8/08/2017

Nghĩ về sự lộng quyền của báo chí

Từ xưa đến nay, báo chí vốn được coi là một cơ quan quyền lực thứ tư. Ở Việt Nam ta cũng vậy, mặc dù trong tất cả các văn bản pháp quy thì chẳng ai cho là như vậy. Quyền lực thứ tư là được hiểu theo tính chất của báo chí.
Không ít giám đốc các doanh nghiệp, kể cả Nhà nước và tư nhân đã từng phải dở khóc, dở mếu, thậm chí có những nơi khuynh gia bại sản về một vài bài báo đăng về đơn vị mình sai sự thật. Cũng không ít giám đốc đã từng nhận các cú điện thoại, đầu tiên là phóng viên nói nhã nhặn, tử tế rồi thông báo rằng có tài liệu tiêu cực về đơn vị và sẽ đăng vào số báo tới, nhưng rồi sau đó họ chuyển giọng và đề nghị xin quảng cáo.  Có những bài báo bới móc đời tư cá nhân nhà người ta ra chửi, rồi đến khi thấy sai thì không đính chính và “nói lại cho rõ”… Rồi không ít bài báo được viết bịa đặt, xuyên tạc sự thật đã gây hại cho cả một vùng quê, một ngành nghề.
aa
Có thể nói trong thời buổi hiện nay, đúng là báo chí đang dần dà trở thành cơ quan quyền lực thứ tư, mặc dù báo chí Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Do có quyền lực mà lại thiếu những chế tài cụ thể, cho nên không ít tờ báo ở Việt Nam đã có những biểu hiện nghiêm trọng về việc lạm quyền là viết sai sự thật, viết xâm phạm đời tư cá nhân và sau đó viết sai thì không đính chính.
Luật Báo chí cũng đã quy định là cấm báo chí được xâm phạm đời tư cá nhân, nhưng thế nào là đời tư, đời tư cá nhân gồm những cái gì thì chẳng có quy định nào cả. Hoặc ví dụ, Luật có ghi “vụ án đang trong quá trình điều tra, xét xử thì Cơ quan điều tra, tố tụng có quyền không cung cấp tài liệu, còn báo chí nếu có tài liệu đăng thì phải chịu trách nhiệm”. Thực tế cho thấy, rất nhiều vụ án đã được các cơ quan điều tra, tố tụng “tuồn” tài liệu cho báo chí và dùng báo chí để gây áp lực lên dư luận; gần đây đã có không ít vụ mà việc điều tra, xét xử được “báo chí định hướng”.
Nhiều giám đốc các doanh nghiệp đều cho rằng, báo chí là một kênh thông tin rất quan trọng và những bài báo tốt, phản ánh trung thực hoạt động của đơn vị đã có tác dụng cổ vũ, động viên và giúp doanh nghiệp hoạt động tốt.
Và thực tế, chẳng có doanh nghiệp nào “dại dột” lại đi “gây sự” với báo chí cả. Ai cũng muốn báo chí đồng hành cùng với mình và doanh nghiệp và báo chí là bạn bè. Doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động của mình, chắc chắn không ít những việc làm chưa đúng, nhưng điều mà các doanh nghiệp mong muốn ở nhà báo là hãy phản ánh hoạt động của đơn vị họ một cách trung thực, đừng suy diễn, và nếu có phê phán thì cũng phải trên tinh thần xây dựng. Còn mà phê phán doanh nghiệp theo kiểu “nói lấy được” hoặc như “bát nước hắt đi” thì quả thật đành phải nói câu “đừng dây với nhà báo”.
Mới đây, ngày 6.8, Công an TP.Cần Thơ bắt quả tang Phạm Lê Hoàng Uyển đang nhận tiền của 2 doanh nghiệp ở H.Châu Thành, Hậu Giang tại một quán cà phê ở P.Tân An, Q.Ninh Kiều khi đang nhận 280 triệu đồng trong tổng số 700 triệu đồng của doanh nghiệp để 'gỡ' 3 bài viết trên báo phụ nữ TP. HCM, thậm chí còn hù dọa nếu đăng bài thứ 4  muốn gỡ xuống thì phải chi 1 tỷ đồng. Qua đó cũng cho thấy sự lộng hành của báo chí, đúng như Bộ trưởng Bộ TTTT đã từng nói "sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ"
Không dừng lại ở đó, một phóng viên VOV hoạt động trên địa bàn Tây nguyên vừa bị công an tạm giữ để điều tra do có liên quan vụ việc cưỡng đoạt tài sản, Công an TX.An Khê (Gia Lai) cho biết đang tạm giữ một ô tô gắn BS 51C-756.55 để xử lý hành vi gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe, không có giấy đăng ký xe và không có giấy chứng nhận bảo hiểm....
Rồi không biết thời gian tới sẽ có bao nhiêu phóng viên sẽ rơi vào trường hợp như thế. Thật buồn và đau đớn làm sao.
Nhưng chúng ta hãy cảm ơn, tôn vinh những nhà báo chân chính, nhưng cũng phải biết nhìn thẳng vào sự thật về một bộ phận không nhỏ nhà báo và tờ báo đã có những bài báo, những việc làm gây tổn hại cho thanh danh nghề báo.
Ba Giai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét