12/26/2017

Những hạn chế của báo chí qua vụ việc BOT Cai Lậy và Cần Thơ

Phải thừa nhận rằng các dự án BOT ở lĩnh vực giao thông là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước khi mà nguồn ngân sách ngày càng eo hẹp, các dự án này đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, khi đi vào triển khai thực hiện đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, vi phạm như kết luận của Thanh tra Chính phủ tại Thông báo số 2222/TB-TTCP, ngày 01/9/2017 của Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) trong lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ Giao thông vận tải. Dẫn đến phản ứng gay gắt của người dân và doanh nghiệp tại hàng loạt các trạm thu giá BOT như trạm BOT Hạc Trì – Phú Thọ, trạm BOT Tam Nông – Phú Thọ, trạm BOT Lương Sơn – Hòa Bình, trạm BOT Bến Thủy – Nghệ An, trạm BOT Thanh Nê – Thái Binh, trạm BOT Cầu Rác – Hà Tĩnh, trạm BOT Quản Hàu – Quảng Bình, trạm BOT Ninh An – Khánh Hòa, trạm BOT Biên Hòa – Đồng Nai và trạm BOT Cai Lậy – Tiền Giang.
Từ năm 2011 đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã huy động được hơn 170.000 tỷ đồng đầu tư 58 dự án đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao). Giai đoạn trước năm 2011, ngành giao thông mới có 18 dự án đường bộ được đầu tư theo hình thức BOT, với tổng vốn đầu tư hơn 37.000 tỷ đồng.
Các dự án BOT đã xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hơn 4.400 km đường bộ và hơn 94 km cầu, góp phần nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 và quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên) từ 2 lên 4 làn xe, khai thác sớm hơn một năm so với kế hoạch.
Trên quốc lộ 1 đoạn từ Hà Nội đến Cần Thơ dài 1.900 km đi qua 20 tỉnh, thành, Bộ Giao thông đã huy động được 20 dự án BOT với chiều dài 700 km, tổng mức đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng.
Quốc lộ 14 dài 663 km đi qua 5 tỉnh cũng huy động được 5 dự án BOT với chiều dài hơn 200 km, tổng mức đầu tư trên 54.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 46% tổng vốn đầu tư tuyến đường này.
Hiện các phương tiện từ Hà Nội đi Cần Thơ đã giảm 7-10 giờ chạy xe so với trước; từ Tây Nguyên đi TP HCM giảm 3-4 giờ. Cùng với đó, số vụ tai nạn giao thông trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh giảm cả 3 chỉ tiêu về số vụ, số người chết và bị thương.
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đánh giá: Năm 2014, tính khả dụng của hạ tầng giao thông Việt Nam đứng ở vị trí 74, tăng 16 bậc so với năm 2012 và tăng 29 bậc so với năm 2010.
Phải thừa nhận rằng các dự án BOT ở lĩnh vực giao thông là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước khi mà nguồn ngân sách ngày càng eo hẹp, các dự án này đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, khi đi vào triển khai thực hiện đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, vi phạm như kết luận của Thanh tra Chính phủ tại Thông báo số 2222/TB-TTCP, ngày 01/9/2017 của Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) trong lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ Giao thông vận tải. Dẫn đến phản ứng gay gắt của người dân và doanh nghiệp tại hàng loạt các trạm thu giá BOT như trạm BOT Hạc Trì – Phú Thọ, trạm BOT Tam Nông – Phú Thọ, trạm BOT Lương Sơn – Hòa Bình, trạm BOT Bến Thủy – Nghệ An, trạm BOT Thanh Nê – Thái Binh, trạm BOT Cầu Rác – Hà Tĩnh, trạm BOT Quản Hàu – Quảng Bình, trạm BOT Ninh An – Khánh Hòa, trạm BOT Biên Hòa – Đồng Nai và trạm BOT Cai Lậy – Tiền Giang.
taydo24h.com
Nhìn chung, khi người dân và doanh nghiệp có hành động phản ứng đối với các trạm BOT thì các cơ quan báo chí đã kịp thời theo sát tình hình, đưa tin phản ảnh liên tục về những gì đang diễn ra, đồng thời cũng thông tin thêm về những bất hợp lý của trạm BOT để người dân và các cơ quan chức năng cùng xem xét. Tuy nhiên, vẫn cho thấy còn tồn tại một bộ phận không nhỏ nhà báo có cái nhìn hạn hẹp, hùa theo đám đông mà không có nhận định riêng của bản thân; không có sự nhạy cảm, nhận thức tốt về chính trị khi đưa tin bài về phản ứng của người dân tại các trạm BOT. Điển hình gần đây nhất là tại trạm BOT Cai Lây – Tiền Giang.
Thứ nhất, xin khẳng định rằng tất cả 100% các báo đưa tin đều đưa diễn biến tại hiện trường, phân tích những cái sai trong thực hiện dự án BOT Cai Lậy – Tiền Giang; các phương án di dời, giảm giá; gốc gác của chủ dự án; tuyên bố của các bên (chủ đầu tư, Bộ GTVT, tỉnh Tiền Giang)…nhưng quên mất những tác hại to lớn của việc phản ứng bằng nhiều cách thức gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng trong khu vực xung quanh trạm. Các nhà báo còn liên hệ nhiều chuyên gia, luật sư…để phân tích vấn đề, để khẳng định điều mình phân tích là khoa học là chính xác nhưng không có được một anh nhà báo nào có thể giúp người dân và doanh nghiệp phản ứng một cách văn minh, trình tự theo luật định dù phải khẳng định chắc chắn một điều là nhà báo thuộc thành phần trí thức và có mối quan hệ sâu rộng trong xã hội.
Thứ hai, việc tìm hiểu những sai phạm, bất hợp lý trong triển khai, thực hiện các dự án BOT đối với các nhà báo có lẽ cũng không phải là quá khó, vì Luật Báo chí đã tạo điều kiện gần như không thể tự do hơn nữa để tác nghiệp. Khi có vấn đề xảy ra các anh “truy cùng đuổi tận” cho sạch sẽ vấn đề từ cái nhỏ nhất. Và chắc chắn nhiều anh cũng đã nắm trước được hồ sơ, tài liệu trong tay nhưng chẳng có sự đóng góp gì cho cơ quan chức năng để chủ động sửa sai từ đầu. Đôi khi có vài anh muốn lòe thiên hạ rằng mình biết nhiều nên viết vài dòng status như kiểu “Trạm BOT đặt tại…dân Miền Tây còn hiền, gặp tui…” và vô tình cũng thể hiện luôn mình thuộc loại chẳng đóng góp được gì cho xã hội, chỉ giỏi nói mồm, xách động…nhằm mục đích khác là giỏi.
Thứ ba, khi vụ việc xảy ra, hầu như ngày nào các anh nhà báo cũng túc trực gần như 24/24 tại hiện trường để đưa tin bài nhưng lại viết hàng “trăm tài xế, người dân phản đối”, chắc có lẽ là đếm luôn cả mình, cả đồng nghiệp bu vào quay phim, chụp ảnh (cũng góp phần lộn xộn và vô tình như gián tiếp cổ vũ các hành vi gây rối), đếm luôn người dân hiếu kỳ, đếm hết tất cả các bác tài bị lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan (chạy xe đến đấy mà không thể về nhà; không kịp giao nhận hàng dẫn đến hàng hóa hư hỏng, phát sinh chi phí lưu kho bãi, vi phạm hợp đồng; trễ chuyến bay; chậm cấp cứu; không tham dự được cuộc họp; không kịp gặp mặt người thân…  chắc chắn đủ các cung bậc cảm xúc). Chẳng ai nhận ra rằng chỉ có 14 xe ô tô là thay nhau chạy qua lại để gây rối tại trạm thu phí. Đến khi chủ đầu tư và lực lượng cảnh sát giao thông ghi hình và công bố biển số xe thì các anh lại mượn tay các luật sư để gào lên rằng đây là quan hệ giữa nhà đầu tư và người dân, Công an can thiệp vào là sai với quy định của Luật mà quên hay cố tình quên mất các tài xế cố tình làm ùn tắc giao thông gây mất ANTT nặng có thể khởi tố theo Điều 245 BLHS năm 1999, nhẹ thì phạt hành chính theo Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Thứ tư, khi vụ việc đang diễn ra nóng bỏng thì một số nhà báo đăng trên tài khoản facebook cá nhân nhiều hình ảnh chụp mình cùng các đồng nghiệp bên những chồng tiền lẻ kèm theo status đại loại như: “quyết chơi tới bến”, “đồng hành cùng BOT”, “ủng hộ ae BHĐX”…thể hiện sự hời hợt, vô trách nhiệm của người làm báo.
Thứ năm, khi Công an Tiền Giang mời “bà Tám” chủ quán Bà Tám BOT Cai Lậy (ngay trạm thu nơi mà các tài xế gây rối xem đây là “tổng hành dinh” để tập trung tổ chức cúng trạm cũng như bàn bạc cách thức gây rối…) đồng loạt các báo đều đưa tin từ lúc mời đến nội dung làm việc và lúc bà Tám ra về…điều này nó chẳng mang một ý nghĩa gì thể hiện là người làm báo chân chính và sự trông đợi của người dân ngoài thể hiện sự nhận thức kém cỏi, quá đà, quên đi chức năng nhiệm vụ của người làm báo, đánh mất uy tín tờ báo và xem thường cơ quan chức năng. Đáng buồn nó lại xảy ra thường xuyên ở một số tờ báo lớn như Tuổi trẻ, Thanh Niên, Lao động…
Cần phải nói rõ người trao 10 triệu đồng cho “bà tám” là đối tượng Nguyễn Văn Hiếu ngụ tại xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, hành nghề lái xe tại TPHCM, là thành viên cả tổ chức phản động “Con đường Việt Nam” do Trần Huỳnh Duy Thức cầm đầu. Số tiền này dùng để hỗ trợ động viên các tài xế gây rối. Ngoài ra Việt Tân đã chỉ đạo cho Thái Văn Đường mang một số lượng tiền lẻ lớn đến Cai Lậy. Đặc biệt, không chỉ có Thái Văn Đường mà những đối tượng phản động khác còn được nhận lệnh móc nối với Thái Văn Đường nhận tiền của Việt Tân tài trợ và tham gia group Hội “Bạn hữu đường xa” rồi cung cấp tiền lẻ cho anh em tài xế để dễ dàng tạo sự đồng cảm của họ và tránh sự nghi ngờ. Nhiều thành viên tích cực của nhóm “bạn hữu đường xa” cũng được các tổ chức phản động lưu vong khác như “Chính phủ Việt Nam tự do”, “Đảng dân chủ Việt”, “Chính phủ Việt Nam Cộng hòa”… gửi hàng trăm triệu đồng phục vụ gây rối tại các trạm BOT dọc tuyến quốc lộ 1A, trọng điểm là BOT Cai Lậy (Tiền Giang). Qua đó, kích động quần chúng nhân dân chống chính quyền. Thâm độc hơn chúng còn viết tài liệu hướng dẫn cách đối phó với Cơ quan An ninh Việt Nam bằng thủ đoạn một lá thư nặc danh của sĩ quan An ninh Việt Nam.
Sau khi Thủ tướng chỉ đạo tạm dừng thu phí tại trạm BOT Cai Lậy 01 tháng để xem xét các phương án giải quyết vấn đề thì tất cả đều chờ đợi…xem như tạm ổn.
Đến thành phố Cần Thơ, qua rà soát, Bộ GTVT nhận thấy những bất hợp lý về mức giá thu phí tại trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp nên đã ban hành các văn bản chỉ đạo giảm giá. Nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của nhà đầu tư và đặc biệt là của người dân nên Sở GTVT thành phố phối hợp với nhà đầu tư tổ chức tuyên truyền, thông báo chủ trương của Bộ GTVT và đối thoại với người dân, doanh nghiệp. Đây là việc làm đúng đắn, kịp thời nhưng các báo lại nhanh tay giật tít “Lo vỡ trận, BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp họp dân trong đêm”, “BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp bất ngờ giảm giá vé” của báo langmoi, gia đình & pháp luật…một việc làm không khác gì kích động người dân phản đối trạm thu BOT mà không xem xét thấu đáo về dự án này và những lợi ích nó mang lại. Điều đáng nói, như một trào lưu, trên trang facebook cá nhân của một số nhà báo liền xuất hiện các status, hình ảnh tiền lẻ…
Qua nhiều vụ việc, nhiều nhà báo đã thể hiện sự thiếu nhận thức về chính trị, thiếu đạo đức của người làm báo, tự coi mình ở vị thế của người phán xét mọi vấn đề. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có biện pháp đồng bộ từ đào tạo; quy hoạch báo chí; thường xuyên kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh hoạt động đến chế tài nghiêm khắc đối với những sai phạm để ngày càng tạo ra nhiều nhà báo chân chính, đủ tầm đúng với tên gọi “báo chí cách mạng” góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hướng Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét