6/19/2017

Nhà báo và chuyện người thi hành công vụ

Thực ra chuyện nhà báo thậm chí cả PV đi có phải người thi hành công vụ đã được bàn nát nước ra rồi. Và cấp có thẩm quyền cao nhất là Quốc hội không coi hoạt động báo chí là hoạt động công vụ rồi. Nhưng bàn thêm tí vì nhà báo – những người chuyên phê người khác hóa ra chẳng hiểu lắm về pháp luật cả.

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 208/2013/NĐ-CP thì: Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
Tóm lại, người thi hành công vụ phải được người có thẩm quyền giao một nhiệm vụ, việc giao cũng như tiến hành nhiệm vụ này theo quy trình nghiêm ngặt của pháp luật và mang tính quyền lực công.
VD: Chủ tịch huyện ra quyết định cưỡng chế và thành lập đoàn cưỡng chế. Thì hoạt động của đoàn cưỡng chế (theo kế hoạch) là thi hành công vụ.
Nhưng nếu Chủ tịch huyện sai Chánh văn phòng đi đòi nợ thằng chủ quán thì đó không phải thi hành công vụ.
2. Nhà báo có phải công chức? Nhiều người gắn chữ công vụ vào công chức, và cho rằng nhà báo là công chức thì thi hành công vụ.
Nhà báo, kể cả những người làm việc tại VTV – một cơ quan thuộc Chính phủ (có dấu quốc huy) thì cũng không phải ai cũng là công chức.
Tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ như: Báo Nhân Dân, VTV, VOV, TTXVN… (chưa nhớ hết) thì Ban Tổng giám đốc và Trưởng phó các ban là công chức.
Còn tại các báo thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ thì Tổng Biên tập và các Phó TBT là công chức. VD: Báo Giao thông của Bộ GTVT của Nguyen Nga.
Báo thuộc Tổng cục, Cục, Thành ủy và cấp thấp hơn thì chỉ có Tổng Biên tập là công chức. VD: Báo Tuổi trẻ thuộc Thành đoàn TP HCM, hay báo Người Lao động của Dũng Thế
Tuy nhiên cũng có ngoại lệ. Nhà báo hoạt động tại các cơ quan báo chí của lực lượng vũ trang như Báo CAND và Báo QĐND thì một số nhà báo được tuyển dụng vào lực lượng vũ trang, phong hàm sĩ quan, hạ sĩ quan thì được coi là công chức (đặc biệt). Chú Văn Chiến là một VD.
3. Trước tình trạng nhà báo hay ăn đấm vì đếm tầng mí cả cưa gái lằng nhằng, nhiều nhà báo mong muốn/ thể hiện mong muốn hoạt động báo chí là “hoạt động công vụ” để được trở thành “người thi hành công vụ”.
Phần lớn những mong muốn này là lương thiện nhưng cũng có nhiều nhà báo, tôi biết, cả đời chỉ dùng thẻ nhà báo để xin xe, chưa viết nổi bài báo nào ra hồn, thì mong thành “người thi hành công vụ” chủ yếu để đi ve gái. Nói các nhà báo chân chính đừng buồn.
4. Cũng cần phân biệt giữa hoạt động công vụ và hoạt động báo chí.
Hoạt động công vụ mang quyền lực nhà nước, do người có thẩm quyền giao, hoạt động công vụ được thực hiện theo trình tự chặt chẽ do pháp luật quy định: Phải có quyết định, kế hoạch, phân công, phân nhiệm, người đi thực hiện phải có thẻ công chức, thẻ ngành, có lệnh, quyết định về công việc đó và chỉ có thể làm những điều mà quyết định cụ thể đó cho phép chứ không được làm thêm những việc khác.
Hoạt động báo chí không mang quyền lực nhà nước mà nó là hoạt động thông tin mang quyền lực của sự thật. Nhà báo tự do hơn, thoải mái hơn trong tác nghiệp. VD thì đầy, khỏi dẫn chứng.
5. Vậy có khi nào nhà báo là “người thi hành công vụ” không?
Có chứ:
Ông lãnh đạo Đài Phát thanh huyện (hoặc ông PV Đài) được Chủ tịch huyện quyết định cử làm thành viên đoàn tham gia đoàn cưỡng chế đất. Lúc đó, đương nhiên, ông nhà báo đó là người thi hành công vụ. Đánh ông í thì bỏ mẹ. Nhưng mà đó lại không phải hoạt động báo chí. He he.
Tóm lại, hoạt động báo chí không phải hoạt động công vụ, dù cho thi thoảng chúng ta có gặp một ông nhà báo là công chức, thậm chí là sĩ quan.
Duong Tieu
http://vntb.org/nha-bao-va-chuyen-nguoi-thi-hanh-cong-vu.html
(taydo24h)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét