Vợ chồng ông Phước khẳng định thêm, hai vợ chồng Trung không có cơ sở làm ăn riêng, còn trẻ tuổi, nên không thể có được số tiền lớn như vậy. Toàn bộ số tiền này đều là của ông bà làm ăn có được...
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện hai tài khoản có tên “Lê Đình Trung” và “Hỷ Phước” liên tục đăng tải các bài viết có nội dung cho rằng lực lượng Công an thành phố Cần Thơ và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ cố tình làm sai lệch vụ án về đơn tố giác ông Lê Hữu Phước và bà Nguyễn Thị Hồng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông Lê Đình Trung (Trung là con ruột của ông Phước và bà Hồng). Theo đó, vợ chồng anh Trung có gửi 5 sổ tiết kiệm tại một ngân hàng có chi nhánh ở An Giang, với tổng trị giá hơn 43,5 tỷ đồng. Trong đó, 3 sổ đứng tên anh Trung, 2 sổ đứng tên vợ anh này với kỳ hạn 6 tháng. Đầu tháng 7 năm 2016, đến ngày đáo hạn sổ tiết kiệm, vợ chồng anh Trung phát hiện mất cả 5 cuốn sổ tiết kiệm. Liên hệ với ngân hàng, anh Trung được biết toàn bộ số tiền trong 5 sổ tiết kiệm đã được chuyển cho ông Phước và bà Hồng.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu phát hiện các nội dung này lại hoàn toàn vô căn cứ. Theo đó, nguồn gốc 05 sổ tiết kiệm với số tiền 43.504.000.000 đồng mà ông Trung và bà Ngọc đứng tên gửi tại ngân hàng Việt Á - Chi nhánh An Giang là tài sản của vợ chồng ông Phước và bà Hồng làm ăn kinh doanh tích lũy mà có được qua nhiều năm. Hiện ông Phước là Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Tân Lê Quang, chuyên khai thác cát ở An Giang.
Không có dấu hiệu phạm tội
Giải trình với cơ quan công an, vợ chồng ông Phước cho biết, Trung sống chung với cha mẹ từ nhỏ, lớn lên lập gia đình và đã một căn nhà riêng. Hàng ngày, Trung vẫn đi làm cho doanh nghiệp của ông Phước để hưởng lương (khoảng 20 triệu/tháng).
Vừa qua, vợ chồng ông đi nước ngoài thăm con cháu. Sợ rủi ro nên họ cho vợ chồng Trung đứng tên nhờ 5 sổ tiết kiệm có kỳ hạn để lấy lãi (2 sổ 10 tỷ, 1 sổ 8 tỷ, 1 sổ 7,979 tỷ và 1 sổ 7,2 tỷ) tổng cộng khoảng hơn 43,5 tỷ (trước đó ông Phước có nói con trai thứ hai là Lê Hữu Thắng đứng tên nhưng do Thắng hay đi công trình ở xa nên chuyển lại cho vợ chồng Trung). Các sổ tiết kiệm này gửi có thời hạn 6 tháng. Sau khi lấy 5 sổ tiết kiệm trên, ông Phước giao cho người anh thứ 2 của Trung quản lý. Theo ông Phước, trường hợp ông có hữu sự thì anh em Trung sẽ được hưởng số tiền trên.
Sau khi đi nước ngoài, ông Phước đã yêu cầu Trung ký tên chuyển trả 5 sổ tiết kiệm trên sang tên vợ chồng ông. Tuy nhiên, thời điểm đó vợ chồng Trung đang ở Cần Thơ. Ngày 1/6/2016, ông Phước đã liên lạc yêu cầu Trung đến chi nhánh Cần Thơ ký các thủ tục chuyển tên 5 sổ tiết kiệm.
Ông Phước cũng trình bày, cuối tháng 5/2016, Trung và vợ đã vay tiền, chơi hụi và lấy nhiều giấy tờ nhà đất của gia đình ông thế chấp bên ngoài vay hơn 11 tỷ đồng. Vợ chồng ông Phước phát hiện, số tiền (cả lãi và gốc) đã trên 14 tỷ đồng. Vợ chồng ông Phước đứng ra thương lượng nợ trả hết. Sau đó, Trung tự nguyện đề nghị giao trả lại cho vợ chồng ông bằng hợp đồng cho tặng nhà đất và ký tên chuyển trả lại 5 sổ tiết kiệm để tránh phiền phức về sau.
Cũng theo ông Phước, khoảng cuối tháng 5 và đầu tháng 6, trước khi vợ chồng đi Cần Thơ, Trung có xin lỗi gia đình và mong cha mẹ tha thứ, cho tiền trả nợ với số tiền lớn…Vợ chồng ông Phước khẳng định thêm, hai vợ chồng Trung không có cơ sở làm ăn riêng, còn trẻ tuổi, nên không thể có được số tiền lớn như vậy. Toàn bộ số tiền này đều là của ông bà làm ăn có được.
Qua làm việc với ngân hàng Việt Á - Chi nhánh An Giang thì được biết thêm, ông Phước thường hay gửi tiền tại ngân hàng Việt Á - Chi nhánh An Giang và là khách hàng thân thiết nhiều năm của ngân hàng.
Vợ chồng ông Phước và bà Hồng (cha mẹ của Lê Đình Trung)
Theo luật sư Nguyễn Văn Đức - Phó trưởng Văn phòng luật sư Vạn Lý (TP.Cần Thơ) cho biết: Qua xem xét, vụ việc chưa thỏa mãn để cấu thành tội lừa đảo. Hành vi của ông Trung là “tự nguyện ký khống”, khi ký phải biết mình ký với nội dung gì, và bản thân ông Trung cũng đủ năng lực hành vi pháp luật, phải chịu trách nhiệm với hành vi giao dịch của mình. Nếu ông Trung cho rằng, hành vi này bị ép buộc thì ông phải có nghĩa vụ chứng minh và có chứng cứ đầy đủ. Theo luật sư Đức, việc này không khó, chỉ cần trích xuất camera an ninh ở ngân hàng vào hôm đó thì sẽ rõ ông Trung ký tên ra sao và ký với nội dung gì.
Theo Luật sư Vũ Hoàng Đăng - Đoàn Luật sư Hà Nội thì việc cá nhân đến ngân hàng để ký chứng từ chuyển nhượng toàn bộ số tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng cho người khác tại một địa phương, sau đó ngân hàng ở địa phương này chuyển hồ sơ việc ký chuyển nhượng về cho ngân hàng cùng hệ thống ở địa phương khác là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật. Trong cùng hệ thống ngân hàng thì khách hàng có thể đến bất cứ đâu để yêu cầu thực hiện giao dịch. Do đó, việc ông Trung và bà Ngọc ký chuyển nhượng tiền tiết kiệm tại ngân hàng Việt Á - Chi nhánh Cần Thơ, sau đó ngân hàng này chuyển hồ sơ về ngân hàng Việt Á - Chi nhánh An Giang là không có gì sai.
Kết luận của CATP Cần Thơ và VKSND TP Cần Thơ là đúng quy định
Như vậy, việc ông Trung và bà Ngọc tố cáo ông Phước và bà Hồng (cha mẹ Trung) có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và những nội dung mà Trung đăng tải trên mạng xã hội facebook là hoàn toàn vô căn cứ. Và việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Cần Thơ và Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ không khởi tố vụ án hình sự theo đơn tố giác của Lê Đình Trung và Tiêu Mỹ Ngọc là đúng theo quy định của pháp luật.
Thông báo của Văn Phòng CSĐT Công an TP Cần Thơ.
Trong vụ việc này, ngoài cái lý xét trên khía cạnh về pháp luật, thì cái tình trong nghĩa tình mẫu tử của vợ chồng Trung đối với ông Phước và bà Hồng cũng là một điều khiến chúng ta phải đặt dấu chấm hỏi. Liệu với tư cách của một người con, hành động bất hiếu này có được xã hội chấp nhận??? Lương tâm của một người con ở đâu khi hết lần này đến lượt khác đưa đơn tố cha mẹ mình như vậy trong khi sự việc hoàn toàn vô căn cứ. Chỉ vì đồng tiền, vì lòng tham vật chất mà Trung đã không ngần ngại mọi thủ đoạn, mọi hình thức để đòi bằng được số tiền không phải của mình.
Hai Quê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét