Sau phiên tòa, với bản án trục xuất ngay lập tức dành cho Wiliam Nguyễn, nhiều người đã tỏ ra băn khoăn, thậm chí bức xúc, chúng ta cùng làm rõ đôi điều về vấn đề này:
1. Mức án quá nhẹ, đáng ra phải tù để răn đe bọn phản động?
Trước hết tôi cũng đồng tình với nhận định đó, bởi đối chiếu những hành vi của William Nguyễn với quy định Luật hình sự 2015 thì anh ta xứng đáng bị phạt tù nhiều hơn số ngày đã bị tạm giữ, tạm giam (hơn 01 tháng) kể từ khi bị bắt.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, trong xử lý một vụ án có yếu tố nước ngoài, các cơ quan chức năng thường tính toán rất kỹ.
Về chính trị, rõ ràng trong quan hệ đối ngoại là "có đi, có lại". Chính phủ nào khi có công dân mình bị bắt ở nước ngoài đều chịu áp lực dư luận về trách nhiệm lên tiếng, bảo vệ. Và đối với Mỹ chắc chắn là rất lớn, nên việc họ tác động lên Việt Nam là điều đương nhiên.
Song để thả William Nguyễn chúng ta được gì? Tôi nghĩ không chỉ đảm bảo yêu cầu về đối ngoại tranh thủ sự hợp tác với siêu cường số 1 thế giới, mà quan trọng nhất chính là Bộ ngoại giao Mỹ đã phải công khai lên tiếng thể hiện thái độ rõ ràng, dứt khoát, cảnh báo nghiêm khắc không ủng hộ công dân Mỹ tham gia các hoạt động biểu tình chống chính quyền ở Việt Nam.
Về pháp luật, quan trọng nhất là giáo dục và răn đe. Bản thân William Nguyễn chấp hành hình phạt tù hơn 01 tháng (thời gian tạm giữ, tạm giam) kể từ ngày bị bắt, đã thành khẩn công khai nhận tội và hợp tác tích cực với cơ quan điều tra; Cùng với tuyên bố cảnh báo của Bộ ngoại giao Mỹ chắc chắn đã tác động mạnh đến cử tri Mỹ, nhất là cộng đồng người Việt ở nước ngoài về mối nguy hiểm khi vi phạm pháp luật Việt Nam. Nên chắc chắn từ nay trở về sau những kẻ có ý định về nước nhằm chống chính quyền sẽ phải cân nhắc rất kỹ. Còn những kẻ phản động trong nước đã bị bắt, đang ảo tưởng Mỹ sẽ can thiệp thì sớm vỡ mộng, vì Mỹ không thèm quan tâm đến những thằng không phải công dân Hoa Kỳ.
Vậy việc trục xuất anh ta xem ra cũng được nhiều nữa là khác đấy chứ!
2. Trục xuất có phải là hình thức đặc biệt? Có phải vì hèn khi Tòa không tuyên cấm William Nguyễn nhập cảnh vĩnh viễn?
- Có người thắc mắc, thậm chí bức xúc cho rằng chúng ta hèn đến nổi Tòa không tuyên cấm nhập cảnh vĩnh viễn đối với anh ta. Nhưng xin thưa rằng các bạn cần đọc và hiểu luật, vì:
+ Cấm nhập cảnh vĩnh viễn không được quy định là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung thì lấy cơ sở nào để Tòa án tuyên cấm.
+ Tuy không tuyên cấm, nhưng đương nhiên theo Luật hình sự quy định người bị trục xuất sẽ bị cấm nhập cảnh trong một thời gian nhất định, cái này các bạn cứ mở luật mà đọc.
+ Các bạn đọc khoản 9 Điều 21 và khoản 4 Điều 22 sẽ thấy khi “có lý do về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội” thì Bộ trưởng BQP và BCA có quyền quyết định việc cấm nhập cảnh đối với ai đó. Vậy việc cấm nhập cảnh quá đơn giản và cấm nhập cảnh cũng cần gì đưa lên loa phường, thế mới có một số tên hí hững ra sân bay nhưng đành cụp đuôi quay về là vậy đấy.
3. Tại sao phải hộ tống anh ta ra sân bay mà không để nó tự về.
Vậy xin hỏi có nước nào trục xuất mà cơ quan chức năng lại thả người bị trục xuất ra để nó tự đi không? Nó trốn thì cha con lại cong đít đi tìm bắt về và nhận gạch đá thiên hạ à? Lấy ai để làm thủ tục thông báo bàn giao người cho cơ quan đại diện nước ngoài?. Đó là chưa nói đến nó ra ngoài tạo cớ xuyên tạc mình đánh đập, đe dọa, bắt cóc tù nhân... Vậy nên, việc nó được hộ tống bởi xe biển xanh thì có gì ghê gớm mà phải xoắn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét