Trung Quốc có thèm muốn đất của chúng ta không? Đương nhiên là... KHÔNG ĐIÊN, họ muốn gì ở cái nơi mà dịch vụ xã hội còn thua xa họ, GDP thì còn chưa bằng một tỉnh lẻ của TQ nữa, tự nhiên họ muốn kéo về 96 triệu thành viên không có thiện cảm nói đúng hơn là bài họ làm cái gì? Họ muốn chiếm đất để định cư ư, càng không. TQ đang mua hàng tá bất động sản ở Mỹ, ở Canada, ở Úc, ở châu âu, họ còn mua hết cả vườn nho miền nam nước Pháp cơ mà. Chẳng tội gì họ lại phải tốn xương máu và trăm phương nghìn kế để hoàn thành cái mục đích đó ở cái mảnh đất này trong khi còn bao nhiêu lựa chọn khác chỉ cần giải quyết bằng tiền. Vậy họ muốn gì?
👉Thứ mà họ ham muốn nhất là BIỂN và DẦU KHÍ.
Uớc tính có khoảng xấp xỉ 11 tỉ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên đã được xác định và có tiềm năng trong khu vực trải dài từ Singapore và eo biển Malacca đến eo biển Đài Loan. Hầu hết các mỏ hydrocarbon đều nằm trong vùng biển thềm lục địa của ta. Một phân tích vào năm 2010 của Cơ quan Khảo sát Địa chấn Mỹ đưa ra ước tính có khoảng 0,8-5,4 tỷ thùng dầu và khoảng 7,6-55,1 nghìn tỉ feet khối khí tự nhiên nằm trong lượng tài nguyên chưa được phát hiện.
Khu vực Quần đảo Hoàng Sa của VN (cái mà họ gọi là đang tranh chấp) không cho thấy dấu hiệu nào của các mỏ dầu khí lớn truyền thống, và bằng chứng địa chất cho thấy khu vực này cũng không có tiềm năng đáng kể. Tuy vậy, khu vực này lại có thể có một nguồn tài nguyên băng cháy lớn.
Trung Quốc đang phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu năng lượng lên đến 56% và họ sẽ tìm mọi cách giảm bớt sự phụ thuộc này để bảo đảm tăng trưởng và an toàn năng lượng. Và đối thủ chính trong việc cạnh tranh khai khác dầu ở Biển Đông không ai khác ngoài Việt Nam.
Và tại sao thứ 2 lại là biển? Trung Quốc đang theo đuổi một siêu dự án là kênh đào Kra xuyên Thái Lan, thứ sẽ rút con đường liên vận hàng hóa quốc tế biển đi cả 1000km, tiết kiệm từ 3 đến 5 ngày đường và hàng tỷ tỷ dola mỗi năm. Nếu hệ thống kênh đào này hoàn thiện Trung Quốc sẽ nắm giữ cái BOT trên biển lớn nhất khu vực. Và bạn biết con đường đó sẽ phải đi qua đâu không? Chính là Phú Quốc của Việt Nam chứ còn lệch đi đâu nữa. Nói không ngoa Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi thứ 2 từ siêu dự án này khi án ngữ giữ tuyến huyết mạch giao thông quan trọng. Hãy chịu khó quan sát và suy luận một chút sẽ thấy được cái tâm và tầm nhìn chiến lược, sách lược của các cụ lãnh đạo nhà ta khi không phải tự nhiên Phú Quốc xuất hiện trong bản dự thảo Đơn vị kinh tế đặc biệt hiện nay, Phú Quốc sẽ thành điểm nóng thu hút dòng vốn đầu tư cực cao từ khắp thế giới như Mỹ, Nga, EU, Sing, càng nhiều quốc gia cộng hưởng kinh tế thì việc Trung Quốc muốn gây hấn với VN càng khó vì sẽ bị vướng vào sợi dây ảnh hưởng lợi ích kinh tế của các nước lớn. Và việc đó sẽ kéo theo hệ lụy tiêu tan tham vọng của TQ với nguồn tài nguyên và lợi ích kinh tế ở biển đông.
👉Vậy Trung Quốc muốn thế nào? Chiến tranh ư?
Dĩ nhiên là không, cái Trung Quốc cần là 1 Việt Nam bất ổn và nội chiến để có những quân cờ quan trọng trong việc vận hành mọi thứ theo ý muốn. Và dĩ nhiên qua hàng ngàn năm đánh nhau bầm dập thì không ai hiểu Trung Quốc hơn Việt Nam và ngược lại, người Tàu quá hiểu tâm lý dân Việt. Chỉ cần kiếm cớ thổi bùng cái ngọn lửa chống Tàu cực đoan lên, nhẹ thì quá trình đầu tư của các nước vào VN sẽ bị chậm vì nhà đầu tư nước ngoài sẽ ngần ngại khi bỏ hàng tỷ đô vào khu vực không ổn định trật tự xã hội. Nặng hơn như vụ Bình Dương chúng sẽ kích động để bọn óc quả nho quá khích đập phá các khu công nghiệp, công ty doanh nghiệp quốc tế, kể cả công ty Trung Quốc rồi sau đó chính phủ phải đền bù và nhượng bộ yêu sách của các nhà đầu tư nếu không họ sẽ dọa kiện ra tòa án quốc tế để đòi bồi thường theo luật thương mại..
Các nhà đầu tư nước khác cũng e sợ không dám vào đầu tư nữa. Hàng chục ngàn lao động sẽ thất nghiệp kéo nền kinh tế đi xuống trầm trọng. Khi nền kinh tế bị đe dọa thì họ sẽ buộc ta phải ngồi vào bàn đàm phán về việc nhương bộ khai khác tài nguyên ở Biển Đông. Nên nhớ hiện nay Việt Nam và Nga đang tích cực thăm dò dầu mỏ ở phía nam Biển Đông dù liên tục bị tàu chiến Trung Quốc quấy phá. Nếu nội bộ trong nước không ổn định thì ngoài biển cũng khó mà trụ được. Còn cái giọng điệu Cộng sản bán nước cho TQ? Xin thưa: Nhà nước này mà muốn bán mình cho Tàu thì bán lâu rồi.
Nhiều người cứ nghĩ đánh nhau với Trung Quốc là đao to búa lớn, là bắn nhau ầm ầm, xe tăng máy bay các kiểu nhưng họ nhầm. Đánh nhau bây giờ chủ yếu bằng kinh tế và nhằm vào đời sống xã hội, dùng vũ lực chỉ là phương án hạ sách cuối cùng.
Thật buồn cười ở chỗ đối phương đã lợi dụng chính lòng yêu nước của chúng ta để đánh lại ta mà chưa cần tốn bất kỳ viên đạn nào. Không phải bàn cãi rằng rất nhiều người trong chúng ta có định kiến với Trung Quốc do nhiều nguyên nhân, cũng như người Trung Quốc căm thù người Nhật.
Nhưng người Trung Quốc biết biến cái thù đó thành hành động, họ tìm hiểu rất kỹ về người Nhật, họ làm mọi cách để vượt lên trên người Nhật vì họ biết chỉ có thể rửa nỗi nhục xưa khi vượt qua được Nhật.
Nhìn lại chúng ta, chúng ta hiểu gì về người Trung Quốc và làm gì để cùng tồn tại mà không bị họ bắt nạt. Dăm ba câu chửi cửa miệng với gõ mấy cái status, share mấy bài chửi trên mạng, xuống đường hô hào vài ba câu liệu họ có sợ không?
Xin thưa là không, càng như vậy Trung Quốc càng thích vì họ dễ lợi dụng điều đó để làm suy yếu Việt Nam. TQ hiểu rất rõ chúng ta trong khi nhiều người trong chúng ta chẳng biết gì về họ, bởi chỉ cần ai đó động chạm đến từ Trung Quốc thôi là đã có vô số người giãy nảy lên như đỉa phải vôi rồi, đó là điều rất đáng quan ngại.
Hãy yêu nước bằng một trái tim nóng và một cái đầu lạnh. Không gì khác hơn lúc này là chăm lo củng cố xây dựng nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, xây dựng thế trận lòng dân, thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân vững chắc, tạo thế và lực để giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và sự ổn định chính trị. Đừng biến bản thân thành con rối trên bàn cờ chính trị, xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
--
Tư liệu ST, Huỳnh Duy, Vietnam Skylines chỉnh sửa
#cpdvn_gdtt
--
Tư liệu ST, Huỳnh Duy, Vietnam Skylines chỉnh sửa
#cpdvn_gdtt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét