễn Bá Thanh.
Công của ông Nguyễn Bá Thanh, đó là đưa Đà Nẵng phát triển nhanh chóng không ai có thể phủ nhận, ông rất biết lấy lòng dân nghèo cũng như tầng lớp thu nhập thấp.
Nhưng bên cạnh đó ông cũng đế lại hậu quả vô cùng nặng nề đến hôm nay giải quyết vẫn chưa xong. Những dự án bán tài sản đất công sản của nhà nước, những công trình được thâu tóm vào những tay như Vũ Nhôm. Và cũng chính dưới thời ông Thanh , Vũ Nhôm tác oai tác quái khủng khiếp nhất. Những dự án người nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc bao vây Đà Nẵng, nơi có đặc thù về trọng điểm an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó chưa kể tới ngoài việc đế những trùm tư bản thao túng lũng đoạn chính quyền Đà Nẵng.
Người chết cũng đã chết rồi, chúng ta không phải đem ra để kết tội hay dựng người ta dậy đế phán xét. Nhưng cũng đừng quá thần tượng hóa một hình ảnh nào đó mà gắn không ít sai phạm và một con người gói gọn trong một thành phố thì không nên vĩ cuồng cho toàn dân tộc. Thực ra ông chưa làm gì cho dân tộc này cả. Đối với Nguyễn Bá Thanh công cũng có mà tội cũng rất lớn, Thậm chí là rất rất lớn???
Lúc trước nhiều bạn cứ thấy phanh phui tham nhũng liền thốt lên rằng..Việt Nam bây giờ có mấy người được như ông Thanh. Người tỉnh táo họ sẽ rất thương cảm.
Vũ "nhôm" là ai ?
Vũ nhôm tên thật là Phan Văn Anh Vũ (42 tuổi, trú tại quận Hải Châu, Đà Nẵng), được xem là một đại gia ở Đà Nẵng sở hữu nhiều công ty như: Công ty TNHH I.V.C, Công ty cổ phần 79, Công ty cổ phần Bắc Nam 79 và góp vốn vào một số công ty khác.
Vũ được coi là đại gia sở hữu rất nhiều khu đất ở vị trí đắc địa ở Đà Nẵng. Đặc biệt, có hai nhà hàng nổi tiếng được xây dựng nằm trên đường Bạch Đằng lấn ra ngoài sông Hàn, đây là các vị trí cực đẹp.
Vốn xuất thân của nhôm là một tay thợ nhôm chuyên đi làm nhôm kính. Được cái sáng sáng hay ra ngoài ăn sáng uống cà phê nên thành bạn tâm giao của CỐ BÍ THƯ THÀNH PHỐ. Sau đó, nhờ mối quan hệ này ông ấy được làm chân thỏ cho các vụ mua bán đất ở đà nẵng. Thậm chí còn có tin đồn nằm trong lực lượng công an.
Vì vậy, chả ai biết rõ Vũ nhôm là ai, là một thằng làm nhôm kính hay là anh trung tá công an ngầm. Chỉ biết rằng mọi thứ nhỏ to ở đà thành này ổng biết hết.
Khi ĐN có vị bí thư mới, thì vị này luôn tìm cách khống chế anh Vũ nhôm nhưng không thành vì Vũ nhôm vốn như một con ma. Nhưng thực ra Bí thư mới của thành phố được gửi gắm cho Vũ Nhôm nhờ bí thư tiền nhiệm và thân phụ của y.
Cứ tưởng cuộc chiến kết thúc với thắng lợi hoàn toàn về Vũ nhôm, và Đà Nẵng có vị bí thư trẻ tuổi nhất hình ảnh đẹp về người trẻ lãnh đạo với truyền thông.
Như hổ mọc thêm cánh, những dự án ngàn tỷ của Vũ nhôm lại được dịp tung hoàng. Dự án hầm ngàn tỷ cũng được vị bí thư nhanh chóng triển khai để để lại dấu ấn cho thành phố.
Nhưng thành phố còn có một vị chủ tịch thành phố. Ngài đã tuyên chiến và sẵn sàng nhận cảnh cáo vì không đoàn kết nội bộ để chặt được gốc cây thúi ruột này.
Nay được thượng hoàng trao thượng phương bảo kiếm, phen này hổ đầu đao mài sẵn chờ chực máu tươi.
Những cái tên như Nguyễn Văn Chi, Trần Thị Thủy, Nguyễn Bá Bình....dân Đà Nẵng làm sao không biết được.
Khi người giàu nhả cho dân nghèo khúc xương. Thì họ đáng thương nhận ân huệ và tôn lên làm vị thánh nhưng không biết rằng môi trường sống của họ đã bị bán sạch rồi.
Còn tiếp....

VŨ NHÔM VÀ “THẦN TƯỢNG” NGUYỄN BÁ THANH



Diễn biến mới nhất tại Đà Nẵng đúng như chúng tôi kỳ vọng nhưng nằm ngoài dự đoán của nhiều người : Sau khi Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng thông báo kết luận về những sai phạm của Bí thư và Chủ tịch thành phố, cùng một lúc Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo thanh tra toàn diện các dự án trên bán đảo Sơn Trà và Bộ Công an vào cuộc điều tra 9 dự án và việc mua bán chuyển nhượng tài sản công tại 31 địa chỉ ở Đà Nẵng.
Việc triển khai “song kiếm hợp bích” để tấn công vào thành trì “lợi ích nhóm” gần như bất khả xâm phạm trong hàng chục năm ở Đà Nẵng, chứng tỏ “cái lò” mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang đốt lên không phải để cho vui. Nó cũng chứng tỏ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình không phải là những nhà lãnh đạo bị các nhóm lợi ích nơi này che mắt hay chi phối. Những người khác trong Chính phủ tôi không biết, chỉ biết là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam e ngại các nhóm lợi ích này đến mức khi đích thân đi thị sát bán đảo Sơn Trà ông vẫn không dám nhìn vào những sai phạm. Mà chẳng trách gì ông Vũ Đức Đam, trong suốt hai mươi năm qua hầu hết các bộ, ngành liên quan ở Trung ương không thể không biết những sai phạm về đất đai ở Đà Nẵng nhưng đều làm ngơ không đả động đến.
Từ thông báo những sai phạm của Bí thư Thành ủy đương nhiệm, người ta có thể lần ra một nhân vật liên quan đến cái xe cho tặng Thành ủy Đà Nẵng và 2 căn nhà mà gia đình Bí thư Thành ủy sử dụng. Nhân vật đó là ông Phan Văn Anh Vũ, tục gọi là Vũ nhôm.
Có người nói với tôi tất cả 9 dự án và 31 địa chỉ công sản mà cơ quan an ninh điều tra đang kiểm tra đều liên quan đến Vũ nhôm. Tôi chưa có thời gian xác minh, tôi chỉ biết chắc một số trong các dự án trong đó là của ông này, trong đó có một công trình rất lớn là dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước (cấp phép năm 2008, giai đoạn 1 : 181 ha). Một dự án ngang nhiên lấp biển trong Vịnh Đà Nẵng và có nhiều sai phạm nhưng không thấy các báo “lớn” đề cập, chỉ có tờ báo “nhỏ” như tạp chí Giao thông là quyết liệt, cùng với một số báo "vừa vừa" khác như Dân Việt, Người Lao động…
Không hiểu vì lý do gì mà toàn bộ hoạt động của ông Vũ đều dành cho các phương tiện truyền thông “lề trái”, đưa tin thật giả lẫn lộn, rất khó xác minh. Ông này gần như được “miễn nhiễm” với thông tin “lề phải”. Người ta đồn rằng Vũ nhôm có tài hô mưa gọi gió, biết trước ai bị kỷ luật ai được lên chức và ai có thể bị bắt, có lẽ vì vậy mà ít có ai dám dây vào. Người ta cũng đồn rằng một trong những công ty của Vũ nhôm là doanh nghiệp “bình phong” của ngành công an, rằng ông này được phong quân hàm sĩ quan công an cấp tá, có lẽ vì vậy mà giới truyền thông chính thống càng phải tránh xa để phòng thân.
Những lời đồn đó thực hư như thế nào tôi không biết, nếu có thì cũng không biết ông này mang hàm thiếu tá, trung tá hay thượng tá. Tôi chỉ nghe một vị trong Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tiền nhiệm nói rằng một vị lãnh đạo trong Thành ủy thời đó đã nhìn thấy một cái thẻ thiếu tá công an mang tên ông Vũ. Nhưng ngay cả cái thẻ đó là thật hay là giả tôi cũng không dám nói bừa, chỉ có cơ quan điều tra mới có căn cứ để trả lời, nếu như cơ quan này điều tra đến ông Vũ nhôm.
Nay thì câu chuyện về xe cộ và nhà cửa hé lộ một mối quan hệ giữa ông Vũ nhôm với Bí thư Thành ủy đương nhiệm và cơ quan Thành ủy Đà Nẵng. Đây cũng là một đầu mối phăng ra một nhóm lợi ích lũng đoạn cơ quan Thành ủy từ rất lâu trước khi ông Nguyễn Xuân Anh làm bí thư. Mọi thứ chắc chắn sẽ được sáng tỏ sau khi kết thúc điều tra các dự án liên quan đến ông Vũ nhôm và thanh tra toàn diện các dự án trên bán đảo Sơn Trà.
Stt này chỉ muốn đề cập đến 3 vấn đề thời sự :
1- Hầu hết, nếu không muốn nói là toàn bộ các dự án được cấp phép phá nát Sơn Trà và toàn bộ 9 dự án và 31 công sản liên quan gần xa với ông Vũ nhôm đang được điều tra đều diễn ra trong thời ông Nguyễn Bá Thanh làm Chủ tịch và Bí thư Đà Nẵng. Từ những dự án này có thể phăng ra các nhóm lợi ích. Ông Nguyễn Bá Thanh đã qua đời, nhưng các đồng sự trực tiếp tham gia vào việc cấp phép các dự án và việc mua bán tài sản công dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Bá Thanh đương nhiên phải chịu trách nhiệm.
2- Ông Nguyễn Bá Thanh từng là một “thần tượng” trên truyền thông được nhiều người ngưỡng mộ. Tôi không nghĩ là một bộ phận dân chúng đã sai khi ngưỡng mộ ông. Dân chúng và những người ngoài cuộc đã nhìn thấy sự thay da đổi thịt ấn tượng của thành phố Đà Nẵng, ấn tượng này gắn liền với tên tuổi Nguyễn Bá Thanh. Nhiều người dân đã không thể thấy được bản chất bộ mặt khang trang của thành phố Đà Nẵng. Sự khang trang đó chủ yếu là kết quả của thành tựu kinh tế chung của thành phố, đó là điều không thể phủ nhận. Chủ trương "đổi đất lấy hạ tầng" không có gì sai, chính chủ trương này đã thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của thành phố, nhưng cũng chính các nhóm lợi ích đã lũng đoạn việc thực hiện chủ trương này để thu lợi nhuận khủng, gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước và nhân dân. Bên cạnh đó, các thủ thuật lách luật, thậm chí bất chấp luật pháp để đưa đất đai, công sản vào một vòng quay tù mù, một phần phục vụ cho lợi ích chung, một phần phục vụ cho các nhóm lợi ích, phần nào nhiều hơn phần nào thì những kết luận thanh tra điều tra sẽ làm sáng tỏ. Kinh tế Đà Nẵng có tăng trưởng trong thời kỳ ông Nguyễn Bá Thanh không, tôi nghĩ là có, nhưng nguồn lực của thành phố, và cả một số nguồn lực của đất nước nữa, đã bị dịch chuyển về phía các nhóm lợi ích. Nhiều người bảo, ông Nguyễn Bá Thanh ‘ăn được làm được”, nói như vậy là lăng mạ nhà nước pháp quyền.
3- Hiện nay cơ quan an ninh đang tiến hành điều tra các dự án, tới đây Thanh tra Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan sẽ tổng kiểm tra toàn diện các dự án Sơn Trà. Tôi nghĩ các nhóm lợi ích buộc phải co vòi, khó mà khống chế, chi phối được những người làm công vụ trong bối cảnh hiện nay. Chỉ xin cảnh báo một điều : nếu để cho những đầu mối bị diệt khẩu hay chạy thoát như trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh, thì vấn đề của Đà Nẵng khó mà xử lý đến nơi đến chốn được. 

12/21/2017

Khởi tố, khám xét nhà đại gia Vũ “nhôm”

Bộ Công an đã tiến hành khám xét nhà Vũ "nhôm" ở đường Trần Quốc Toản, TP Đà Nẵng.


Chiều 21-12, nguồn tin của Báo Người Lao Động cho hay Bộ Công an cùng Công an TP Đà Nẵng đã tiến hành khám xét nhà của ông Phan Văn Anh Vũ(tức Vũ "nhôm") tại số 82 Trần Quốc Toản, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Theo quan sát của chúng tôi, đến 18 giờ cùng ngày, phía trước nhà ông Vũ "nhôm" có một chiếc xe mang BKS xanh 80A 01425 đậu. Theo nhiều người dân sống ở đây, chiếc xe trên chở nhiều người mặc thường phục đỗ trước nhà ông Vũ "nhôm" khoảng 15 giờ cùng ngày. Hiện tại, cửa chính của căn nhà được đóng kín.
Khám xét nhà Vũ "nhôm": Công an thu giữ nhiều tài liệu - 1
Ông Phan Văn Anh Vũ
Ngoài ra, trụ sở Công ty Bắc Nam 79 trên đường Lê Hồng Phong của ông Vũ "nhôm" chiều cùng ngày cũng bị khám xét. Người dân sống ở gần đó cho hay thấy có nhiều người mặc thường phục sau khi vào trong công ty đã mang một số thùng giấy đóng kín ra ngoài.
Hiện tại, công an có mặt trước nhà Vũ "nhôm" để giữ trật tự. Nhiều người dân hiếu kỳ đã tụ tập tại đây để chứng kiến việc khám xét.
Theo ghi nhận của phóng viên khoảng 19 giờ 50 phút, công an đưa nhiều tài liệu từ trong nhà Vũ "nhôm" ra ngoài.
Đến 19 giờ 54 phút thì toàn bộ bên trong toà nhà của Vũ "nhôm" tắt điện hoàn toàn.
Khám xét nhà Vũ "nhôm": Công an thu giữ nhiều tài liệu - 2
Xe biển xanh đậu trước nhà ông Vũ "nhôm" ở đường Trần Quốc Toản chiều 21-12
Khám xét nhà Vũ "nhôm": Công an thu giữ nhiều tài liệu - 3
Nhà ông Vũ "nhôm" ở số 82 Trần Quốc Toản
Trong kết luận của Thanh tra Chính phủ về sai phạm đất đai ở Đà Nẵng có nhiều dự án dính líu đến Vũ "nhôm". Theo đó, kết luận sai phạm ở phần thu tiền sử dụng đất cho thấy nhiều lô đất được UBND TP Đà Nẵng bán cho Vũ "nhôm" với giá rẻ, sau đó được chuyển nhượng qua người khác thu chênh lệch hàng trăm tỉ đồng. Cụ thể, năm 2006, UBND TP chuyển nhượng cho ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc với tổng giá trị hợp đồng là 84 tỉ đồng. Đến năm 2008, ông Hải và bà Ngọc không triển khai thực hiện dự án, đã ủy quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá 581,526 tỉ đồng (thu chênh lệch 495,374 tỉ đồng). Năm 2009, ông Phạm Đăng Quan lại tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang với giá là 585 tỉ đồng. Đồng thời, khu đất 29 ha thuộc dự án Sân golf Đa Phước giao cho Công ty CP 79 thấp hơn giá TP quy định làm lợi cho Công ty CP 79 là 570 tỉ đồng.

BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp chính thức giảm giá vé

Từ ngày 20/12, trạm thu phí BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp đã chính thức giảm giá vé cho các phương tiện qua lại.

Tuy nhiên, đây là việc giảm chung cho tất cả phương tiện. Hiện việc giảm giá vé riêng cho những phương tiện có hộ khẩu ở các địa phương gần trạm vẫn chưa thể thực hiện. Nguyên nhân là do hai địa phương ở gần trạm gồm: phường Ba Láng, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ và xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang vẫn chưa thống kê xong số hộ được miễn giảm.

Trước đó, Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ, UBND quận Cái Răng đã cùng chủ đầu tư trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp tổ chức buổi đối thoại với gần 30 doanh nghiệp để thông báo về việc giảm giá. Theo đó, mức giảm sẽ là từ 7 - 15% đối với tất cả loại xe qua trạm. Riêng các phương tiện có hộ khẩu ở những địa phương gần trạm sẽ được giảm giá vé từ 30 - 35% và giảm 100% cho xe bus.

Ông Đinh La Thăng từng hợp thức hóa tài liệu đối phó với cơ quan điều tra

Khi vụ việc góp vốn 800 tỷ đồng vào Ngân hàng Oceanbak bị mất trắng mà không thông qua HĐQT của PVN bị phơi bày, ông Đinh La Thăng đang là Bí thư Thành uỷ TPHCM đã gọi điện nhờ nhiều người ở PVN xin chữ kí để hợp thức hoá tài liệu, đối phó với cơ quan điều tra.

Ông Đinh La Thăng đối phó với cơ quan điều tra như nào?
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, quá trình làm việc với cơ quan điều tra, ông Đinh La Thăng né tránh trách nhiệm, hợp thức hoá tài liệu không đúng bản chất sự việc để đối phó, gây cản trở hoạt động điều tra.
Cụ thể, khi vụ việc kí thoả thuận góp vốn 800 tỷ đồng giữa ông Đinh La Thăng - Chủ tịch HĐQT PVN và Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT Oceanbank bị phanh phui, thời điểm đó ông Thăng đang làm Bí thư Thành ủy TPHCM đã gọi điện nhờ một số người là cán bộ PVN xác nhận ông Thăng đã bàn bạc, thống nhất chủ trương với HĐQT để PVN góp vốn vào Oceanbank.
Ông Đinh La Thăng cũng đã sử dụng giấy xác nhận thể hiện vào tháng 3/2008, ông đã bàn bạc với nhiều người trong HĐQT trước khi kí thoả thuận với Oceanbak. Giấy xác nhận này được ông Thăng cung cấp cho cơ quan điều tra nhưng sau khi bị bắt tạm giam vào ngày 8/12 vừa qua, ông Thăng đã xin thay đổi lời khai và thừa nhận sự việc trên.
Cơ quan điều tra làm rõ, ông Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐQT PVN kí thoả thuận góp 800 tỷ đồng vốn điều lệ vào Ngân hàng Oceanbank. Mặc dù được báo cáo rõ tình hình hoạt động của Oceanbank cũng như các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu của Bộ Tài chính về việc rà soát các dự án trọng điểm dầu khí, cân đối nguồn vốn; báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của Oceanbank; xác định giá trị thực cổ phiếu để tránh rủi ro trước khi thực hiện góp vốn… nhưng ông Đinh La Thăng đã không có bất cứ chỉ đạo nào đối với HĐQT và Ban Điều hành PVN để thống nhất chủ trương, thực hiện thẩm định, khảo sát Oceanbank, phương án góp vốn, tính hiệu quả khả thi.
Ông Đinh La Thăng không thông qua HĐQT mà là ký thoả thuận thống nhất với Hà Văn Thắm việc góp vốn vào Oceanbank, cũng không báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Sau khi ký thoả thuận góp vốn, ông Đinh La Thăng tiếp tục đồng ý chủ trương ký ban hành các nghị quyết góp vốn, bổ sung vốn vào Oceanbank cũng chưa có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; ký quyết định cử người đại diện phần vốn góp của PVN bằng 20% vốn điều lệ của Oceanbank; được HĐTV và thư ký báo cáo việc ban hành nghị quyết góp vốn không đúng quy định nhưng không chỉ đạo điều hành hoặc thoái vốn.
Cũng theo cơ quan điều tra, hành vi của ông Đinh La Thăng và đồng phạm đã gây thiệt hại 800 tỷ đồng khoản góp vốn của PVN tại Oceanbank.
Cuộc gặp gỡ giữa Đinh La Thăng – Hà Văn Thắm sau cuộc điện thoại
Theo tài liệu, năm 2006, Thủ tướng phê duyệt cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) được thành lập mới với một ngân hàng Cổ phần dầu khí, trong đó PVN nắm trên 50% vốn điều lệ. PVN đã hoàn thành một số thủ tục thành lập ban trù bị ngân hàng Hồng Việt.
Tuy nhiên, năm 2008, thực hiện chủ trương của Thủ tướng về kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, PVN không tham gia vào việc thành lập ngân hàng Hồng Việt mà chuyển sang góp vốn mua cổ phần tại Ngân hàng TMPC Đại Dương (Oceanbank) do Hà Văn Thắm làm Chủ tịch HĐQT.
Để thực hiện chủ trương góp vốn vào Oceanbank, ngày 18/9/2008, ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó tổng Giám đốc PVN đã có báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của Ngân hàng Oceanbank trong đó nêu rõ: Oceanbank là ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ, vốn và tiềm lực tài chính thấp.
Tuy nhiên, khi tiếp nhận báo cáo trên, ông Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐQT PVN đã không tổ chức họp HĐQT để có chỉ đạo đánh giá lại tình hình hoạt động, năng lực của Oceanbank, phương án góp vốn, tính hiệu quả khả thi của việc góp vốn. Cùng ngày ông Đinh La Thăng và Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT của Oceanbank đã kí thoả thuận, cam kết PVN góp 20% vốn điều lệ tại Oceanbank.
Tại cơ quan điều tra, Hà Văn Thắm khai rằng: ngày 17/9/2008, Thắm nhận được điện thoại của Nguyễn Xuân Sơn khi đó là Trưởng Ban trù bị của Ngân hàng Hồng Việt thuộc PVN trao đổi việc PVN muốn tham gia góp vốn vào Oceanbank vì lí do Ngân hàng Hồng Việt không được phép thành lập.
Sau đó, Hà Văn Thắm đến trụ sở PVN gặp ông Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Ngọc Sự và Nguyễn Mạnh Hà (cả 3 ông này khi đó đang nằm trong Ban trù bị của Ngân hàng Hồng Việt), để trao đổi thống nhất việc PVN góp vốn vào Oceanbank.
Tại cuộc gặp này, hai bên đã thống nhất PVN tham gia góp 400 tỷ đồng, tương đương 20% vốn điều lệ trong đợt tăng vốn điều lệ của Oceanbank từ 1000 tỷ đồng lên 2000 tỷ đồng và PVN sẽ hỗ trợ về tài chính, vốn, đồng thời khuyến khích các đơn vị thành viên sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng do Oceanbank cung cấp.
Thời gian sau, Oceanbank tiếp tục tăng vốn điều lệ từ 2000 tỷ đồng lên 5000 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn. Và để đảm bảo duy trì việc nắm giữ 20% vốn điều lệ của PVN tại Oceanbank, PVN phải tiếp tục góp vốn bổ sung, tổng cộng là 800 tỷ đồng.
Sau này, PVN đã mất trắng toàn bộ số tiền này, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với tài sản Nhà nước và của PVN.
Cũng tại cơ quan điều tra, Hà Văn Thắm khẳng định, trước khi kí thoả thuận này, PVN chưa tiếp xúc Oceanbank để tổ chức khảo sát, thẩm định tình hình hoạt động của Oceanbank.
Cơ quan điều tra xác định ông Đinh La Thăng và 6 đồng phạm khác đã phạm vào tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lí gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tuấn Hợp (Dân Trí)

TÀI XẾ BỊ CHỦ XE CẨU CHÉM RÚT ĐƠN SAU KHI NHẬN 150 TRIỆU

He he, tôi thành thực xin lỗi các anh chị vì đặt tiêu đề kiểu này, nhưng nó lại là sự thật. Sáng ngày, 20/12/2017, một loạt báo đăng "Vụ án chém tài xế liên quan đến BOT Cai Lậy bất ngờ đình chỉ". Các báo đều nói "bất ngờ đình chỉ", nhưng tôi lại thấy "không bất ngờ" và tôi thấy anh tài xế nhận 150 triệu rồi rút đơn.
Anh Vương Quốc Tân cho biết vào ngày 18/12, anh đã rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Tấn Tú (36 tuổi, Giám đốc Công ty Dịch vụ cứu hộ Tú Anh tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng) về hành vi cố ý gây thương tích. Theo anh Tân, lý do anh rút đơn yêu cầu là vì những ngày trước đó, mẹ ruột và anh trai của ông Tú đã tỏ ra có thiện chí khi đến gặp anh để xin lỗi và đồng ý thỏa thuận hỗ trợ chi phí điều trị hiện tại và sau này cho anh tổng cộng 150 triệu đồng.

"Tôi thấy mẹ của ông Tú đã lớn tuổi, lại bệnh tật nên chấp nhận bỏ qua cho ông ấy" – anh Tân nói. Cùng ngày, Cơ quan CSĐT Công an quận Cái Răng đã ra quyết định đình giải quyết vụ án và trả tự do cho ông Tú. Lý do là vì kết quả giám định thương tích của anh Tân là 9%. Trước đó, vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại (anh Tân) theo khoản 1, điều 104 Bộ Luật Hình sự.  Hehe, do anh Tân rút đơn yêu cầu khởi tố nên vụ án được đình chỉ, chứ không có gì là bất ngờ.

Quả là làm giàu không khó. Khởi nghiệp mà kiếm được lot này thì nhất.
Theo Tre Làng

Triệu tập hàng loạt đại gia dự phiên tòa xét xử Trầm Bê và Phạm Công Danh

TAND TPHCM đã triệu tập hàng loạt đại gia tham gia phiên tòa xét xử Trầm Bê, Phạm Công Danh sắp diễn ra. Trong đó có những cái tên như: Trần Bắc Hà, Trần Quý Thanh, Hứa Thị Phấn, Vũ Bạch Yến, Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng, Phan Đức Tú…

Ngày 20/12, thông tin từ TAND TPHCM, hiện nay cơ quan này đã cơ bản hoàn tất việc chuẩn bị đưa vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2 ra xét xử vào ngày 8/1/2018.
Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh Tòa Hình sự TAND TPHCM) và thẩm phán Huỳnh Thị Việt Tiên cùng 2 thẩm phán dự khuyết, 3 hội thẩm nhân dân, 2 thư ký.
Đại diện Viện KSND TPHCM tham gia phiên tòa theo sự phân công của Viện KSND Tối cao gồm ông Trần Ngọc Quang và bà Nguyễn Quỳnh Lan.
Trong vụ án này, đại diện 7 ngân hàng được triệu tập trong vai trò người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, gồm: VNCB (nay là Ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - CBBank), Sacombank, TMCP Tiên Phong (TPBank), TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank), TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Tân Phú và Láng Hạ.
Ngoài ra, đại diện các công ty: TNHH TM-DV Du lịch Thiên Thanh Long Hải, TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, Quỹ Lộc Việt, Nhà Hưng Thịnh… cùng 33 công ty, doanh nghiệp khác cũng được triệu tập.
Đoàn giám định tư pháp Ngân hàng Nhà nước gồm 8 thành viên cũng được TAND TP HCM triệu tập để tham gia tố tụng.
Đáng chú ý, trong số gần 200 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng được triệu tập có các ông bà: Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV); Vũ Bạch Yến (Chủ tịch HĐQT CBBank), Trần Quý Thanh (Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát), Hứa Thị Phấn (nguyên Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đại Tín - TrustBank),…
Hiện nay, ngoài 26 bị can đã có luật sư, TAND TPHCM đã có công văn gửi Đoàn Luật sư TPHCM đề nghị chỉ định luật sư bảo vệ cho 21 bị can không có luật sư nhưng bị truy tố khung hình phạt đến 20 năm (theo điểm a, khoản 1, điều 76 Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015).
Trong vụ án này, ông Phạm Công Danh có 3 luật sư bào chữa là: Phan Trung Hoài, Trương Quốc Hòe, Hà Hải. Hai luật sư Nguyễn Thị Mai Hồng, Phạm Ngọc Trung bào chữa cho ông Trầm Bê…
Dự kiến phiên toà sẽ kéo dài đến ngày 7/2/2018.
Xuân Duy (Dân Trí)

Đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các đồng phạm.


Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc - Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ký ban hành kết luận điều tra đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng cùng các đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam". Được biết, kết luận điều tra này sẽ được chuyển sang VKSND Tối cao để thực hiện các thủ tục tố tụng tiếp theo.
6 bị can khác bị truy tố cùng ông Đinh La Thăng là Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó Tổng giám đốc OceanBank; Nguyễn Xuân Thắng; Nguyễn Thanh Liêm; Vũ Khánh Trường; Phan Đình Đức (3 bị can này đều là nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN). Các bị can này đều bị đề nghị truy tố tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Riêng bị can Ninh Văn Quỳnh - nguyên Phó Tổng giám đốc PVN bị đề nghị truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Các cá nhân này bị truy tố do liên quan quan đến việc làm trái các quy định tại nghị định của Chính phủ, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã gây thiệt hại 800 tỷ đồng cho PVN tại OceanBank.
Theo bản kết luận điều tra, thực hiện đề án hình thành Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quyết định về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn dầu khí Việt Nam, PVN được cùng tham gia góp vốn thành lập một ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó PVN nắm trên 50% vốn điều lệ.
PVN đã hoàn thành một số thủ tục thành lập ban trù bị Ngân hàng Hồng Việt, xây dựng bộ máy, tuyển dụng nhân sự, mua sắm một số trang thiết bị để thành lập và hoạt động.
Tuy nhiên, năm 2008, PVN không tham gia vào việc thành lập ngân hàng mà chuyển sang góp vốn mua cổ phần của ngân hàng Đại Dương (Oceanbank).
Theo kết quả điều tra, ông Đinh La Thăng kí thoả thuận góp vốn vào Oceanbank mà không thông qua HĐQT, không có ý kiến đánh giá của HĐQT về năng lực, khả năng tài chính của Ngân hàng này. Việc góp vốn vào ngân hàng này, ông Đinh La Thăng cũng không báo cáo Chính phủ theo đúng quy định.
Sau khi ký thỏa thuận góp vốn, ông Thăng cũng tiếp tục đồng ý chủ trương, ký ban hành các Nghị quyết góp vốn, bổ sung góp vốn vào Oceanbank khi chưa có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ; ký quyết định cử người đại diện phần vốn góp của PVN bằng 20% vốn điều lệ Oceanbank.
Việc làm trái các quy định tại nghị định của Chính phủ, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã gây thiệt hại 800 tỷ đồng cho PVN tại Oceanbank.
Kết luận điều tra khẳng định, ông Đinh La Thăng đã phạm vào tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Đến nay, ông Đinh La Thăng có 3 luật sư bào chữa gồm luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TPHCM) và hai luật sư Nguyễn Huy Thiệp, Đào Hữu Đăng ở Đoàn luật sư Hà Nội. Chiều 20/12, luật sư Phan Trung Hoài khẳng định với phóng viên Dân trí việc chưa nhận được kết luận điều tra nói trên.
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an tiến hành điều tra 2 vụ án liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng : (1) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự); lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ luật Hình sự), gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (Oceanbank); (2) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.
Thế Kha - Tuấn Hợp (Dân Trí)

12/18/2017

CÁC LINH MỤC GIÁO PHẬN VINH ĐANG LÀM Ô UẾ BỘ MẶT THIÊN CHÚA


Hung hăng và sắt máu là những từ người tử tế nói về các chức sắc Thiên chúa Giáo phận Vinh. Hết lần này đến lần khác, họ chỉ đạo giáo dân làm những việc xâm hại tới an ninh trật tự, từ chặn đường quốc lộ, cướp đất của trường mầm non, ngăn cản không cho trẻ em đi học...cho đến lấn chiếm đất nông nghiệp để dựng nhà thờ và hang đá Jesus. Thậm chí, còn tấn công cả lực lượng bảo vệ pháp luật.
Chưa bao giờ Giáo phận Vinh, dưới sự chăn dắt của Giám mục Nguyễn Thái Hợp lại mang dáng vẻ của đám lục lâm thảo khấu như bây giờ. Và cũng chưa bao giờ, bộ mặt Thiên chúa tại Giáo phận Vinh bị bôi bẩn đến như vậy.
Cái khốn nạn ở Giáo phận Vinh là, mỗi một linh mục là một tên ác quỷ với tâm địa phản phúc và giáo dân dường như chỉ biết cum cúp vâng theo. Cứ đà này, Giáo phận Vinh và bộ mặt Thiên chúa Việt Nam sẽ nhanh chóng tự biến mình thành kẻ bị xua đuổi, khinh bỉ.
** Tại Giáo phận Vinh, sáng Chủ nhật ngày 17/12/2017, dưới sự chỉ đạo của linh mục Nguyễn Đức Nhân, các giáo dân giáo xứ Kẻ Gai, thuộc xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An ào ào xông ra chiếm đất nông nghiệp ở xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên để xây dựng thêm nhà thờ.
Điều đáng nói, Giáo xứ này đã có nhà thờ để sinh hoạt tôn giáo, nhưng những chủ chăn nơi đây vẫn đang cố khuếch trương thanh thế bằng cách tách giáo xứ Kẻ Gai để thành lập thêm một giáo họ khác. Phục vụ cho âm mưu này, linh mục Nguyễn Đức Nhân, dưới sự bảo kê của Giám mục Nguyễn Thái Hợp và các linh mục cực đoan khác, đã sử dụng chiêu bài "giáo dân hiến nhượng", "chuyển nhượng" đất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp do nhà nước cấp cho giáo hội để tiến hành xây dựng cơ sở tôn giáo trái pháp luật. 
Khi bị phát hiện, chính quyền địa phương đã có mặt, yêu cầu chấm dứt. Đáp lại thiện chí của chính quyền, một số giáo dân quá khích Kẻ Gai dưới sự chỉ đạo của Linh mục Nguyễn Đức Nhân đã rung chuông nhà thờ, kích động rất đông người tụ tập và đánh bị thương cán bộ của các lực lượng chức năng.
Hành vi của Linh mục Nguyễn Đức Nhân đã vi phạm điểm d, khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013. Nếu muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp cần phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Dưới góc nhìn pháp luật, hành vi tự ý xây dựng nhà thờ của Linh mục Nguyễn Đức Nhân có thể sẽ (1) có thể bị xử lý vi phạm hành chính khi chuyển mục đích sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo điểm a, khoản 3, Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai, sẽ bị buộc phải khôi phục tình trạng của đất trước khi vi phạm; (2) có thể bị xử phạt về việc xây dựng nhà ở mà không xin giấy phép xây dựng, vi phạm khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 và sẽ bị xử phạt theo khoản 6 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP; (3) Các giáo dân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, hoặc cố ý gây thương tích.
Đây là hình ảnh các cán bộ bị giáo dân đánh trọng thương:

Linh mục quản xứ Kẻ Gai, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An kích động giáo dân lấn chiếm đất trái pháp luật, tấn công người thi hành công vụ

Trong lúc Chính phủ và cấp ủy chính quyền các cấp đã và đang quan tâm chăm lo cho bà con đón một mùa Giáng sinh an lành, đáng tiếc vào sáng 17/12, tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, hàng trăm giáo dân giáo xứ Kẻ Gai, dưới sự kích động của linh mục quản xứ Nguyễn Đức Nhân đã tự ý chiếm đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng nhà thờ. Không chỉ vậy, một số bộ phận giáo dân quá khích đã có hành vi chống đối và tấn công người thi hành công vụ.
Số đất bị lấn chiếm có tổng diện tích 9.000m2 – đây là ruộng 2 lúa được giao cho hộ dân canh tác theo Nghị định 64 của Chính phủ. Mặc dù trước đó, giáo xứ này đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận 6.704m2 và năm 2014 được cấp thêm 1.000m2 đất để xây dựng nhà giáo lý, nhưng vào năm 2015, linh mục Nguyễn Đức Nhân về quản giáo xứ Kẻ Gai đã cố tình không nhận số diện tích đất này, tổ chức lấn chiếm 5.574m2 đất trái phép. Trong khi các cơ quan chức năng đang tập trung xử lý vụ việc, hôm nay linh mục Nguyễn Đức Nhân lại tiếp tục vận động một bộ phận giáo dân lấn chiếm tiếp 9.000m2 đất nông nghiệp tại địa bàn. Hành vi này đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật, theo khoản 1, điều 12 Luật Đất đai năm 2013.


Linh mục quản xứ Kẻ Gai kích động giáo dân lấn chiếm đất trái pháp luật



Linh mục quản xứ Kẻ Gai kích động giáo dân lấn chiếm đất trái pháp luật



Hành vi lấn chiếm đất diễn ra tại giáo xứ Kẻ Gai vào sáng 17/12.



Linh mục quản xứ Kẻ Gai kích động giáo dân lấn chiếm đất trái pháp luật


Linh mục quản xứ Kẻ Gai kích động giáo dân lấn chiếm đất trái pháp luật


Được biết, đây không phải là lần đầu vị linh mục này có các hành vi kích động, xúi giục con chiên vi phạm pháp luật. Dư luận nhân dân rất bất bình, phẫn nộ trước hành vi coi thường pháp luật của linh mục Nguyễn Đức Nhân cùng một số phần tử quá khích tại giáo xứ Kẻ Gai; mong muốn chính quyền, các cơ quan chức năng sớm xử lý nghiêm minh theo pháp luật, trước mắt để đông đảo bà con nhân dân được đón một mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc.