Nhiều người cứ tưởng BOT Cai Lậy phải xả trạm trong thời gian qua vì sợ bị phạt. Tuy nhiên, sự thật không phải thế mà là BOT Cai Lậy đang vì “đại cục”, vì lợi ích của nền kinh tế nước nhà. Sau đây, tác giả sẽ làm rõ về vấn đề này để bạn đọc sáng tỏ sự việc.
Nếu BOT Cai Lậy không xả trạm thì điều gì sẽ xảy ra?
Chắc chắn ùn tắc giao thông sẽ xảy ra trên diện rộng; như thế, BOT Cai Lậy bị xử phạt ở mức tối đa là 70 triệu đồng (Theo Khoản 9 Điều 15 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP). Trong khi đó, mỗi ngày trạm BOT Cai Lậy thu phí lên vài tỷ đồng. Bởi vậy, nếu đứng dưới góc nhìn kinh doanh thì BOT Cai Lậy sẵn sàng chịu phạt để thu phí (số tiền phạt quá bé so với nguồn lợi thu về).
Tuy nhiên, BOT Cai Lậy không đặt lợi nhuận lên trên tất cả mà vì lợi ích chung của nền kinh tế nước nhà, họ quyết định xả trạm để tránh cảnh ùn tắc giao thông trên diện rộng.
Nếu BOT Cai Lậy không xả trạm thì sẽ thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế, nhiều tài xế sẽ vướng vào vòng lao lý
taydo24h.com
Một khi ùn tắc giao thông trên diện rộng kéo dài thì sẽ dẫn đến hàng hóa chậm trễ, nhiều bản hợp đồng bị hủy, nhiều đơn vị không có hàng hóa để giao, nhiều công ty rơi vào tình trạng phá sản vì vi phạm hợp đồng… Nói chung thiệt hại cho nền kinh tế là vô cùng to lớn.
Khi hậu quả nghiêm trọng như thế xảy ra, chắc chắn cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra vụ việc để truy cứu trách nhiệm hình sự những ai đã cản trở giao thông dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng nêu trên (Điều 203 Bộ luật Hình sự 1999). Điều này đồng nghĩa với việc những tài xế “quá khích” sẽ vướng vào vòng lao lý.
Lời kết: Tính đến thời điểm này, BOT Cai Lậy vẫn thể hiện một cách làm việc vì nhân dân, đặt lợi ích của nền kinh tế nước nhà lên trên lợi nhuận cá nhân, giúp nhiều tài xế “quá khích” tránh vòng lao lý. Bởi vậy, các tài xế nói riêng và người dân nói chung nếu có bức xúc về trạm thu phí Cai Lậy thì nên kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật để Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị hữu quan sớm giải quyết dứt điểm; tránh trường hợp “nóng quá hóa ở tù”. Trong thời gian chờ đợi “thay đổi” thì chúng ta cần phải thượng tôn pháp luật, có như vậy thì dân mới giàu, nước mới mạnh, xã hội mới công bằng, dân chủ và văn minh.
Thanh Hữu (Thư viện pháp luật)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét