6/20/2017

Việt Tân đang chơi khó Phạm Minh Hoàng

Để ở lại Việt Nam sau khi có quyết định tước Quốc tịch từ ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Phạm Minh Hoàng đã không hề đả động gì đến chuyện ông là thành viên của tổ chức khủng bố Việt tân, vì ông hiểu nếu nói ra sẽ rất bất lợi. Ông cũng đã thuê một Luật sư để bảo vệ quyền lợi của mình mặc dù đơn xin từ bỏ quốc tịch Pháp đã bị cơ quan lãnh sự quán Pháp tại TP Hồ Chí Minh bác bỏ vô điều kiện.

pmh
Phạm Minh Hoàng bên cạnh GS Nguyễn Đình Cống (Nguồn: FB).
Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy, Việt Tân đang bỏ rơi và chơi khó Phạm Minh Hoàng.
Đầu tiên phải kể đến việc Chân Trời Mới Media, được cho là bộ phận truyền thông, phát ngôn của Việt Tân có đoạn viết chính thức như sau: “Giáo sư Phạm Minh Hoàng là người đấu tranh cho dân chủ tự do và cũng là một thành viên đảng Việt Tân. Việc ngang nhiên tước quốc tịch Việt Nam đối với ông Phạm Minh Hoàng cho thấy, nhà cầm quyền CSVN đang sử dụng chiêu trò mới để đối phó với người bất đồng chính kiến”.
Không dừng lại đó, trong một lần lên tiếng thông qua việc ra tâm thư, Chủ tịch Việt Tân – ông Đỗ Hoàng Điềm đã viết như sau:
“Thưa quý vị và các bạn,
Chế độ độc tài Cộng sản đã vừa làm một việc phi lý khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký lệnh tước quốc tịch Việt Nam của Giáo sư Phạm Minh Hoàng, một người tranh đấu cho dân chủ và là một đảng viên Việt Tân. Phi lý vì theo Điều 15 của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà nước Việt Nam đã công nhận, bất cứ ai đều có quyền được có quốc tịch và không ai có thể bị tước đoạt quốc tịch một cách tùy tiện hoặc bị ngăn cản quyền thay đổi quốc tịch.
Không những phi lý mà đây còn là một việc làm vô nghĩa vì sự chọn lựa làm người Việt Nam là một quyền thiêng liêng, không một chính quyền nào có khả năng tước đoạt. Bất cứ ai đã sinh ra trên đất nước Việt Nam đương nhiên có quyền được làm người Việt, cho dù ngày hôm nay họ đang sống ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Ngay cả những người Việt Nam sinh trưởng ở nước ngoài, biết bao nhiêu người đang hãnh diện mình là người Việt, sống với nếp văn hóa Việt và hành xử như là một người Việt.
Tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới và đã gặp rất nhiều người, dù đã xa quê hương hơn nửa đời hay sinh ra trên xứ người, nhưng họ vẫn chọn làm người Việt Nam và hướng về đất nước với tâm tư của một người con xa xứ. Đây là một sự chọn lựa đến từ tâm của mỗi người và qui chế quốc tịch không đủ để định nghĩa họ là người Việt hay là không.
Bởi đến từ trong tâm nên sự chọn lựa làm người Việt Nam còn đang thúc đẩy nhiều người dấn thân chống lại những bất công và tha hóa đang xảy ra trên quê hương, chống lại sự độc tài thối nát của đảng Cộng sản. Sự dấn thân này đang xảy ra ở khắp mọi nơi, ở trong cũng như ở ngoài đất nước Việt Nam. Đây là sự chọn lựa hành động vì đất nước Việt Nam, của những ai đã chọn làm người Việt dù có mang quốc tịch hay không.
Anh Phạm Minh Hoàng đã chọn lựa và sống như vậy. Anh rời Việt Nam đi du học vào năm 1974 và sau khi thành tài đã chọn quay trở về để sống và phục vụ dân tộc trong cương vị của một nhà giáo. Anh đã sinh ra làm người Việt và chưa hề bao giờ chối bỏ điều này. Ngày hôm nay, dù chế độ độc tài có tước quốc tịch Việt Nam của anh, nhưng anh cũng vẫn là người Việt và sẽ tiếp tục tranh đấu cho dân tộc.
Nhưng qua việc làm phi lý này, chúng ta cần nhìn thấy rõ chế độ độc tài đang dùng luật để đàn áp và loại trừ một người tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ trên đất nước Việt Nam. Để phục vụ chính họ, chế độ độc tài sẵn sàng chà đạp lên hiến pháp và luật pháp của họ, sẵn sàng đặt để ra những điều luật trái với lẽ phải. Vì vậy, chúng ta phải lên án hành động cực kỳ sai trái này vì nếu ngày hôm nay họ làm được với anh Phạm Minh Hoàng, thì ngày mai họ có thể tước bỏ quốc tịch của bất cứ ai đang tranh đấu cho một đất nước Việt Nam dân chủ và tiến bộ.
Chế độc độc tài Cộng sản không thể cướp đoạt quyền làm người Việt Nam của chúng ta.
Hãy cùng nhau phản kháng lại chế độ độc tài. Hãy cùng nhau xác quyết “Tôi Là Người Việt Nam.”
Đỗ Hoàng Điềm,
Chủ tịch Đảng Việt Tân”.
Với tư cách một người theo dõi sự việc, thì 2 động thái đó là sự ủng hộ giả hiệu mà từ cơ quan truyền thông, đến ông Chủ tịch của tổ chức Việt Tân hướng đến ông Phạm Minh Hoàng với tư cách là một thành viên.
Họ lên tiếng ủng hộ ông Hoàng nhưng nếu ai đó đọc kỹ “Tâm thư” của ông Đỗ Hoàng Điềm thì đấy là một cách giới thiệu trá hình về tổ chức này. Đó cũng là cách để người đứng đầu Việt Tân xua tan những tiếng xấu, nhơ nhớp đã có bấy lâu nay!
Nếu thực sự vì đại cục và thương yêu “thành viên’ của mình. Nhưng với việc “quảng bá” ông Hoàng là thành viên của mình, Việt Tân đang hướng đến trò “vắt chanh bỏ vỏ quen thuộc”. Chỉ có điều nó diễn ra trong bối cảnh khó khăn nhất của ông Hoàng!
nguồn: vntb.org
(taydo24h)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét