12/25/2018

Dùng Facebook cá nhân kích động biểu tình

Ngày 22-12, Công an tỉnh Bến Tre cho biết, đã làm việc với Đặng Trí Thức (54 tuổi, ngụ tại xã Hòa Lộc, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre) vì có hành vi sử dụng tài khoản Facebook cá nhân kích động biểu tình.
Đặng Trí Thức là tài xế xe đường dài. Trong 2 ngày 21-9 và 10-12, Thức đã sử dụng Facebook cá nhân để Livestream, kêu gọi người dân trong nước xuống đường biểu tình tại các tuyến đường giao thông quan trọng vào các ngày 22 và 28-12, nhằm gây mất ANTT tại các địa phương.
Cơ quan chức năng làm việc với Đặng Trí Thức.
Qua làm việc, Thức thừa nhận toàn bộ hành vi sai phạm của mình. Vụ việc đang được cơ quan chức năng củng cố hồ sơ để xử lý theo pháp luật.

Trần Lĩnh - Thanh Liêm(Theo CAND)

12/24/2018

CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN GIẢ DANH LỰC LƯỢNG CÔNG AN VÀ QUÂN ĐỘI ĐỂ LÔI KÉO NGƯỜI DÂN THAM GIA TÀ ĐẠO PHÁP LUÂN CÔNG

Bà con cần cảnh giác, đây là chiêu trò để chứng tỏ Pháp luân công được công nhận ở Việt Nam. Nên lưu ý, hiện nay Pháp luân công không được thừa nhận ở Việt Nam.

Hiện nay, trên mạng xã hội facebook đã xuất hiện một số fanpage tuyên truyền, lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia tập luyện, học pháp luân công. Đáng chú ý, chúng biên tập các video phóng vấn những người gọi là "Đại tá trong ngành Công an và Quân đội" nói gì về pháp luân công nhưng thực chất đây là các đối tượng xấu giả danh nhằm lợi dụng uy tín và hình ảnh của lực lượng Công an và Quân đội dụ dỗ người dân.
Những người được phóng vấn này mặc trang phục Công an và Quân đội nhưng không hề có bảng tên, không có tên, đơn vị công tác, trang phục không đúng quy định của lực lượng vũ trang.

Do vậy, người dân cần cảnh giác với thủ đoạn nguy hiểm của các đối tượng xấu này. Tránh bị lợi dụng, dụ dỗ tham gia tập luyện "tà đạo pháp luân công" làm ảnh hưởng phức tạp đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần có biện pháp xử lý việc giả danh lực lượng vũ trang phục vụ cho các mục đích xấu của chúng. Làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh và uy tín của lực lượng Công an và Quân đội trong dư luận quần chúng nhân dân.

12/19/2018

VÌ SAO TRUMP QUYẾT TRỤC XUẤT HƠN 8000 NGƯỜI VIỆT TẠI MỸ?

Tuy nhận cái tát nhục nhã và tháo chạy khỏi Việt Nam hơn 4 thập kỷ trước. Nhưng Mỹ chưa bao giờ từ bỏ hi vọng quay trở lại quốc gia này để tái xây dựng 1 chính quyền thân Mỹ và nghe lời Mỹ. Một phần vì sự kiêu hãnh hơn 200 năm lập quốc của Mỹ bị dội 1 gáo nước lạnh bởi dân tộc chân lấm tay bùn, kém phát triển. Phần khác vì Việt Nam có 1 vị trí chiến lược vô cùng quan trọng ở Châu Á, đây sẽ là bàn đạp lý tưởng để Mỹ kiềm chế Trung Quốc và chống Nga...
Muốn như vậy thì phải nuôi dưỡng và đào tạo 1 lực lượng lưu vong ngay tại Huê Kỳ. Chính vì vậy mà khi tháo chạy chính quyền Mỹ vẫn cố đưa càng nhiều những kẻ từng làm tay sai cho mình ở Nam Việt Nam về nước càng tốt. Nhưng đó là chuyện của quá khứ. Bởi khi Trump lên làm Tổng thống, với đầu óc của 1 người làm kinh doanh. Ông ta nhận ra lũ ô hợp mà nước Mỹ dung dưỡng hơn 4 thập kỷ chỉ là những quân bài kém chất lượng. Với việc vác cái zẻ chùi chân 3 sọc hết thời đi biểu tình, chõ mõm về quốc nội xuyên tạc, chống phá thì đến hàng ngàn năm Việt Nam vẫn chưa sụp.
Vậy nên Trump phải trục xuất cho bằng hết lũ vô dụng đang ăn bám và tạo gánh nặng cho hệ thống phúc lợi của Huê Kỳ. Có như vậy mới đưa nước Mỹ trở nên vĩ đại như lời Trump tuyên bố khi tranh cử./.
Theo Cù Lao Dừa

12/18/2018

Sầu riêng miền Tây tăng giá gấp đôi

Theo các doanh nghiệp thu mua sầu riêng phân phối cho thị trường TP HCM, giá loại trái cây này vào ngày 15-12 tại các tỉnh miền Tây đang ở mức từ 65.000 – 70.000 đồng/kg.

Đây là giá mua xô tại vườn, nếu so với thời điểm thấp nhất hồi cuối tháng trước thì giá loại quả đặc sản này đã tăng gấp 2 lần. Theo đó, giá bán lẻ sầu riêng loại 1 (1,5-3 kg/quả) tại TP HCM đang dao động từ 120.000 – 200.000 đồng/kg nhưng không còn rộ các điểm bán sầu riêng lưu động như vài tuần trước vì lượng trái chín cũng không còn nhiều.
Sầu riêng miền Tây tăng giá trở lại sau vài tuần rớt giá mạnh. Ảnh: Lê Phong

Hiện nay, Trung Quốc chưa cho phép nhập khẩu chính ngạch sầu riêng từ Việt Nam do 2 bên chưa đàm phán xong nhưng thương lái vẫn nhập khẩu theo dạng biên mậu nên thị trường thiếu ổn định. Ông Nguyễn Hoàng Cung, Giám đốc Công ty TNHH Nông sản sạch Đại Thuận Thiên (Cần Thơ), cho biết thị trường sầu riêng giá cả thất thường nên rất khó xây dựng chuỗi liên kết, xây dựng thương hiệu để phân phối tại TP HCM hay xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc.

theo Người lao động

12/17/2018

Việt Nam bỏ xa Thái Lan trên bảng xếp hạng FIFA sau AFF Cup

Chức vô địch AFF Cup đã giúp tuyển Việt Nam của HLV Park Hang-seo tiếp tục vững vàng ở vị trí thứ 100 trên bảng xếp hạng FIFA, bỏ cách các đối thủ Philippines và Thái Lan rất xa.
Bảng xếp hạng FIFA tháng 12 sẽ chỉ được Liên đoàn bóng đá thế giới công bố chính thức hôm 20/12 tới. Nhưng sau AFF Cup 2018, trang thống kê footyranking đã nhanh chóng tính toán lại những biến động tại Đông Nam Á và đưa ra bảng xếp hạng mới dành riêng cho khu vực này.
Bảng xếp hạng FIFA dành riêng cho 10 nước Đông Nam Á sau AFF Cup 2018, chưa tính tới các biến động từ những quốc gia còn lại trên thế giới.
Cụ thể, tuyển Việt Nam được cộng thêm 9 điểm sau chức vô địch và tiếp tục vững vàng ở vị trí thứ 100 thế giới. Philippines và Thái Lan lần lượt xếp sau ở các vị trí 116 và 118. Đội á quân Malaysia cũng được cộng thêm 8 điểm và sẽ xếp hạng 167 thế giới.
Ba đội bóng mất nhiều điểm nhất sau AFF Cup 2018 lần lượt là Lào (-14 điểm), Timor Leste (-10 điểm) và Campuchia (-3 điểm). Indonesia và Singapore gần như không có biến động về vị trí dù đều bị loại sau vòng bảng.
Trong quá khứ, AFF Cup không được FIFA đưa vào hệ thống tính điểm chính thức. Nhưng theo thời gian, giải đấu đã dần lấy được uy tín từ cộng đồng châu Á và thế giới. Bắt đầu từ AFF Cup 2016, FIFA đã xếp AFF Cup hạng A- và đưa vào hệ thống tính điểm chính thức.
Bảng xếp hạng FIFA dành riêng cho 10 nước Đông Nam Á sau AFF Cup 2018, chưa tính tới các biến động từ những quốc gia còn lại trên thế giới.
Đội tuyển Việt Nam được cộng điểm nhiều nhất (9 điểm) với tư cách đội đương kim vô địch. Đoàn quân của HLV Park Hang-seo đã giành 6 chiến thắng, chỉ hòa 2 trận và tiếp tục vững vàng trên đỉnh cao Đông Nam Á.
Đương nhiên, bảng xếp hạng của footyranking chỉ tính toán trong khuôn khổ 10 quốc gia dự vòng chung kết AFF Cup 2018. Bảng xếp hạng chính thức của FIFA công bố hôm 20/12 tới có thể chứng kiến một số sự thay đổi. Nhưng nhìn chung, tuyển Việt Nam chắc chắn sẽ kết thúc năm 2018 với vị trí dẫn đầu khu vực.
Thanh Hà


12/14/2018

Căng thẳng với Mỹ leo thang, Trung Quốc tân trang lại "vũ khí"

Công nhân đường sắt đang kiểm tra tuyến đường sắt trước khi rời bến Mombasa, Kenya. Ảnh: Bloomberg.


Trung Quốc sẽ tăng tốc các dự án thuộc sáng kiến Vành đai - Con đường đầy tham vọng trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang, báo cáo của Citi bank cho biết.

Một vài công ty Trung Quốc và các khu vực khác nhau, bao gồm khai thác khoáng sản và giao thông có lợi từ sự phát triển này, báo cáo cho hay.
Người khổng lồ châu Á đã công bố sáng kiến Vành đai - Con đường vào năm 2013, nhằm mục đích tái hiện và hiện đại hóa tuyến đường thương mại Con đường tơ lụa cổ xưa. Sáng kiến này đã trở thành chương trình mang dấu ấn đối ngoại của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Sáng kiến Vành đai – Con đường là một dự án hạ tầng tham vọng, đặt mục tiêu kết nối hơn 60 quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Phi và Trung Đông qua đường bộ và trên biển.
Nhưng sáng kiến này bị chỉ trích rộng rãi, trong bối cảnh lo ngại các khoản nợ lớn từ các dự án không còn bền vững cho các quốc gia như Sri Lanka, trong khi tại một số quốc gia khác, Vành đai - Con đường đối mặt với rủi ro bởi các thay đổi chính trị như ở Malaysia.\
Trung Quốc đã đưa chương trình này thành chiến lược hàng đầu quốc gia. Bên cạnh đó, căng thẳng với Mỹ đồng nghĩa với việc Bắc Kinh chuẩn bị cách tiếp cận khác với các dự án xây dựng để mở rộng ảnh hưởng với các quốc gia thành viên của sáng kiến.
Trung Quốc sẽ tăng các khoản vay và rút ngắn quy trình thông qua dự án để đẩy nhanh tốc độ xây dựng hạ tầng, làm đa dạng hoạt động kinh tế và thương mại.
"Chúng tôi tin rằng, Vành đai - Con đường sẽ làm lợi cho lĩnh vực đường sắt, bởi Trung Quốc có lợi thế toàn cầu về mặt kỹ thuật và chi phí trong xây dựng đường sắt. Đồng thời, việc xây dựng các nhà máy điện, cơ sở viễn thông và cảng biển cũng tăng lên", báo cáo của Citi nói.
Một số công ty Trung Quốc hưởng lợi từ BRI, bản báo cáo viết, dẫn ra ví dụ của Công ty đường sắt Trung Quốc và Công ty xây dựng đường sắt.
Theo Citi bank, cơ hội cho các lĩnh vực hàng hóa, khoáng sản, giao thông và hậu cần cũng như tài chính được nhìn thấy trong ngắn hạn.
Trong một báo cáo khác đánh giá tiến triển của Vành đai - Con đường sau 5 năm đầu tiên, Citi bank cho hay, Trung Quốc có thể thúc đẩy sáng kiến này sang phiên bản "tử tế hơn, dịu dàng hơn" để có thể xoa dịu các chỉ trích.
Nhưng bất chấp việc có thể thay đổi về mặt hình thức, Vành đai - Con đường sẽ không biến mất, Citi bank lưu ý.
Minh Khôi 
theo Trí Thức Trẻ

Trung Quốc xây dựng nhà máy thử bom nhiệt hạch, quyết vượt Mỹ

Cơ sở thử nghiệm mới được gọi là Máy Z có quy mô lớn hơn rất nhiều so với trung tâm mô phỏng vụ nổ bom nhiệt hạch của Mỹ, bước tiến mới trong chạy đua vũ trang hạt nhân.
Nằm sâu trong trung tâm của tỉnh miền núi Tứ Xuyên, quân đội Trung Quốc đang chế tạo cỗ máy mô phỏng vụ nổ nhiệt hạch với quy mô chưa từng có, South China Morning Post đưa tin.
Nó được mô tả là phiên bản Trung Quốc của cơ sở năng lượng xung Z của Mỹ, thiết bị giống như bánh xe khổng lồ do Mỹ chế tạo để kiểm tra các hạt phản ứng thế nào dưới áp suất và từ tính cực cao.
Trong nhiều thập niên qua, cơ sở năng lượng xung Z, thuộc Phòng Thí nghiệm quốc gia Sandia Albuquerque, bang New Mexico, Mỹ, dẫn đầu trong lĩnh vực này. Các máy Z được sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân, từ đầu đạn thông thường đến bom nhiệt hạch tinh khiết – một loại bom hydro mà về mặt lý thuyết có thể được chế tạo ở bất kỳ kích cỡ nào và khi nổ không để lại bụi phóng xạ.

Công suất gấp 22 lần của Mỹ




Hiện tại, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang cố gắng chế tạo một cỗ máy sẽ sản xuất nhiều năng lượng, tạo ra môi trường khắc nghiệt hơn để thử nghiệm vũ khí, cho phép các nhà khoa học khám phá sâu hơn vào công nghệ hạt nhân.
Mô hình máy Z của Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Theo một nhà vật lý hạt nhân ở Bắc Kinh, cỗ máy Z đang được Học viện Vật lý Kỹ thuật Trung Quốc chế tạo cho quân đội. Nó tọa lạc tại cơ sở phát triển vũ khí hạt nhân Trung Quốc ở thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, và dự kiến hoạt động trong vài năm nữa.
Nó được thiết kế để tạo ra khoảng 60 triệu joule cho mỗi lần kích hoạt, gấp 22 lần so với công suất 2,7 triệu joule được tạo ra tại cơ sở Sandia của Mỹ. Nó làm điều này bằng cách bắn xung điện cực mạnh vào mục tiêu có kích thước bằng cuộn chỉ chứa hàng trăm dây dẫn bằng vonfram, mỗi sợi có kích thước nhỏ hơn một nửa sợi tóc người.
Khi các xung điện đi qua dây dẫn, vonfram phát nổ, bay hơi và tạo ra tia plasma có từ trường mạnh tới mức các hạt phát nổ bị nén lại với nhau. Các hạt va chạm với nhau tạo ra bức xạ cực mạnh, chủ yếu là tia X và tạo ra các điều kiện phản ánh chính xác hơn một vụ nổ hạt nhân thực sự.
Cơ sở này cho phép các nhà khoa học thấy rõ hơn về cách thức thiết kế và vật liệu để chế tạo đầu đạn mới có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt như vậy. Máy Z khổng lồ này sẽ cho phép các nhà nghiên cứu Trung Quốc chế tạo bom nhiệt hạch tinh khiết, loại vũ khí được dự báo sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong cuộc đua vũ khí hạt nhân.

Quyết tâm vượt Mỹ




Liu Bo, phó giáo sư thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Hạt nhân Trung Quốc, Đại học Tứ Xuyên ở Thành Đô, cho biết máy Z của Trung Quốc có thể đủ mạnh để hợp nhất 2 nguyên tử. Ông giải thích, khi 2 nguyên tử chịu áp lực đủ lớn, hạt nhân của chúng sẽ hợp nhất và giải phóng một lượng lớn năng lượng, quá trình này được gọi là phản ứng tổng hợp, tương tự như cơ chế hoạt động của Mặt trời.
Ông Liu cho biết thêm ngoài nhiệm vụ chính là nghiên cứu vũ khí hủy diệt hàng loạt, cơ sở này có thể giúp phát triển công nghệ khai thác năng lượng sạch với số lượng gần như không giới hạn.
Máy Z tại cơ sở nghiên cứu Sandia của Mỹ. Ảnh: Atomictoasters.
Học viện Vật lý Kỹ thuật Trung Quốc đã xây dựng một máy Z có quy mô nhỏ hơn, có thể tạo ra 9 triệu joule năng lượng, theo một nhà vật lý giấu tên. Học viện đã tiến hành khoảng 200 vụ thử súng khí – một thiết bị dùng trong phòng thí nghiệm để mô phỏng vụ nổ hạt nhân từ tháng 9/2014 đến tháng 12/2017.
Trung bình, mỗi tháng cơ sở hạt thực hiện 5 vụ thử. Trong khi đó, Mỹ đã thực hiện 50 thử nghiệm tương tự từ năm 2012-2017, theo Phòng Thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore của Mỹ.
Những tiến bộ trong công nghệ hạt nhân của Trung Quốc được công bố một cách rầm rộ, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói hồi đầu tháng 12 rằng Mỹ đã bị cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang điên cuồng của Nga và Trung Quốc.
Bắc Kinh đã bác bỏ điều này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết Trung Quốc chưa bao giờ tham gia bất kỳ cuộc chạy đua vũ trang và không tạo ra mối đe dọa cho bất kỳ quốc gia nào.
Tuy nhiên, trong tháng 5, China Youth Daily, cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, nói rằng Học viện Vật lý Kỹ thuật Trung Quốc phải đánh bại Mỹ trong việc phát triển vũ khí hạt nhân. Tờ báo viết rằng vượt qua Mỹ đã trở thành phương châm cho các nhà khoa học, kỹ sư đang làm việc trong các cơ sở nghiên cứu tuyệt mật của chính phủ.
Giáo sư Zou Xiaobing, nhà vật lý hạt nhân tham gia nghiên cứu công nghệ máy Z, Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, cho biết chính phủ Trung Quốc cam kết hỗ trợ mạnh mẽ, liên tục cho nghiên cứu hạt nhân. Những khoản đầu tư khổng lồ đã giúp xây dựng các sơ sở nghiên cứu lớn, trong khi Mỹ không đầu tư mạnh cho lĩnh vực này.
Lei Yuan, nhà vật lý hạt nhân, Đại học Bắc Kinh, người không tham gia dự án, cho biết nhóm nghiên cứu nên chuẩn bị đối mặt với những thách thức. Ông Lei nhắc nhở rằng đã có những thất bại và tốn kém trong việc phát triển công nghệ hạt nhân ở Mỹ. Trong khi đó, mục tiêu, tham vọng của Trung Quốc lớn hơn nhiều nên thách thức và rủi ro cũng sẽ cao hơn.
Ngoài ra, ông Lei cảnh báo nếu Trung Quốc phát triển thành công một quả bom nhiệt hạch tinh khiết, các hiệp ước vũ khí hạt nhân quốc tế có thể sẽ phải viết lại. Tuy vậy, ông Lei nói rằng viễn cảnh này vẫn còn rất xa. Công nghệ này rất khó, nó vẫn là một cái gì đó mang tính lý thuyết hơn là thực tế.
Trung Hiếu

'Con tin' của Trung Quốc trong vụ giám đốc Huawei bị bắt

Bạn bè và chuyên gia cho rằng cựu nhân viên ngoại giao Kovrig là "con tin" và "nạn nhân" trong căng thẳng giữa Trung Quốc, Mỹ và Canada.

Cựu nhân viên ngoại giao Canada Michael Kovrig. Ảnh: Reuters.

Chuyện xảy ra khá quen thuộc: Canada bắt một công dân Trung Quốc bị truy nã ở Mỹ. Ngay sau đó, một công dân Canada bị giữ tại Trung Quốc.
Cựu nhân viên ngoại giao Canada Michael Kovrig bị bắt 9 ngày sau khi giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt tại Vancouver theo yêu cầu của Mỹ với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt Iran. Bà được tại ngoại trong thời gian chờ đợi quyết định về việc dẫn độ đến Mỹ.
Trung Quốc đã cảnh báo Canada về "hậu quả nghiêm trọng" sau vụ bắt bà Mạnh. Dù cả hai nước đều không xác nhận, các đồng nghiệp của Kovrig tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG) cho rằng hai vụ liên quan đến nhau, theo Reuters.
"Rõ ràng chính phủ Trung Quốc muốn gây áp lực tối đa cho chính phủ Canada", Guy Saint-Jacques, cựu đại sứ Canada tại Bắc Kinh, nhận xét.
Ông chỉ ra một trường hợp tương tự vào năm 2014, Kevin và Julia Garratt, đôi vợ chồng làm từ thiện ở Trung Quốc, bị giữ ngay sau khi chính quyền Canada bắt một công dân Trung Quốc liên quan đến một vụ tấn công mạng ở Mỹ.
Julia Garratt được thả và được phép rời khỏi Trung Quốc vào năm 2016. Trung Quốc buộc tội Kevin Garratt làm gián điệp nhưng cho phép ông này rời khỏi đất nước vào năm 2016, vài tháng sau khi công dân Trung Quốc Su Bin đồng ý đến Mỹ và nhận tội.
Giới chức chưa xác nhận tình trạng pháp lý của Kovrig nhưng báo địa phương Beijing News cho biết ông bị điều tra vì nghi ngờ tham gia vào hoạt động gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc - cụm từ thường được sử dụng cho các vụ gián điệp.
Ngoài ra, Ottawa cho biết một người Canada khác cũng bị chính quyền Trung Quốc thẩm vấn. Globe and Mail đưa tin người này là Michael Spavor, sống ở Trung Quốc và điều hành Paektu Cultural Exchange, chương trình hỗ trợ trao đổi giáo dục và thể thao với Triều Tiên.
Vụ bắt giữ Mạnh Vãn Chu đã đẩy Ottawa vào thế kẹt giữa Washington và Bắc Kinh khi họ có bất đồng về một loạt vấn đề như thương mại, gián điệp mạng.
Saint-Jacques cho biết Kovrig sẽ trở thành nạn nhân của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. "Trung Quốc muốn thể hiện cho thế giới thấy rằng họ là siêu cường đối thủ của Mỹ và các nước phải chọn theo phe Mỹ hoặc Trung Quốc", Shaun Rein, người từng viết một cuốn sách về Trung Quốc, cho biết.
"Cựu nhân viên ngoại giao Canada là một con tốt và ông ấy sẽ bị mắc kẹt trừ khi Mạnh được thả ra", ông nói. Mạnh bị bắt trùng với ngày Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình họp tại G20, nhất trí ngừng áp thêm thuế với hàng hóa của nhau trong 90 ngày.
"Bằng cách bắt một người Canada, họ đang chơi trò chơi quyền lực, quốc hội Mỹ sẽ không nổi nóng. Các cuộc đàm phán thương mại vẫn có thể tiếp tục vì Trung Quốc vẫn đang tuân thủ thỏa thuận tại G20 với Trump", Rein nói.
Các quan chức Mỹ không liên kết vụ bắt bà Mạnh với các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ.
Bạn bè mô tả Kovrig là người thân thiện và yêu mến Trung Quốc. Ông làm việc cho ICG, tổ chức chuyên nghiên cứu giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột toàn cầu và sống chủ yếu ở Hong Kong. Nhiệm vụ của ông bao gồm nghiên cứu và phân tích các vấn đề đối ngoại và an ninh mà các nước trong khu vực phải đối mặt, đặc biệt là trên bán đảo Triều Tiên.
ICG đã đóng cửa văn phòng tại thủ đô của Trung Quốc khi Bắc Kinh từ đầu năm 2017 thắt chặt kiểm soát các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại nước này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng ICG không đăng ký tại Trung Quốc và nhân viên của họ vi phạm pháp luật nếu họ tham gia vào các hoạt động ở nước này.
"Anh ấy thực sự tốt bụng, nói năng nhẹ nhàng và ý thức đạo đức tốt", David Zweig, bạn của Kovrig, nói và nhấn mạnh Kovrig rất được kính trọng trong cộng đồng chuyên gia tại Hong Kong.
"Họ đã có được con tin. Hy vọng họ sẽ sớm thả ông ấy", Zweig, giáo sư chính trị Trung Quốc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, cho biết.
Phương Vũ

TRUNG QUỐC THỰC SỰ MUỐN GÌ Ở VIỆT NAM?

Trung Quốc có thèm muốn đất của chúng ta không? Đương nhiên là... KHÔNG ĐIÊN, họ muốn gì ở cái nơi mà dịch vụ xã hội còn thua xa họ, GDP thì còn chưa bằng một tỉnh lẻ của TQ nữa, tự nhiên họ muốn kéo về 96 triệu thành viên không có thiện cảm nói đúng hơn là bài họ làm cái gì? Họ muốn chiếm đất để định cư ư, càng không. TQ đang mua hàng tá bất động sản ở Mỹ, ở Canada, ở Úc, ở châu âu, họ còn mua hết cả vườn nho miền nam nước Pháp cơ mà. Chẳng tội gì họ lại phải tốn xương máu và trăm phương nghìn kế để hoàn thành cái mục đích đó ở cái mảnh đất này trong khi còn bao nhiêu lựa chọn khác chỉ cần giải quyết bằng tiền. Vậy họ muốn gì?
👉Thứ mà họ ham muốn nhất là BIỂN và DẦU KHÍ.
Uớc tính có khoảng xấp xỉ 11 tỉ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên đã được xác định và có tiềm năng trong khu vực trải dài từ Singapore và eo biển Malacca đến eo biển Đài Loan. Hầu hết các mỏ hydrocarbon đều nằm trong vùng biển thềm lục địa của ta. Một phân tích vào năm 2010 của Cơ quan Khảo sát Địa chấn Mỹ đưa ra ước tính có khoảng 0,8-5,4 tỷ thùng dầu và khoảng 7,6-55,1 nghìn tỉ feet khối khí tự nhiên nằm trong lượng tài nguyên chưa được phát hiện.
Khu vực Quần đảo Hoàng Sa của VN (cái mà họ gọi là đang tranh chấp) không cho thấy dấu hiệu nào của các mỏ dầu khí lớn truyền thống, và bằng chứng địa chất cho thấy khu vực này cũng không có tiềm năng đáng kể. Tuy vậy, khu vực này lại có thể có một nguồn tài nguyên băng cháy lớn.
Trung Quốc đang phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu năng lượng lên đến 56% và họ sẽ tìm mọi cách giảm bớt sự phụ thuộc này để bảo đảm tăng trưởng và an toàn năng lượng. Và đối thủ chính trong việc cạnh tranh khai khác dầu ở Biển Đông không ai khác ngoài Việt Nam.
Và tại sao thứ 2 lại là biển? Trung Quốc đang theo đuổi một siêu dự án là kênh đào Kra xuyên Thái Lan, thứ sẽ rút con đường liên vận hàng hóa quốc tế biển đi cả 1000km, tiết kiệm từ 3 đến 5 ngày đường và hàng tỷ tỷ dola mỗi năm. Nếu hệ thống kênh đào này hoàn thiện Trung Quốc sẽ nắm giữ cái BOT trên biển lớn nhất khu vực. Và bạn biết con đường đó sẽ phải đi qua đâu không? Chính là Phú Quốc của Việt Nam chứ còn lệch đi đâu nữa. Nói không ngoa Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi thứ 2 từ siêu dự án này khi án ngữ giữ tuyến huyết mạch giao thông quan trọng. Hãy chịu khó quan sát và suy luận một chút sẽ thấy được cái tâm và tầm nhìn chiến lược, sách lược của các cụ lãnh đạo nhà ta khi không phải tự nhiên Phú Quốc xuất hiện trong bản dự thảo Đơn vị kinh tế đặc biệt hiện nay, Phú Quốc sẽ thành điểm nóng thu hút dòng vốn đầu tư cực cao từ khắp thế giới như Mỹ, Nga, EU, Sing, càng nhiều quốc gia cộng hưởng kinh tế thì việc Trung Quốc muốn gây hấn với VN càng khó vì sẽ bị vướng vào sợi dây ảnh hưởng lợi ích kinh tế của các nước lớn. Và việc đó sẽ kéo theo hệ lụy tiêu tan tham vọng của TQ với nguồn tài nguyên và lợi ích kinh tế ở biển đông.
👉Vậy Trung Quốc muốn thế nào? Chiến tranh ư?
Dĩ nhiên là không, cái Trung Quốc cần là 1 Việt Nam bất ổn và nội chiến để có những quân cờ quan trọng trong việc vận hành mọi thứ theo ý muốn. Và dĩ nhiên qua hàng ngàn năm đánh nhau bầm dập thì không ai hiểu Trung Quốc hơn Việt Nam và ngược lại, người Tàu quá hiểu tâm lý dân Việt. Chỉ cần kiếm cớ thổi bùng cái ngọn lửa chống Tàu cực đoan lên, nhẹ thì quá trình đầu tư của các nước vào VN sẽ bị chậm vì nhà đầu tư nước ngoài sẽ ngần ngại khi bỏ hàng tỷ đô vào khu vực không ổn định trật tự xã hội. Nặng hơn như vụ Bình Dương chúng sẽ kích động để bọn óc quả nho quá khích đập phá các khu công nghiệp, công ty doanh nghiệp quốc tế, kể cả công ty Trung Quốc rồi sau đó chính phủ phải đền bù và nhượng bộ yêu sách của các nhà đầu tư nếu không họ sẽ dọa kiện ra tòa án quốc tế để đòi bồi thường theo luật thương mại..
Các nhà đầu tư nước khác cũng e sợ không dám vào đầu tư nữa. Hàng chục ngàn lao động sẽ thất nghiệp kéo nền kinh tế đi xuống trầm trọng. Khi nền kinh tế bị đe dọa thì họ sẽ buộc ta phải ngồi vào bàn đàm phán về việc nhương bộ khai khác tài nguyên ở Biển Đông. Nên nhớ hiện nay Việt Nam và Nga đang tích cực thăm dò dầu mỏ ở phía nam Biển Đông dù liên tục bị tàu chiến Trung Quốc quấy phá. Nếu nội bộ trong nước không ổn định thì ngoài biển cũng khó mà trụ được. Còn cái giọng điệu Cộng sản bán nước cho TQ? Xin thưa: Nhà nước này mà muốn bán mình cho Tàu thì bán lâu rồi.
Nhiều người cứ nghĩ đánh nhau với Trung Quốc là đao to búa lớn, là bắn nhau ầm ầm, xe tăng máy bay các kiểu nhưng họ nhầm. Đánh nhau bây giờ chủ yếu bằng kinh tế và nhằm vào đời sống xã hội, dùng vũ lực chỉ là phương án hạ sách cuối cùng.
Thật buồn cười ở chỗ đối phương đã lợi dụng chính lòng yêu nước của chúng ta để đánh lại ta mà chưa cần tốn bất kỳ viên đạn nào. Không phải bàn cãi rằng rất nhiều người trong chúng ta có định kiến với Trung Quốc do nhiều nguyên nhân, cũng như người Trung Quốc căm thù người Nhật.
Nhưng người Trung Quốc biết biến cái thù đó thành hành động, họ tìm hiểu rất kỹ về người Nhật, họ làm mọi cách để vượt lên trên người Nhật vì họ biết chỉ có thể rửa nỗi nhục xưa khi vượt qua được Nhật.
Nhìn lại chúng ta, chúng ta hiểu gì về người Trung Quốc và làm gì để cùng tồn tại mà không bị họ bắt nạt. Dăm ba câu chửi cửa miệng với gõ mấy cái status, share mấy bài chửi trên mạng, xuống đường hô hào vài ba câu liệu họ có sợ không?
Xin thưa là không, càng như vậy Trung Quốc càng thích vì họ dễ lợi dụng điều đó để làm suy yếu Việt Nam. TQ hiểu rất rõ chúng ta trong khi nhiều người trong chúng ta chẳng biết gì về họ, bởi chỉ cần ai đó động chạm đến từ Trung Quốc thôi là đã có vô số người giãy nảy lên như đỉa phải vôi rồi, đó là điều rất đáng quan ngại.
Hãy yêu nước bằng một trái tim nóng và một cái đầu lạnh. Không gì khác hơn lúc này là chăm lo củng cố xây dựng nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, xây dựng thế trận lòng dân, thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân vững chắc, tạo thế và lực để giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và sự ổn định chính trị. Đừng biến bản thân thành con rối trên bàn cờ chính trị, xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
--
Tư liệu ST, Huỳnh Duy, Vietnam Skylines chỉnh sửa
#cpdvn_gdtt

12/12/2018

“Chúng tôi muốn có 1 chính phủ như Việt Nam"

Lời nói trên là từ những người dân Pháp đã tham gia cuộc biểu tình trong thời gian qua ở thủ đô Paris - Pháp, Người Pháp thể hiện mong muốn có 1 chính phủ độc lập về chính trị, Quân sự, kinh tế và quan trọng nhất là vấn đề tự quyết của đất nước mình như chính phủ Việt Nam đang lãnh đạo đất nước Việt Nam vậy.
Ở nước ngoài thỉ thoảng các bạn cũng nhìn thấy các cuộc biểu tình vì bất công, vì bị đàn áp...v...v thì ở đó chắc chắn có bóng cờ Việt Nam, Người ta xem Việt Nam như 1 cái gương sáng chói loá để khích lệ tinh thần, cũng như để cho họ hiệu triệu nhân tâm của người khác cho công cuộc đấu tranh của họ, từ chiến thắng điện biên phủ để rồi các nước châu phi nổi dậy đòi độc lập cho tới ngày nay biểu tình ở xứ Catalan, tới Đức, Pháp, Syria, Iraq, Palestin, Lybia.... Thậm chí lãnh đạo của 1 số nước còn lấy Việt Nam ra để doạ kẻ thù của mình ví dụ như:
Gaddafi từng đưa Việt Nam ra doạ các tướng Mỹ trước khi tấn công Lybia : Nếu các ông tấn công chúng tôi, các ông sẽ gặp một Việt Nam thứ hai trên sa mạc.
Tổng thống Putin từng nói trc Obama : Ông quên Việt Nam rồi sao? Obama?
Còn tổng thống Syria Bashar al Asad : Thực lực chúng tôi đủ có, nếu các người tấn công chúng tôi các người sẽ thảm bại như các người đã từng thảm bại ở Việt Nam.
Và trong thế chơi chính trị và kinh tế Việt Nam luôn đứng trung lập nhưng lại thể hiện quan điểm đường lối nhất quán ko theo ai, phụ thuộc ai, ko liên minh với ai để chống ai, ví như chơi với Mỹ nhưng lại đứng trước hội đồng Liên hiệp Quốc thẳng thừng bác bỏ và kêu gọi các nước chống lại nghị quyết trừng phạt Cuba của Mỹ ( các bạn hãy đi hỏi trên thế giới xem có mấy ai dám đứng ra chống Mỹ như Việt Nam chưa ), Bắt tay hợp tác, Mồm luôn lải nhải ca ngợi láng giềng tốt đẹp với Trung Quốc và rằng ko công nhận Đài Loan nhưng vẫn mở cửa sau cho anh Đài Loan vào đầu tư làm ăn mà Trung Quốc có nhìn thấy cũng ko làm gì đc, Viện trợ cho Bắc Hàn nhưng chơi rất thân với Nam Hàn, Ủng hộ nhân dân Palestin nhưng lại mua tên lửa của Isarel?
Chính phủ, Nhà nước và Đảng này đã có công giữ nước gần 90 năm qua, họ đấu tranh gian khổ hàng chục năm trời chỉ với mục đích duy nhất là thống nhất đất nước, xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no cho người dân, mặc dù đâu đó trong bộ máy chính quyền họ vẫn còn có hạn chế, yếu kém về nhiều mặt nhưng đây thật sự vẫn là 1 chính quyền, vì nước vì dân và cũng là 1 chính Đảng duy nhất đại diện cho dân tộc Việt Nam và tiếng nói của nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế.
Lịch sử của đất nước đc dựng nên từ máu của cha ông, hôm nay cũng đã bắt đầu đâm hoa kết trái cũng coi như là có hậu để vơi đi phần nào cho hương hồn những người đã ngã xuống và cho chúng ta thêm niềm tin rằng bình minh tươi đẹp và thịnh vượng đang đến với đất nước chúng ta sau gần 50 năm trời đổ máu giữ nước.
Giống như lời khẳng định của Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam - Chủ Tịch Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng : Đất nước chúng ta chưa bao giờ có vị thế như ngày hôm nay.
Theo Trung Hoàng