Xã hội loài người phát triển gắn liền với lịch sử của quá trình hoàn thiện các qui tắc quản lý xã hội. Hay nói chính xác hơn, đó là hệ thống pháp luật mà bất cứ chế độ chính trị nào cũng phải có để duy trì sự ổn định xã hội, thực hiện quyền cai quản, điều hành đất nước. Và bất cứ giai đoạn nào, xã hội nào đi chăng nữa thì ai đi ngược lại những qui định mang tính bắt buộc ấy của pháp luật, ảnh hưởng đến lợi ích của dân tộc, của hội, của cộng đồng đều sẽ được xem là vi phạm pháp luật và phải bị nghiêm trị, cho dù người ấy là ai, thuộc thành phần nào trong xã hội.
Đối với pháp luật của Việt Nam, trước khi kết luận cá nhân hay tập thể nào vi phạm pháp luật, cơ quan chức năng đã rất cẩn trọng trong việc thu thập chứng cứ, củng cố hồ sơ vi phạm. Và mọi hình thức xử phạt, dù nặng hay nhẹ, dù là hành chính hay hình sự, đều là giải pháp cuối cùng – và điều đó đã nói lên tính đạo đức trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nói thế để thấy rằng, việc Công an Thành phố Cần Thơ bắt tạm giam Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân (38 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty Nông thủy sản Tây Nam, trụ sở tại Hậu Giang) vào giữa năm 2017 và cáo trạng số 26 của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ ngày 12/7/2018 vẫn giữ nguyên truy tố bị cáo về tội “Vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” cùng với một số bị cáo khác có liên quan trong vụ án sau gần một năm vụ án được khởi tố, điều tra và xét xử.
Điều đầu tiên mà bất cứ ai nhìn vào cũng cảm thấy bất ổn bởi hàng loạt những hình ảnh và hành động ngạo mạn, xem thường thậm chí là thách thức pháp luật của bị can Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân trong thời gian bị bắt, làm việc và truy tố trước các cơ quan điều tra và xét xử. Từ khi công an phát hiện ra sai phạm và đã có quyết định bắt tạm giam bị can Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân nhưng bất thường ở chỗ là bị can Nhân lại tỏ vẻ tươi cười một cách ngạo mạn trước những lần bị bắt tạm giam và đáng nói hơn là hành động xé biên bản của bị can này khi làm việc với công an. Nếu là một công dân tuân thủ pháp luật, một doanh nhân trẻ có trình độ, có hiểu biết và tôn trọng pháp luật không ai lại có những hành động như vậy.
Bị can Nhân tỏ vẻ “tươi cười” khi bị bắt
Bị can Nhân đã xé biên bản làm việc của công an khi bị bắt
Cần nói thêm rằng, qua nhiều chứng cư thu thập từ cơ quan điều tra thì Đạt Nhân là một doanh nhân còn khá trẻ nhưng xã hội và pháp luật không thể chấp nhận việc nhân danh một nhà doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp lại lợi dụng quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các Quyết định của Thủ tướng, Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định của Agribank Việt Nam... để thực hiện vay tín dụng trái quy định pháp luật nhằm mua bán bất động sản để vun vén lợi ích cá nhân.Cụ thể hơn trong vụ “Đại án Công ty Tây Nam” này đã gây thiệt hại về tài sản hơn 303 tỷ đồng đối với Ngân hàng nông nghiệp. Ở đây, vấn đề còn lại là có sự câu kết giữa Nhân và một số cán bộ ngân hàng có liên quan trong vụ án này chia chát lợi ích, tác giả sẽ bàn trong bài viết khác.
Sau đó, hàng loạt các hành động núp bóng xem thường pháp luật khác như: bị can này đã chỉ đạo cấp dưới lập ra nhiều chứng từ khống bổ sung; tiêu hủy tài liệu, vật chứng. Phía Agribank Cần Thơ, sau khi làm việc với công an, đã quyết định câu kết với Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân chuyển gói vay hỗ trợ lãi suất 0% sai quy định, sai đối tượng sang gói vay thương mại thông thường để khắc phục hậu quả. VKSND TP. Cần Thơ khẳng định hành vi của các bị can trong vụ án này là nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại về tài sản đặc biệt lớn cho Agribank Việt Nam, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước. Và vào đầu tháng 5/2018, Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ đã chính thức đưa vụ án trên ra xét xử các bị cáo cùng về tội “Vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Tuy nhiên, sau 8 ngày xét xử, Hội đồng xét xử đã trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ để điều tra bổ sung, xác định lại thiệt hại và trưng cầu thẩm định giá đối với các tài sản thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay tại thời điểm ngân hàng nhận thế chấp. Đây có thể nói là một bước hết sức cẩn trọng để các cơ quan chức năng đã rất cẩn trọng trong việc thu thập chứng cứ, củng cố hồ sơ vi phạm của các bị cáo, trong đó có Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân.
Xét về mức độ vi phạm cho thấy hành vi của Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân là nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại rất lớn về tài chính, đến kinh tế đất nước và bị can này phải chịu trách nhiệm hình sự đối với toàn bộ thiệt hại đã gây ra. Nhưng bên cạnh đó, xét về thái độ, hành vi của bị can này cho thấy không thật sự thấy sai lầm và thiệt hại của mình đã gây ra mà luôn tỏ thái độ thách thức, ngạo mạn trước pháp luật. Thiết nghĩ, một trí thức, một nhà doanh nghiệp trẻ là rất cần cho sự phát triển chung của thành phố và đất nước nhưng pháp luật cũng không thể dung túng cho những kẻ xem thường kỷ cương, phép nước như trong vụ án này.
Các cơ quan điều tra ở Thành phố Cần Thơ thời gian qua đã rất kiên trì, cẩn thận đối với các chứng cứ sai phạm và đặc biệt là vấn đề thẩm định giá tài sản thế chấp ngân hàng của vụ án của công ty Tây Nam. Tuy nhiên, do vụ việc sai phạm sau khi trả hồ sơ điều tra lại vẫn không có gì thay đổi, so với cáo trạng trước trong cáo trạng mới số 26, số tiền gây thiệt hại cho Agribank Việt Nam do các bị cáo phạm tội mà Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ quy kết trong cáo trạng số 13/CT – VKS – P3 vẫn giảm không nhiều, từ hơn 304 tỷ đồng xuống còn hơn 303 tỷ đồng. Và cáo trạng này đã truy tố các bị can trong vụ án cùng về tội “Vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, thuộc trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, được qui định tại khoản 3, Điều 179, Bộ luật Hình sự năm 1999, với khung hình phạt tù cao nhất đến 20 năm. Đây là cái kết thích đáng cho những kẻ xem thường pháp luật, phù hợp với những quy định của pháp luật và đáp ứng được mong đợi cầu người dân về tính công bằng, nghiêm minh của luật pháp.
Minh Triết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét