1/22/2018

LỊCH SỬ SẼ ĐÁNH GIÁ ĐÚNG CÔNG TRẠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI CON GIỮ BIỂN




Đến hẹn lại lên, thời gian này trên mạng xã hội xuất hiện khá nhiều bài viết cũng như video clip kêu gọi vinh danh các binh sỹ đã hi sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 đồng thời so sánh những chiến sỹ QDNDVN đã hi sinh trong trận Gạc Ma - Trường Sa năm 1988. Vì vậy tôi thấy cần làm rõ vấn đề để mọi người có sự nhìn nhận chính xác hơn về hai trận hải chiến Trường Sa Hoàng Sa và vạch rõ mưu đồ đánh lận quân đen của những đối tượng với âm mưu lật sử
Có thể khẳng định rằng bản chất hai trận chiến là hoàn toàn khác nhau!
Hoàng Sa năm 1974 quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) mạnh hơn rất nhiều so với Trung Quốc nghèo nàn về khí tài, lạc hậu về tác chiến thời điểm đó, Vậy mà hải quân VNCH đã tháo chạy tan tác trước quân đội Trung Quốc, thậm chí sợ quá bắn nhầm vào nhau, chính ông Lê Văn Thự thuyền trưởng HQ16 trong hồi ký của mình đã nói rằng “May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 chìm tại chỗ! Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết rằng viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn.” Kết thúc trận chiến, 2 chiến hạm hoàn toàn không nổ phát súng nào (HQ-4, HQ-5) mà chạy thẳng qua Cảng Subich - Philippines giao nộp tàu, vũ khí cho Mỹ, 1 chiến hạm bị chìm do đồng đội bắn, 1 chiếc bỏ chạy về Đà Nẵng trong khi nó dư sức đương đầu với đội tàu cũ và nhỏ của Trung Quốc.

Trong khi Sự kiện Trường Sa 1988 khác hẳn. So sánh về mặt lực lượng rõ ràng các tàu của Hải quân Việt Nam không phải là đối thủ của các tàu khu trục Trung Quốc. Mặt khác cách điều động lực lượng cũng phản ánh phương châm của mỗi bên. Đối với Việt Nam là tiến hành thực hiện chủ quyền đưa quân đi xây dựng canh giữ các điểm đảo cũng như muốn duy trì hòa bình do vậy hầu hết các tàu đều là tàu vận tải chở vật liệu và lính công binh. Ngược lại, Trung Quốc lại điều các tàu chiến cực mạnh, trang bị nhiều vũ khí hạng nặng nhằm thực hiện bằng được âm mưu xâm chiếm Trường Sa bằng vũ lực. Tuy nhiên các chiến sỹ Việt Nam đã giữ vững ý chí chiến đấu, không ngại hy sinh bảo vệ được hai trong ba vị trí trọng yếu là Len Đao, Cô Lin, còn đảo Gạc Ma bị chiếm đóng. Những người lính Việt Nam quyết giữ trận địa đến cuối cùng. Trong đó tàu HQ-505 của Anh hùng – đại tá Vũ Huy Lễ bị hỏng nặng vẫn cố hết lực ủi lên bãi để làm công sự chiến đấu, sau đó đưa xuồng ra cứu đồng đội bị chìm… Nhờ đó mà ta giữ được 2 đảo, Trung Quốc chỉ chiếm được một đảo và không dám lấn tới nữa. Thế nên, những người lính Việt Nam trong trận chiến ngày 14/3 đều không hối tiếc, hối hận, không có người nói xuôi, kẻ nói ngược. (Đa số họ đều là lính công binh, tuổi đời còn rất trẻ. Trong tay họ khi lên cắm cờ, xây dựng mốc chủ quyền trên đảo đa số đều là tay không.)
Việc tri ân những người con bỏ mình vì chủ quyền đất nước, ghi dấu ấn, nhắc nhở các thế hệ con cháu về hy sinh, mất mát của Tổ quốc, về cuộc đấu tranh trường kỳ khẳng định chủ quyền lãnh thổ là việc hết sức có ý nghĩa. Nhưng hiện tại có một số bài báo sử dụng sự TRI ÂN những chiến sĩ đã ngã xuống trong hai sự kiện giữa Hoàng sa 1974 với Trường sa 1988 như một công cụ để lồng ghép ý đồ, thể hiện sự cào bằng, đánh đồng bản chất hai sự kiện chỉ vì ý nghĩa “hòa giải dân tộc”.

Ai cũng biết, Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm do bị là Mỹ – VNCH diễn kịch bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc dẫn đến sự hèn nhát, bạc nhược của binh lính và cấp chỉ huy lúc đó. Sự thật là trong sự kiện đó hải quân Trung Quốc rất yếu, đa phần các tầu Trung Quốc tham chiến năm 1974 là tầu cá. Phòng không trên các tầu Trung Quốc lúc đó gần như là số không, trong khi VNCH có phi đội máy bay ném bom lớn thứ 3 thế giới.
Tương quan chênh lệch rõ ràng như thế mà kết quả thì sao, quân VNCH không những nhanh chóng đầu hàng, buông xuôi, tệ hại đến mức không bắn địch mà bắn vào nhau rồi mạnh ai lấy chạy tám phương tứ hướng, sang cả Philippines bỏ mặc hai tàu bị cháy, bỏ lại toàn bộ người nhái trên đảo (hồi ký của Trung tá Lê Văn Thự đã bày tỏ hối hận về điều này), một kịch bản điên khùng vụng về… Khi nghĩ về một trận chiến như thế người ta chỉ thấy thương cho 74 tử sĩ kia, tội nghiệp cho họ đã đi phục vụ một chế độ tay sai hèn nhát, không được Mỹ bảo kê là tự sát, tan tác. Kết quả là hiện tại, sau mấy chục năm, những tướng tá, chỉ huy VNCH, mỗi người một kiểu, chung quy vẫn nói xấu nhau, kẻ thì Bao Biện, người thì Tranh Công, Đổ Lỗi…
Việc đánh đồng giữa hai sự kiện chẳng khác nào là sự nhục mạ những người lính đã nằm lại ở Gạc Ma, sỉ nhục vong linh các chiến sĩ đã hi sinh trên những đoàn tàu không số, làm tổn thương những cựu tù từng bị giam dưới thời chế độ VNCH đến nay vẫn còn sống và làm tổn thương những bà mẹ có con em hi sinh trong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà đến nay nhiều gia đình vẫn chưa đón được hài cốt của con họ về với quê hương. Hành động đó còn làm tổn thương hàng ngàn chiến binh thanh niên xung phong trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, chống chiến tranh phía Bắc, Tây Nam.

Hòa hợp, đoàn kết dân tộc xuất phát từ tâm sáng lòng ngay đặc biệt là nhận thức lịch sử đúng bản chất. Hòa hợp nôm na là giao hòa tình cảm, bỏ qua quá khứ cùng hợp tác trên tinh thần anh em, máu mủ đồng bào. Được vậy thì HÒA GIẢI đương nhiên lại càng không cần đặt ra. Trên tinh thần HÒA GIẢI DÂN TỘC thì người ta phải biết đặt lợi ích chung lên trên, nhận thức đúng đắn lịch sử đất nước và lịch sử bản thân mà điều chỉnh trong cuộc sống.
Thực tế HÒA GIẢI DÂN TỘC đã thành công với người dân trong nước và bộ phận lớn kiều bào. Chính nghĩa, chính danh đất nước phải đặt đúng chỗ, chứ không phải dùng từ ngữ hòa hợp hòa giải đồng sàng dị biệt cào bằng lịch sử nhằm phục vụ ý đồ nào đó.
Sự ngụy biện núp dưới khái niệm “Hoà giải” trong trường hợp này, bản chất không khác gì hành động “bán nước”, sẵn sàng đánh đổi xương máu, danh dự của triệu triệu người hy sinh cho độc lập, thống nhất đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm cho hai chữ HÒA GIẢI.
(St)
VNTB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét