Với những gì bố con gã thanh niên kia gây ra, nếu chỉ nhắc nhở là chưa đúng. Điều này là cực kì nguy hiểm vì nó tạo tiền lệ xấu cho đám húng chó quậy phá xã hội. Như vậy là dung túng cho cái ác lộng hành.
Ngày 20/4/2018, trên mạng xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh 2 bố con hung hăng chửi bới, lăng mạ, các anh công an phường đang làm nhiệm vụ trên phố Hà Nội khiến nhiều người bức xúc.
Tôi đã đọc kĩ nhiều bài viết khác phản ánh vụ việc và cũng xem kĩ clip trên mạng thấy cách xử lý của công an phường là qúa nhẹ nhàng khi xử lý bằng hình thức giáo dục, nhắc nhở, rút kinh nghiệm.
Xem clip, các bạn sẽ nhận thấy gã thanh niên mất dạy kia phạm ít nhất 2 lỗi trong luật giao thông đường bộ là (1) Điều khiển xe máy đi ngược chiều; (2) Không đội mũ bảo hiểm. Chưa kể anh ta có bằng lái, hay giấy tờ sở hữu xe hay không.
Với lỗi thứ (1), theo điểm i, khoản 4, điều 6 của Nghị định 46, mức phạt là 300-400 ngàn đồng và có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Với lỗi thứ (2), theo điểm i và điểm k, khoản 3 điều 6 Nghị định 46, mức phạt từ 100- 200 ngàn đồng. Nếu chưa có Giấy phép lái xe, theo khoản i điểm 1, điểm a, điểm c khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 điều 21, sẽ bị phạt từ 800- 1200 ngàn đồng và giữ xe 1 tuần.
Như vậy, đối chiếu với trường hợp trên, công an phường không xử phạt hành chính là quá nhẹ nhàng.
Dù chưa có hành vi tấn công gây thương tích hay thiệt hại khác cho lực lượng công an, nhưng những gì bố con gã mất dạy kia thể hiện, rõ ràng có dấu hiệu của tội làm nhục người khác (điều 155 BLHS), tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245 BLHS) và tội chống người thi hành công vụ (điều 330 BLHS). Hậu quả đã xảy ra, giao thông bị cản trở, người phạm luật giao thông không bị xử lý nghiêm túc, danh dự nhân phẩm của ngành công an và của chính các chiến sĩ kia đã bị xúc phạm nặng nề.
Với những gì bố con gã thanh niên kia gây ra, nếu chỉ nhắc nhở là chưa đúng. Điều này là cực kì nguy hiểm vì nó tạo tiền lệ xấu cho đám húng chó quậy phá xã hội. Như vậy là dung túng cho cái ác lộng hành.
* 4 yếu tố cấu thành tội phạm của tội làm nhục người khác:
* 4 yếu tố cấu thành tội phạm của tội làm nhục người khác:
Thế nào là tội làm nhục người khác theo BLHS 2015?
Làm nhục người khác được hiểu là hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Tội làm nhục người khác được quy định cụ thể trong điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS).
a. Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức sau đây: (1) Thể hiện bằng lời nói: Như sỉ nhục, xóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác; (2) Thể hiện bằng việc làm: Như có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu.
Đặc trưng của hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người.
b. Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
c. Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.
d. Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này do không thuộc trường hợp quy định tại Điểu 12 BLHS về các hành vi mà người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm.
Theo Blog Tre Làng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét