Vừa qua, lợi dụng việc ứng cử viên Phạm Sanh Châu của Việt
Nam rút khỏi vòng 3 cuộc bỏ phiếu bầu Tổng Giám đốc tổ chức UNESCO, một số kẻ
có tư tưởng cơ hội, tiêu cực sinh sống ở nước ngoài lại được dịp “té nước theo
mưa”, nói xấu, đả kích, bôi nhọ chế độ với giọng điệu hằn học! Điển hình là
Dương Hồng Ân, thành viên của Diễn đàn Việt Nam 21 tại Stuttgart (Đức). Ông ta
cho rằng “Nói về phương diện văn hóa, chúng tôi nghĩ là (Việt Nam) không có đủ
khả năng nói chuyện văn hóa với các nước trên toàn thế giới. Tôi không bàn đến
cá nhân ông ứng cử viên mà tôi chỉ nói là chế độ Cộng sản hiện nay không có đủ
tư cách, không có đủ khả năng nói chuyện về văn hóa đối với toàn cầu và thế giới”(!)
Trước hết, việc ứng cử viên Phạm Sanh Châu của Việt Nam quyết
định rút khỏi vòng 3 cuộc bỏ phiếu bầu Tổng Giám đốc tổ chức UNESCO là chuyện
bình thường trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là với một cuộc bầu cử mang tính cạnh
tranh cao và quyết liệt. Đánh giá, nhìn nhận về Việt Nam và vấn đề này, ông
Michael Worbs, Chủ tịch Hội đồng chấp hành của UNESCO đánh giá ứng cử viên Việt
Nam “đã tạo được sự tiến bộ đáng chú ý tại vòng 2” và nhận định “quyết định rút
khỏi cuộc đua của ứng cử viên Việt Nam đã thể hiện sự phân tích tình hình rất
sâu sắc”. Còn Tổng Giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova cũng đã đánh giá cao chiến
dịch tranh cử của Việt Nam, góp phần làm cho tên Việt Nam được nhắc nhiều và
thường xuyên tại UNESCO trong suốt thời gian qua và đánh giá cao năng lực, tâm
huyết của ứng cử viên Việt Nam.
Không thể phủ nhận rằng, trong sự nghiệp cách mạng, giải
phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố văn hóa và
con người Việt Nam luôn được phát huy, tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng mọi
kẻ thù xâm lược, giành và bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền trên
thế giới. Ngày nay, những nhân tố đó tiếp tục đóng vai trò là động lực thúc đẩy
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Việt Nam phát triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.
Những năm qua, Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập, quan hệ quốc tế
với phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa” và là thành viên tích cực, có
trách nhiệm của nhiều tổ chức quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với 185 nước, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với
nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới. Đồng thời, có quan hệ thương mại với khoảng
165 nước và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia, là thành viên của
hơn 60 tổ chức quốc tế và có quan hệ với trên 500 tổ chức phi chính phủ, v.v.
Điều đó, góp phần khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
ngày càng nâng cao. Cụ thể, Việt Nam đã được bầu trở thành thành viên không thường
trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, nhiệm kỳ 2008 - 2009. Có tổng cộng 183
quốc gia trên tổng số 190 quốc gia thành viên của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã
bỏ phiếu ủng hộ Việt Nam, chiếm 96%. Gần đây, Đại hội đồng Liên hợp quốc (khóa
68) đã bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2014 -2016
với số phiếu cao nhất trong 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền.
Điều đó đã khẳng định, trả lời rằng: Việt Nam hoàn toàn có đủ
tư cách, có đủ khả năng nói chuyện về văn hóa đối với toàn cầu và thế giới. Còn
chính Ông mới là người không đủ tư cách, không đủ khả năng nói chuyện về văn
hóa, về đất nước Việt Nam. Bởi, Ông là kẻ “Vong ân bội nghĩa” với chính nơi
mình sinh ra và lớn lên! Thật nực cười.
(Tre Việt) BC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét