4/27/2017

BÓP MÉO SỰ THẬT ĐỂ DỐI TRÁ LÊN NGÔI

Trên thế giới không có nước nào lại không quản lý hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên do thể chế chính trị của từng quốc gia nên họ luôn điều chỉnh bằng pháp luật vì tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội để pháp luật điều chỉnh các hoạt động xã hội. Ở Việt Nam cũng vậy, quyền tự do tôn giáo được khẳng định bằng pháp luật vì Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo.
Đến nay Việt Nam có 38 tổ chức tôn giáo, trên 24 triệu tín đồ và 80.000 chức sắc với khoảng 26.000 cơ sở thờ tự được sửa chữa và xây mới khang trang có địa vị pháp lý để hoạt động cùng với các cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo với đủ các cấp học như: Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúa giáo và các trường cao đẳng, trung cấp của các tôn giáo đang hoạt động với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương. Với xã hội học tập đã có nhiều nhà tu hành Phật giáo có học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ được học tập trong nước và nước ngoài chiếm tỷ lệ khá lớn. Khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng. Hàng năm có khoảng 8.500 lễ hội tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức. Hoạt động báo chí in ấn xuất bản trong lĩnh vực tôn giáo được đẩy mạnh, riêng Nhà xuất bản Tôn giáo đến nay đã xuất bản hơn 4.000 đầu sách với số lượng hàng chục triệu bản góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Thực tế hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm: Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân, luôn đồng hành tồn tại cùng dân tộc. Từ đó, kiên trì chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của mọi người dân và đạt được những kết quả tốt đẹp. Các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam phát triển tích cực, ổn định, đồng bào có đạo ngày càng tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều 24, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật. 
Thật vậy, trong các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặc biệt từ đổi mới năm 1986 đến nay thì chính sách với tôn giáo là một chính sách rất lớn. Năm 1990 Đảng Cộng sản Việt Nam có một Nghị quyết về tôn giáo, thì đến năm 2003 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 9 có Nghị quyết số 25 về công tác tôn giáo, từ đó tạo ra định hướng về công tác tôn giáo, tạo quan điểm nền tảng ứng xử về vấn đề tôn giáo. Đến năm 2004 có Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo là văn bản qui phạm pháp lý cao nhất từ trước tới nay của Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo lại được cụ thể hóa bằng những quan điểm đổi mới của Đảng cũng như tạo hành lang pháp lý để hướng dẫn tôn giáo thực hiện tự do tôn giáo nằm trong sự quản lý điều tiết của Nhà nước. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, mọi công dân có tín ngưỡng tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau. 
Tuy nhiên với mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, các thế lực thù địch trong và ngoài nước mưu toan phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ các tôn giáo, chia rẽ người có đạo và người không có đạo, xuyên tạc, vu cáo, bôi đen tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam, tung ra nhiều luận điệu sai trái: Ở Việt Nam không có tự do tôn giáo vì Đảng Cộng sản đã vô thần chủ trương xóa bỏ tôn giáo. Gần đây, khi một số đối tượng lợi dụng tự do tôn giáo để hoạt động chống phá chính quyền, vi phạm pháp luật, bị cơ quan chức năng Việt Nam xử lý theo quy định của pháp luật thì lại tìm cách xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp tôn giáo, bắt giam các nhà tu hành vì lý do tôn giáo v.v…Vậy tại sao lại có sự nhìn nhận sai lệch ấy? 
Thứ nhất: Vì có người chưa hiểu hết thông tin chính thống mà cố tình nghe theo những thông tin tiêu cực, xuyên tạc tình hình tôn giáo Việt Nam theo góc nhìn của họ. Muốn để lấy cá biệt che lấp cho cái toàn cục, cái bé xé ra to.
Thứ hai: Có các đạo lạ, đạo mới xuất hiện còn gọi là tà giáo như đạo Hà Mòn, đạo Dương Văn Mình, đạo Thanh Hải vô thượng sư v.v… với những giáo lý rất nhảm nhí rằng: Không cần lập bàn thờ tổ tiên chỉ cần siêng năng dâng hoa và cầu nguyện thì có cuộc sống no đủ, tốt đẹp, không làm cũng có ăn, ốm đau, bệnh tật không cần chữa cũng khỏi, thậm chí nợ ngân hàng cũng được trả hết và tuyên truyền phản động chống lại chủ trương chính sách của nhà nước ta v.v… 
Nhưng họ đâu biết, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo của Việt Nam qui định rất rõ những tôn giáo mà ảnh hưởng đến: Trật tự nơi công cộng; ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống của người Việt Nam; ảnh hưởng đến quyền lợi cơ bản của người công dân thì tôn giáo đó vi phạm pháp luật và bị xử lý.
Như vậy, Tín ngưỡng tôn giáo đã hòa nhập vào dòng chảy văn hóa Việt Nam làm phong phú thêm nét văn hóa đa dạng của người Việt. Đông đảo người theo tôn giáo đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động chung của xã hội, đoàn kết xây dựng đời sống tốt đời đẹp đạo. Việt Nam là mẫu hình trong thực hiện chính sách tôn giáo và sự phát triển của cộng đồng, đưa đời sống dân sinh, dân trí lên cao. Đông đảo nhận thức của đồng bào tôn giáo luôn tâm niệm: Người giáo dân tốt đồng thời là người công dân tốt coi đây là 2 trách nhiệm của một con người. Do vậy, dưới sự lãnh đạo quản lý và điều hành của Đảng, Nhà nước cũng như mọi tổ chức xã hội có trách nhiệm đối với các tổ chức tôn giáo và hoạt động tôn giáo đang được quy định cụ thể và hết sức rõ ràng, theo hướng tích cực cải cách thủ tục hành chính về thời gian, trình tự thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo hoạt động. Không chỉ được thể hiện bằng các quan điểm, chính sách mà trên thực tế, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân, của mọi tổ chức tôn giáo chân chính với hàng chục triệu tín đồ trên cả nước luôn được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm, tôn trọng và tạo điều kiện hoạt động, phát triển. Ở Việt Nam, không có bất kỳ ai bị bắt, giam giữ hoặc kiểm soát, truy bức vì lý do tôn giáo, những người theo tín ngưỡng tôn giáo được tự do sinh hoạt, thờ cúng, tiến hành các nghi lễ tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật. Đó là sự thật không thể chối cãi, phủ nhận và trên thực tế đã và đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ ở khắp mọi miền đất nước Việt Nam, lợi ích của người dân đang xây dựng là để có một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh./.
Nguồn: Fb Thanh Ca Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét