6/20/2017

Lê Công Định xin được tước Quốc tịch Việt Nam: Tinh tướng vừa thôi

Sáng 16/6/2017, anh luật sư Lê Công Định có tút FB với tựa: “Hãy tước quốc tịch của tôi”. Trong đó, “phân tích” câu trả lời của người phát ngôn Bộ ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng trả lời hôm 15/6/2017, trước câu hỏi của phóng viên AFP và để tỏ ra ủng hộ Phạm Minh Hoàng trong chống phá nhà nước Việt Nam, Định thách thức: “hãy tước Quốc tịch của tôi”.

He he. Nếu Lê Công Định muốn thôi Quốc tịch Việt Nam, xin mời anh viết đơn theo điều 27, 28 và 29 Luật Quốc tịch Việt Nam, tôi ký ngay và luôn. Nhưng tôi cá, với loại bi treo trên cổ như anh thì đéo dám viết đơn đâu. Tôi Thật!
Thật ra, đối với Lê Công Định việc tước Quốc tịch hay không cũng không quan trọng, vì đã từ lâu, người ta không còn coi Định là người Việt bởi những gì hắn đã làm với dân tộc này. Chính xác hơn, cho dù gã có cái tên Việt là Lê Công Định thì người Việt vẫn chỉ coi gã là loài chó ghẻ phản chủ mà thôi.
Tất nhiên, không phải trường hợp nào muốn thôi Quốc tịch Việt Nam là được thôi. Điều 27 Luật Quốc tịch quy định về căn cứ thôi Quốc tịch Việt Nam như sau:
1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
5. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam.
Trở lại vấn đề, trả lời câu hỏi của phóng viên AFP, người phát ngôn Bộ ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng trả lời: “Phạm Minh Hoàng đã vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia. Việc tước quốc tịch được thực hiện theo đúng pháp luật của Việt Nam. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thông báo tới cá nhân ông Hoàng và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.”. Câu trả lời này là hoàn toàn đúng với quy định tại Điều 31 (Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam), Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014).
19366626_384489511948925_4465979055565311922_n
Tôi trích Luật Quốc tịch, Điều 31: “Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam” để các anh chị thấy bà Lê Thị Thu Hằng đã trả lời đúng:
1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ vào luật này, có thể thấy rõ ràng Phạm Minh Hoàng đã vi phạm Khoản 1 Điều 31. Vì thế, anh ta bị tước Quốc tịch Việt Nam là hoàn toàn thỏa đáng.

Trong tút FB của mình, Lê Công Định cho rằng nếu như “Ai vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia thì sẽ bị tước quốc tịch Việt Nam”, thì trường hợp của gã cũng xứng đáng bị tước quốc tịch. Định viết “tôi cũng như giáo sư Phạm Minh Hoàng, từng bị cáo buộc vi phạm pháp luật của Việt Nam vì từng xâm phạm “an ninh quốc gia” kiểu Việt Nam, HÃY TƯỚC QUỐC TỊCH CỦA TÔI!”.
Lập luận này cho thấy trình hiểu biết pháp luật của một kẻ khoác áo “Luật sư” là có vấn đề. Nhưng qua đây, Định cũng đã tự thú nhận rằng chính gã đã “từng xâm phạm “an ninh quốc gia” – Đây là điều mà Lê Công Định vẫn bai bải chối tội trước Tòa và dư luận sau khi được thả. Tuy nhiên, rất dễ dàng nhận ra, trường hợp của Lê Công Định vẫn chưa tới mức để bị tước Quốc tịch. Có lẽ, vì điều này mà gã tỏ vẻ ta đây anh hùng, ngạo mạn lên tiếng thách thức pháp luật.
Nói thẳng, với Định chuyện tước hay không tước, cho thôi hay không cho thôi Quốc tịch Việt Nam còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là lợi ích dân tộc và cả những yếu tố không tiện nói ra, chứ không phải muốn là được. Hehe!
Bố cứ “quy hoạch treo” mày ở đó đấy Định ạ. Tinh tướng vừa thôi
(taydo24h)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét