7/11/2018

Trương Châu Hữu Danh - Chân dung người làm báo đã tự “bẻ cong ngòi bút”

Thiên chức của báo chí và nhà báo chính là truyền tin. Khi báo chí thực hiện thiên chức của mình, thì nó cũng được trao gửi những sứ mệnh khác. Trong đó, sứ mệnh cao cả nhất, thiêng liêng nhất, chính là sứ mệnh giúp cho con người phát triển tư tưởng.

Tam Lang[1] từng nói: “Nguời làm báo, muốn đạt thiên chức của mình trước hết phải biết nói sự thật, dám nói sự thật để để thực hiện cái quyền thứ tư mà dân chúng đã trao cho và tín nhiệm…” . Nhà báo Do Thái nổi tiếng Joseph Pulitzer đã định nghĩa về nhà báo: “Một nhà báo là một người đứng canh trên đài chỉ huy của con thuyền quốc gia. Anh ghi nhận mỗi cánh buồm lướt qua, những dấu hiệu nhỏ nhoi cần phải chú ý ở chân trời trong khi thời tiết tốt…Anh nhìn chăm chú vào sương mù và bão tố để báo trước những hiểm nguy ở phía trước. Anh không nghĩ đến tiền lương của anh hoặc đến số lời của ông chủ anh. Anh ở đó để canh chừng cho an ninh và hạnh phúc của nhân dân vốn đang tín nhiệm nơi anh”[2].
Hiện nay với sự đa dạng của các loại hình báo chí, sự cạnh tranh gay gắt trong xu hướng bùng nổ thông tin hiện nay đã và đang đặt ra những đòi hỏi rất cao đối với những người làm báo. Đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của hàng loạt mạng xã hội đã tác động nhanh chóng và tạo ra nhiều sự lựa chọn đối với người đọc. Bên cạnh những thông tin tích cực, xuất hiện ngày càng nhiều và sự tán phát tốc độ cao của những thông tin xấu, độc hại, thậm chí là những thông tin giả mạo, sai lệch… Chính vì vậy, đòi hỏi người làm báo phải có lập trường chính trị, bản lĩnh vững vàng, nêu cao được trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người cầm bút để sàng lọc, phân tích, đánh giá thông tin từ đó đưa đến cho độc giả những thông tin trung thực, khách quan, hấp dẫn và đem lại lợi ích cho công chúng.
Trách nhiệm ở đây chính là ngòi bút phải được thường xuyên rèn giũa, phản ánh khách quan, trung thực mọi khía cạnh xã hội, phê phán tiêu cực, hạn chế để góp phần điều chỉnh nhận thức của cộng đồng, xã hội. Nhưng điều quan trọng hơn là cổ vũ những điều tốt đẹp để nhân rộng ra toàn xã hội, để dân chúng tin tưởng vào sự phát triển của đất nước trong tương lai. Và ngòi bút sắc bén phải là ngòi bút làm cho độc giả nhận thức đúng đắn đâu là giá trị thực thụ, đúng đắn cần xây dựng và phát huy, đâu là hiện tượng, tư tưởng sai trái, lệch lạc cần điều chỉnh, khắc phục và kiên quyết tránh xa. Đó mới là báo chí, nhà báo chân chính.
Bàn luận sâu vào điều này để thấy rằng thực chất hiện nay bên cạnh những cây bút đêm ngày chiến đấu không mệt mỏi với đúng sứ mệnh của mình thì cũng đã xuất hiện không ít nhà báo cam tâm “bẽ cong ngòi bút” của mình hoặc vô tình để cho ngòi bút của mình bị “rỉ sét”. Điều đó có thể do khách quan nhưng phân tích ở góc độ xã hội thì đa phần là do chủ quan của người cầm bút! Giống như gần đây có trường hợp của phóng viên Trương Châu Hữu Danh, cũng một thời là cây bút chiến. Nhưng dần dần tư tưởng người này đã có vấn đề và trượt dài qua những bài viết gần đây. Ngay từ khi ông này nghiêng hẵn sang viết những bài chuyên bới móc những hạn chế của xã hội, những điều xấu, ác rất ít so với muôn vàn những điều tốt đẹp mà xã hội Việt Nam đã xây dựng được từ hơn 30 năm đổi mới đến nay đã là biểu hiện ngòi bút này bắt đầu không còn sắc bén nữa. Nhưng có thể do góc nhìn thiển cận cá nhân, do nhận thức lệch lạc hoặc cũng không loại trừ do có sự tác động bên ngoài đến lợi ích cá nhân như phân tích ở trên đã tác động và điều khiển ngòi bút của Hữu Danh. Và rõ ràng, điều tồi tệ nhất rồi cũng đã đang đến gần, sứ mệnh của nhà báo bắt đầu bị cắt xén dần do thông tin của nhà báo này bị lệch hướng. Ông này đã viết và nghiêng thông tin về định hướng sai lệch dư luận theo kiểu “thấy cây mà không thấy rừng”, đưa một vài thông tin  cục bộ, nhỏ nhặt để “giật title”, “câu like”, … hoặc vì một mục đích nào sâu xa hơn, thâm độc hơn do những kẻ núp đằng sau giật dây, giở trò. Có những bài viết của Trương Châu Hữu Danh trên các trang báo mạng mà độc giả không tìm đâu ra một điểm sáng của đất nước để còn có động lực phấn đấu mà thay vào đó là bóng tối ảm đạm do kiểu vẽ vời của phóng viên này: khi thì từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, xã hội,… khi thì từ thành thị đến nông thôn, từ các khu công nghiệp cho đến nông nghiệp, … đâu đâu cũng thấy toàn tiêu cực. Có nhiều lần ông này còn dùng quan điểm cá nhân của bản thân mình để quy chụp quan điểm, đường lối, chính sách chung của Đảng và Nhà nước. Có khi khác, kẻ này lại lấy sai phạm của một số cá nhân, tập thể đã được điều tra, kiểm điểm và trừng trị nghiêm minh trước pháp luật lại truyền thông điệp đó là cả xã hội, toàn thể bộ máy,…đã thối nát, suy thoái trầm trọng. Thật là không hiểu nổi cái thể loại phóng viên như vậy mà có những tờ báo vẫn còn dung túng cho họ, đăng tin, đăng bài phản ánh lệch lạc sự thật, đem ý kiến chủ quan, cá nhân lại nâng lên thành chủ trương, đường lối chung,…Thật lòng mà nói, nếu anh này không bị tác động từ bên ngoài thì cũng nên xem xét lại nhận thức của chính bản thân anh ta đã có vấn đề rất lớn về tư tưởng. 
Trương Châu Hữu Danh chụp ảnh cùng Nguyễn Lân Thắng và các đối tượng thường xuyên có hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước
Kết thúc bài viết, người viết muốn gửi thông điệp đến Trương Châu Hữu Danh rằng một người có thể làm bất kỳ công việc gì để nuôi sống bản thân, nhưng nghề để nuôi sống tư tưởng thì không dễ chút nào, nhất là tư tưởng của người khác và tư tưởng của xã hội. Đặc biệt là hiện nay nhiều hệ giá trị đan xen, phần lớn người ta làm gì cũng nghĩ đến tiền trước hết. Nhưng nếu làm báo mà chỉ nghĩ đến đó thì nên dừng lại, chuyển sang một nghề khác. Không thì sớm hay muộn chắc chắc nhà báo đó cũng sẽ đi vào bế tắc. Bởi cái nghề này, nó sẽ kéo anh đi để thoả mãn cái sứ mệnh của nó, và do vậy nó sẽ khiến anh luôn luôn phải đứng giữa lằn ranh của sứ mệnh và tiền bạc. Một khi đã vì tiền bạc thì sứ mệnh sẽ không còn nữa và khi đó tất nhiên sẽ không còn là nhà báo nữa. Và có khi còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều mình đã viết, đã phát ngôn.
Minh Triết

[1] Tên thật là Vũ Đình Chí (1900 – 1986), là một trong những nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam
[2] Trần Hữu Quang, Nhà báo viết về nghề báo, dẫn lại theo John Hohenberg, Ký giả chuyên nghiệp. Lý thuyết và thực hành trong các ngành truyền thông đại chúng, bản dịch của Lê Thái Bằng và Lê Đình Điểu, Sài Gòn, NBX Hiện đại Thư xã, 1974.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét