11/29/2017

VỀ VỤ ĐỀ XUẤT “TIẾNG VIỆT” THÀNH “TIẾQ VIỆT”

Tôi nói nhanh luôn đây chỉ là một công trình nghiên cứu chưa hoàn chỉnh và mới dừng ở dạng 1 bài viết kỷ yếu hội thảo ở tận Quy Nhơn, tức là một bài báo tầm ao làng, chứ đóe phải đề án đề của Chính quyền nên chả có gì phải thanh động.
Các con giời làm ơn câm mồm, đừng chửi ông PGS.TS Bùi Hiền bằng những lời tục tĩu, hỗn láo. Mất dạy anh Ba táng rè loa bây giờ.
PGS.TS Bùi Hiền tác giả của đề xuất cải tiến chữ cái Tiếng Việt
Ngắn gọn cho anh chị lười đọc:
CHÊ THÌ ĐƯỢC NHƯNG CẤM CHỬI HỖN
Ngôn ngữ có lịch sử lâu đời, ông Hiền bỏ ra 20 năm để nghiên cứu và giờ đây vẫn còn dang dở. Dưới góc độ khoa học, ông Hiền thấy rằng trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý – đó là ý kiến của ông. Tiên sư các anh các chị nghe thì nghe, không nghe thì té chứ mắc gì chửi cả tông ti nhà ông Hiền. Ông Hiền có bổ cái sọ dừa đầu đậu hũ của anh chị nhét chữ vào đấy đâu? Anh Ba đứng từ xa nhìn bọn mồm vẩu, dép tổ ong chửi một Phó Giáo sư là ngu, dốt… mà cứ thấy cái gì đó sai sai. Đời đúng là lấn biết đường nào mà đèo. Chó mèo đòi dạy khôn cho rồng phượng.
Một công trình nghiên cứu 20 năm về ngôn ngữ sẽ cần rất nhiều thời gian để trình bày cho hội đồng khoa học, đấy là Anh Ba đang nói việc “người có chuyên môn” trình bày cho “người có chuyên môn”. Suy ra việc phổ biến công trình ra cho cộng đồng phải có một lộ trình dài hơi, ai quan tâm thì cùng ông Hiền đi sâu, tìm hiểu cho cặn kẽ. Còn ai không quan tâm thì thôi. Có gì đâu mà rộn làng lên?
Về góc độ khoa học, chúng ta quá quen rồi thì tưởng Tiếng Việt như thế là dễ nhưng trẻ con, hoặc người nước ngoài bắt đầu học thì rất khổ. Suy cho cùng, với ước muốn làm giản tiện lại ngôn ngữ của ông Hiền là cống hiến cho cộng đồng chất xám của ông, trí tuệ, sáng kiến của ông, ông Hiền làm hại ai mà các anh chị rủa xả?

11/28/2017

Cần Thơ đề xuất lấy ngân sách bù lỗ đường bay ế khách

Sân bay 3.000 tỷ đồng hiện chỉ khai thác 20% công suất nên chính quyền Cần Thơ lập chính sách bù lỗ để khuyến khích mở đường bay mới.


Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ có vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng mới khai thác 20% công suất. Ảnh: Cửu Long.
Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ - Đào Anh Dũng vừa ký tờ trình gửi Hội đồng Nhân dân thành phố về việc thông qua chính sách hỗ trợ các hãng hàng không mở các đường bay mới đi và đến Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ.
Mục đích việc ban hành chính sách nhằm thu hút các hãng hàng không khai thác đường bay mới trong nước và quốc tế để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đồng bằng sông Cửu Long, đẩy mạnh phát triển du lịch, kinh tế - xã hội, thương mại, dịch vụ…, góp phần khai thác có hiệu quả Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ.
Theo đó, UBND TP Cần Thơ sẽ thực hiện hỗ trợ một phần chi phí cho các hãng hàng không theo hình thức hỗ trợ một phần giá vé máy bay cho người sử dụng (tương đương 30% giá vé trên mỗi chuyến bay xuất phát từ Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ).
Việc hỗ trợ chỉ áp dụng cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế khi mở đường bay mới đi và đến Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ bị lỗ. Theo đó, mỗi đường bay mới đến Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ chỉ được hỗ trợ một lần và trong năm đầu tiên khai thác; tối đa không quá 5 tỷ đồng đối với đường bay nội địa và 8 tỷ đồng cho đường bay quốc tế.
Các hãng hàng không chỉ được hỗ trợ khi duy trì quy mô, tần suất bay đã cam kết (tối thiểu 3 chuyến một tuần, đối với đường bay nội địa và 2 chuyến một tuần đối với đường bay quốc tế; thời gian khai thác tối thiểu 3 năm). Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước.
Dự kiến, chính sách này được HĐND TP Cần Thơ xem xét trong kỳ họp sắp tới.
Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ được khánh thành hai giai đoạn vào năm 2011 với tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng; có năng lực phục vụ 3-5 triệu lượt hành khách mỗi năm, hàng hóa thông qua khoảng 5.000 tấn.
Năm 2016, sân bay này phục vụ hơn 550.000 lượt khách, trên 3.400 tấn hàng hóa. Năm nay, ước lượng hành khách hơn 610.000 lượt cùng 3.700 tấn hàng hoá; chiếm khoảng 20% công suất thiết kế của Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ.
Hiện Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ có các đường bay trong nước gồm: Cần Thơ - Hà Nội, Cần Thơ - Phú Quốc, Cần Thơ - Côn Đảo, Cần Thơ - Đà Nẵng. Riêng đường bay Cần Thơ - Đà Lạt (khai thác vào tháng 5/2015), đường bay Cần Thơ - Nha Trang (khai thác vào tháng 1/2016) đang tổ chức bay theo dạng Charter flight (thuê bao chuyến), chỉ phục vụ kinh doanh dịp hè.
Đường bay quốc tế Cần Thơ - Đài Bắc chỉ hoạt động dịp Tết Nguyên đán hàng năm. Riêng đường bay Cần Thơ - Bangkok (khai thác vào tháng 7/2015) đang tổ chức bay theo dạng thuê bao chuyến, chỉ phục vụ dịp hè.
Theo UBND TP Cần Thơ, thời gian qua, việc xúc tiến mở các đường bay mới đến Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ được Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương quan tâm thực hiện. Nhưng đến nay các hãng như Việt Nam Airlines, VietJet, Jetstar Pacific,... chưa thể mở thêm các đường bay mới đến sân bay này do trong năm đầu khai thác, khả năng lỗ về tài chính là rất lớn. Người dân miền Tây chưa biết nhiều về đường bay mới, việc quảng bá phải có thời gian và thực hiện liên tục...
Theo Cửu Long (VNexpress)

Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên án Nguyễn Văn Hoá 7 năm tù giam, 3 năm quản chế về tội tuyên truyền chống Nhà nước

Sáng 27/11, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử công khai vụ án Nguyễn Văn Hóa phạm tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh, từ năm 2013 đến năm 2017, Nguyễn Văn Hóa (SN 1995, quê xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh) đã lập tài khoản cá nhân trên facebook để kết bạn, trao đổi thông tin với một số đối tượng xấu; đồng thời chia sẻ, phát tán bài viết, video, hình ảnh có nội dung tiêu cực, kích động, xuyên tạc sự thật, tuyên truyền các luận điệu phản động trái với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đặc biệt, sau sự cố môi trường biển và lũ lụt trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… Nguyễn Văn Hóa đã trực tiếp bố trí, dàn xếp quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn và đăng tải lên mạng xã hội để kích động người dân tụ tập biểu tình, chống đối chính quyền.
Thời gian sau đó, Nguyễn Văn Hóa vào thành phố Hồ Chí Minh làm việc. Tại đây, Hóa tiếp tục sử dụng mạng xã hội tuyên truyền, phát tán các tài liệu có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân. Qua đó, truyền bá những tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính quyền; gieo rắc sự nghi ngờ, bất mãn, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài ra, Nguyễn Văn Hóa còn chia sẻ, gửi các thông tin, bài viết có nội dung xuyên tạc, chống đối cho các cá nhân thuộc các tổ chức phản động để nhận sự hỗ trợ, cung cấp về tài chính. Bản thân bị cáo cũng đã trực tiếp tham gia tụ tập, biểu tình tại trụ sở Fomosa Hà Tĩnh.
Nguyễn Văn Hóa bị bắt ngày 11/1/2017. Viện KSND tỉnh truy tố Nguyễn Văn Hóa về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Khoản 1, Điều 88, Bộ luật Hình sự.

Nguyễn Văn Hóa đã cúi đầu nhận tội
Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Văn Hóa đã cúi đầu nhận tội, thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải. Lời khai của bị cáo hoàn toàn phù hợp với tài liệu có hồ sơ vụ án, lời khai của người làm chứng.

11/27/2017

11 trường hợp cảnh sát được nổ súng áp dụng từ năm 2018

Trước khi nổ súng, người thi hành nhiệm vụ phải cảnh cáo bằng mệnh lệnh hoặc bắn chỉ thiên, trừ trường hợp đặc biệt.
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực từ tháng 7/2018 quy định rõ các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự.
Theo đó, người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào những trường hợp sau đây:
- Trường hợp, người đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
- Người đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác;
- Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm;
- Khi biết rõ trường hợp đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
- Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác.
- Được nổ súng khi biết rõ phương tiện do người phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin.
Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng mà không cần cảnh báo trong trường hợp sau:
- Người vi phạm đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;
- Người vi phạm sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;
- Người vi phạm đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp người đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác; đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
- Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Nguyên tắc nổ súng
- Chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà họ không tuân theo.
- Nếu việc sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay.
- Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác
Trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra.


Theo Phương Sơn (VNexpress)

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA VÀ TRÒ CHƠI NHÂN QUYỀN


Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố. Hiện tại, hai bên đang tiến hành rà soát lại văn bản hiệp định và lên kế hoạch ký kết hiệp định trong năm 2016. Dự kiến EVFTA sẽ có hiệu lực từ năm 2018.
Tại thời điểm này, Việt Nam và EU đang thỏa thuận những điểm cuối cùng để sớm hoàn thành và ký kết hiệp định EVFTA. Trong buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) vào chiều ngày 21 tháng 11 tại Trụ sở Chính phủ Việt Nam, nước ta đã đề nghị phía Liên minh Châu Âu (EU) rút lại “thẻ vàng” cho thuỷ hải sản của Việt Nam và không đưa nhân quyền vào hiệp định Thương mại tự do EU Việt Nam. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng không nên đưa nhân quyền vào nội dung chỉnh sửa của EVFTA và nhấn mạnh Việt Nam luôn phối hợp với quốc tế để bảo vệ tốt hơn quyền con người.
EVFTA là Hiệp định tự do thương mại nhằm thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các quốc gia thuộc khối EU. Đây là một hiệp định có lợi nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại của cả Việt Nam và EU, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Hiệp định này hoàn toàn mang nội dung về thương mại, không hề liên quan đến nhân quyền như các Hiệp định khác.
RÀO CẢN NHÂN QUYỀN TỪ PHÍA EU

Bàn về Dự thảo Luật An ninh mạng - Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!

Ồn ào tuần qua là câu chuyện về Dự thảo Luật an ninh mạng. Cùng với các luật khác, Luật An ninh mạng sẽ góp phần củng cố vững chắc an ninh quốc gia và trên hết là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Nói thẳng ra, nếu không có luật này, an ninh quốc gia và lợi ích của nhân dân sẽ bị xâm hại và cho đến lúc này, không có biện pháp nào có thể bảo vệ tích cực.
Thực tế là hàng loạt các trang mạng lấy tên các lãnh đạo cao cấp, giả mạo các cơ quan nhà nước và thậm chí là giả mạo trang của Quốc hội, nhưng lại tuyên truyền nhằm lật đổ chế độ, đi ngược lại lợi ích dân tộc, dù đã phát hiện ra nhưng không thể xử lý. Tương tự như vậy, hàng loạt vụ án tham nhũng liên quan đến dữ liệu mạng, cơ quan công an cũng bó tay vì máy chủ đặt ở nước ngoài và họ từ chối cung cấp thông tin.

Theo thống kê mỗi năm có hàng ngàn cuộc tấn công mạng vào hệ thống thông tin nước ta như: cuộc tấn công sân bay TSN và hàng loạt hệ thống sân bay cả nước làm lộ lọt 400.000 tài khoản khách hàng Vietnam Airlines, các vụ hack tài khoản Facebook cá nhân, lừa đảo tiền nạp điện thoại, rồi đến việc cài cắm mã độc tống tiền,… Thậm chí, vừa rồi Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, đã có 27 cuộc tấn công mạng tại hội nghị APEC.
Nói ra thực tế ấy để chúng ta hình dung về sự cần thiết phải có Luật An ninh mạng.
Vấn đề cốt lõi gãy tranh cãi của Dự thảo Luật ANM là vấn đề "địa phương hóa dữ liệu", tức là đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt máy chủ tại Việt Nam. Đây là yeu cầu chính đáng của Việt Nam, và thực tế, các nước như Mỹ, Nga, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan cũng đã làm như vậy.
Chuyện các nhà cung cấp dịch vụ như Google, Facebook hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thì phải có tuan thủ quy định pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, google, Facebook vẫn chưa có ý kiến gì thì rất hiều người mang danh trí thức, nhà báo, và thậm chí nhiều vị đại biểu Quốc hội đã hăng hái chiến đấu bảo vệ lợi ích cho họ, mà quên đi nghĩa vụ phải bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích của chính người dân nước mình.
Đúng là "Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng".
Nhiều người tự hỏi, họ - những người phản đối đặt máy chủ ở Việt Nam ấy, những người đang hưởng lương tháng từ đồng thuế của dân ấy - được gì từ các nhà cung cấp dịch vụ? Trách nhiệm của một đại biểu dân cử, hay một nhà báo để đâu?
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn TP Đà Nẵng) cho rằng, quy định “nhà cung cấp dịch vụ mạng phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Việt Nam” là trái với cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam. Bà Thuý đề nghị luật An ninh mạng không nên đặt ra những quy định trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 
Tôi thật sự không hiểu bà Thúy nghĩ gì khi phát biểu như trên. Thực tế là việc cầu đặt Google hay Facebook đặt văn phòng đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người dùng không hề trái với cam kết quốc tế. Bởi, các dịch vụ mà Google hay Facebook cung cấp là mới phát sinh, chưa từng được đề cập trong WTO.

Theo điểm b, điều 29.2 hiệp định TPP quy định: “Không có quy định nào của hiệp định này ngăn cản một bên áp dụng những biện pháp cần thiết để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến giữ gìn và khôi phục hòa bình, an ninh quốc tế hay bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu của quốc gia“. 
Đã đến lúc đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy cần phải đọc lại luật và các quy định của TTP. Bà phát biểu như thế tôi rất chê.

Một ví dụ về hoạt động chống phá của Võ An Đôn


Võ An Đôn đăng status nói xấu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Tin Võ An Đôn bị xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư Phú Yên do y đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, có nhiều bài viết, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài mang tính bịa đặt; nói xấu LS, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm mục đích kích động, tuyên truyền, xuyên tạc, không đúng sự thật, gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và LS Việt Nam. 
Theo Tre Làng, đây là quyết định hơi muộn màng, song phần nào đó giải tỏa đi nỗi bức xúc của dư luận về tên luật sư mất dạy này. Xin đưa ra 1 ví dụ về hoạt động chống phá của Võ An Đôn hồi tháng 10/2016 nhằm vào người phụ nữ Nam Bộ hiện đang là Chủ tịch Quốc hội.
Như kẻ hụt hơi khi vớ được 1 clip quay cảnh 1 đoàn xe có cảnh sát hộ tống, dẫn đường, chở cán bộ các tỉnh về tham quan diễn tập quân sự tại Bến Tre, Võ An Đôn cùng bầy cẩu nô lập tức ẳng lên như sau (Trích nguyên văn từ Facebook của Võ An Đôn):
"VUA VỀ LÀNG
Hôm qua, 29/10/20166, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về quê ở huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre cùng với đoàn xe công vụ lên đến hàng trăm chếc, đi theo bảo vệ, làm náo động cả một vùng quê. Thiết nghĩ, làm vu xứ An Nam tuy nghèo nhưng sung sướng hơn nhiều so với nguyên thủ các quốc gia Tây phương". Hết Trích. Mời xem hình chụp từ facebook của Võ An Đôn:
Status của Võ An Đôn nhanh chóng được share rộng trên mạng, làm dư luận hoài nghi, một bộ phận không nhỏ đã lớn tiếng công kích Chủ tịch Quốc hội và nhân đó, tấn công hạ uy tín của chế độ, làm giảm lòng tin của người dân với đảng và nhà nước. 
Nhưng sự thật là, đám cẩu nô trong nước cùng đám ba que hải ngoại ngu đến độ không biết được rằng, ngày hôm đó (28/10/16) Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân còn đang điều hành phiên họp của Quốc hội trước sự chứng kiến của các đại biểu và người dân cả nước. 
Cùng lúc đó, tỉnh Bến Tre và các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang phối hợp diễn tập quân sự. Và đây là đoàn xe chở đại biểu các ngành, địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về tham quan Diễn tập tại TP Bến Tre, huyện Giồng Trôm và huyện Bình Đại.
Sau khi bị bóc phốt, luật sư Võ An Đôn đã buộc phải lên mạng đính chính, song gã lại đổ tội cho kẻ khác bằng cách nại ra lý do chép từ FBker khác mà thiếu kiểm chứng.
Đó chỉ là một ví dụ trong muôn vàn ví dụ khác về hoạt động chống phá của Võ An Đôn. Và việc xóa tên gã khỏi danh sách Đoàn Luật sư Phú Yên là một quyết định đúng đắn.  Dư luận cũng mong mỏi một quyết định tước giấy phép hành nghề luật sư của gã sẽ được thực hiện trong nay mai.
Theo Blog Tre Làng



XUNG QUANH VIỆC DỰ THẢO LUẬT AN NINH MẠNG YÊU CẦU CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ MẠNG ĐẶT MÁY CHỦ TẠI VIỆT NAM



Trong những ngày cuối cùng của kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV, Dự thảo Luật An ninh mạng trở thành vấn đề nóng và gây nhiều tranh luận. Vấn đè được quan tâm là việc dự thảo luật này có quy định các nhà cung cấp dịch vụ mạng phải có máy chủ quản lý dữ liệu người dùng đặt tại Việt Nam. Xung quanh vấn đề này, một số báo chí đưa tin thiếu chính xác, cắt xén thông tin đã gây nên sự hiểu lầm trong dư luận nhân dân. Vì thế, cần phải nói lại cho rõ.
1- Không chỉ Google và Facebook.
Dự thảo Luật An ninh mạng tại Khoản 4, Điều 34 quy định: “Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”. Dự thảo này là sự phát triển từ điều 34 của một nghị định của Chính phủ cũng về an ninh mạng ban hành từ năm 2013 quy định các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải đặt máy chủ tại Việt Nam. Và nói cho đầy đủ thì Dự thảo Luật An ninh mạng là sự nâng cấp của nghị định nói trên. Trong dự thảo của luật, không chỉ các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội mà tất cả các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội cũng như các dịch vụ viễn thông, internet… của nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ quy định này.
Thế nhưng các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và một số báo mạng khác chỉ nhăm nhăm nói đến Google và Facebook là hai trang mạng xã hội được nhiều người sử dụng ở Việt Nam. Họ cố tình quên rằng Việt Nam còn có các trang mạng tìm kiếm khác như Yahoo, Cốc Cốc (nội địa), Amazon, Viber, Zalo… và nhiều trang mạng chuyên đề như Wikipedia, Wikileak, Youtube .v.v… Thâm ý của tác giả những bài báo kiểu này là đánh vào sự lo lắng của người tiêu dùng đang sử dụng những dịch vụ phổ biến là Google và Facebook để yểm trợ cho việc chống lại những quy định siết chặt kiểm soát thông tin mà dự thảo Luật An ninh mạng đưa ra. Thậm chí, họ còn đưa ra những nhận định “táo bạo” là Google và Facebook sẽ rút khỏi Việt Nam một khi bị yêu cầu phải đặt máy chủ quản lý người sử dụng tại Việt Nam.
Trong số các trang mạng được các đại biểu đề cập đến, trang mạng hình ảnh Youtube hầu như bị “bỏ quên”. Song, theo thông tin thống kê từ Cục An ninh mạng, chính Facebook và Youtube lại là hai trang mạng tán phát nhiều tin, bài, clip bịa đặt, dựng chuyện chống Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc, bôi đen tình hình chính trị xã hội Việt Nam, xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh và thậm chí là hô hào người dân biểu tình chống chế độ.
Vì vậy, một câu hỏi được đặt ra là tác giả những bài báo này và các tờ báo này đứng trên quan điểm nào ? Họ bảo vệ quyền lợi cho ai ?
2- Không lo việc nhà, nhưng sốt sắng việc người ngoài.
Những người reo rắc những đồn đoán rằng Google và Facebook sẽ rút khỏi Việt Nam và sẽ gây tổn hại lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Họ quả là “sáng suốt”, đã nghĩ ra cả những thứ mà ngay cả nhưng người chủ của Google hay Facebook có lẽ cũng chưa nghĩ đến. Quả là những kẻ “bảo hoàng hơn vua”.
Trong nhiều tranh luận không chỉ ở Hội trường Diên Hồng mà còn trên các comment ở các bài báo về chủ đề này, nhiều đọc giả tỏ ý ngạc nhiên bởi những kẻ “cầm đèn chạy trước ô tô” còn lo lắng cho Google và Facebook hơn cả lo cho chính bản thân mình. Họ phịa ra những chuyện không thể tưởng tượng được như việc “bỗng dưng, một buổi sang ngủ dậy, Google và Facebook biến mất”.
Những người này còn “sáng suốt” đến mức đăng hẳn những thông tin quảng cáo, giới thiệu cơ sở hạ tầng Cloud Campus của “gã khổng lồ Google” đặt tại Council Bluffs (Mỹ) cũng như cơ sở hạ tầng của Facebook đặt tại Prineville, bang Oregon (Mỹ). Tất nhiên quy mô công nghệ viễn thông tin học phục vụ dân sinh của một số nước như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ không thể bằng Mỹ. Nhưng ít nhất Nga cũng có trình tìm kiếm, lướt web Yandeck sử dụng được bằng cả chữ cái Kiril (tiếng Nga viết bằng chữ cái Kiril) và chữ cái Latin. Còn Trung Quốc cũng có trang tìm kiếm Weibo sử dụng được bằng chữ Hán (cả phồn thể và giản thể) và chữ cái Latin. Về mạng GPS, cả Nga lẫn Trung Quốc và EU cũng không kém cạnh Mỹ. Nga có hệ thống định vị toàn cầu GLONASS được kết nối với YANDECK, còn Trung Quốc thì có hệ thống BAIDU kết nói với WEIBO.
Trong khi cái mà người Việt Nam đang thiếu chính là phát triển một trình tìm kiếm, lướt web riêng của người Việt dạng như Cốc Cốc thì không hề thấy các tác giả những bài báo kể trên hay mấy đại biểu Quốc hội đăng đàn đề cập đến. Vậy động cơ thực sự của họ là gì nếu không phải là gây khó dễ cho việc thông qua Luật An ninh mạng và thậm chí là làm cho luật này không bao giờ được thông qua hoặc vô hiệu hóa các nội dung của nó ?
Mọi người đều nhớ đến việc Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức điều tra hình sự đã được soạn thảo và được Quốc hội khóa XIII bấm nút thông qua một cách thiếu trách nhiệm thế nào. Trong đó, các tội đặc biệt nghiêm trọng như tội Hiếp dâm trẻ em, tội Tham ô, tội Phản bội... lại được thoát án tử. Để rồi đến sát trước ngày có hiệu lực chưa đầy một tuần, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIV đã phải xin ý kiến khẩn cấp các đoàn đại biểu Quốc hội rồi khẩn cấp ra một nghị quyết lùi thời hạn thi hành để chỉnh sửa. Thế lực nào đã tạo ra những sai lầm ấy ?
3- Vì sao các giải pháp phần mềm tìm kiếm nội địa chết yểu ?
Việt Nam không thiếu nhân tài tròng lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, tin học. Ngay từ những buổi sơ khai ban đầu của nền công nghệ thông tin - tin học của Việt Nam với các máy tính gắn chip 80286 cổ lỗ, ổ cứng chỉ 40MB, RAM chỉ vỏn vẹn 640KB, với máy in 9 kim EPSON kẽo kẹt cót két, với hệ điều hành MS-DOS 3.0 - 3.5, với các ngôn ngữ “cổ điển” là BASIC, PASCAL, FOXPRO… người Việt Nam đã có thể dùng máy tính để thực hiện các thao tác văn phòng với phần mềm BKED, có thể diệt virus máy tính với phần mềm BKAV, đã có thể viết các phần mềm nội địa dùng để quản lý trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội và quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, có ba nguyên nhân làm cho công nghệ phần mềm Việt Nam chậm phát triển. Thứ nhất là sự quan tâm của lãnh đạo và người dân khôngg đúng mức. Thứ hai là nạn ăn cắp bản quyền. Trò “bẻ khóa” (crack) hệ điều hành trở nên phổ biến cũng như tâm lý thích “ăn sẵn” đã bóp chết sự sáng tạo của nền công nghệ tin học Việt Nam. Thứ ba là tâm lý sinh ngoại, sùng ngoại. Điều này không chỉ có ở lĩnh vực công nghệ thông tin, tin học mà còn có ở nhiều lĩnh vực khác.
Giải pháp về một phần mềm tìm kiếm nội không phải bây giờ mới được nêu ra. Trong suốt những năm đầu thế kỷ XXI, nó được nhắc đến trong không ít các hội nghị về công nghệ thông tin – tin học, về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, trong việc thiết lập chính phủ điện tử và cải cách hành chính. Nhưng nhắc đến thì cũng chỉ để đó. Tâm lý “ăn sẵn”, tâm lý sùng ngoại đã ăn sâu bám rễ vào đầu óc của nhiều người để rồi đến hôm nay, chúng ta phải cay đắng nhìn lại mà thấy rằng chúng ta đang bị nô dịch hóa ngay trên lĩnh vực tối quan trọng này.
Thế kỷ XXI là thể kỷ của các cuộc chiến tranh tổng lực phi quân sự. Trong đó có chiến tranh thông tin. Kẻ nào nắm nguồn lực thông tin, kẻ đó có ưu thế, có điều kiện để chi phối các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và cả chính trị. Không phải ngẫu nhiên mà trong một năm qua, Mỹ và phương Tây nhiều lần buộc tội Nga can thiệp vào kết quả bầu cử ở Mỹ và một số nước. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc, với dân số lớn nhất thế giới đã từ chối Google và Facebook, đã cấm Wkipedia hoạt động tại Trung Quốc (trừ Đài Loan vẫn chưa thể trở về với Hoa lục).
4- Cuộc xâm lăng về chính trị, kinh tế và văn hóa trên mặt trận thông tin truyền thông.

11/24/2017

Giải thưởng nhân quyền 2017: Giải cho những tên tội phạm phản bội Tổ quốc

Lâu nay chúng ta vẫn thấy những giải thưởng nhằm tôn vinh những giá trị phổ quát, đích thực nhằm hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng giải thưởng nhân quyền của một tổ chức phi chính phủ vẫn từng trao lại “tôn vinh” những tên tội phạm phản bội Tổ quốc.
Tính khôi hài cho giải thưởng nhân quyền mà một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở California vẫn tổ chức và tiến hành trao là ở chỗ không trao cho những người có thành tích, cống hiến về sự phát triển của quyền con người mà lại cho trao cho những kẻ phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và điều đặc biệt ở chỗ giải thưởng nhân quyền này chỉ trao cho tội phạm ở quốc gia khác mà không trao cho tội phạm ở quốc gia nơi phát hành giải thưởng.


Chân dung những tên tội phạm và nhóm tội phạm sẽ nhân giải thưởng nhân quyền năm 2017
Vẫn theo thông lệ hằng năm, những nhân vật, đối tượng bị tuyên án “nặng” ở Việt Nam với các tội danh nằm trong các tội danh xâm phạm an ninh quốc gia sẽ là những người được đề cử cho giải thưởng nhân quyền do một tổ chức tự “khoác áo nhân quyền” tiến hành xem xét và trao giải. Điều đặc biệt, toàn bộ những người muốn lọt vào danh sách đề cử của giải này phải là người bị Tòa án Việt Nam kết án về một trong số các tội danh xâm phạm an ninh quốc gia. Một vấn đề khác, trong số những tên tội phạm ấy sẽ lựa ra những người có mức án cao nhất để trao giải thưởng nhân quyền của năm.
Theo như công bố không chính thức từ tổ chức phi chính phủ tự “khoác áo nhân quyền” thì các tên tội phạm ở Việt Nam năm nay thắng đậm giải thưởng này vì có hàng loạt những tên tội phạm bị Tòa án Việt Nam tuyên với mức án khá cao từ 7 đến 15 năm tù giam. Theo đó, số lượng người đạt giải nhân quyền năm 2017 không phải là 1 người như mọi năm mà sẽ là 3 tên tội phạm (Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Mục sư Y Yích) và một nhóm tội phạm (Hội Anh Em Dân Chủ).
3 tên tội phạm phản quốc ở Việt Nam thì đã quá rõ đều là những kẻ bị tuyên mức án khá cao do hành vi đặc biệt nghiêm trọng của mình nhằm xâm hại độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia Việt Nam và đây chính là điều đặc biệt của giải thưởng nhân quyền năm 2017. Đặc biệt hơn nữa là năm nay, giải thưởng nhân quyền còn được trao cho một nhóm tội phạm “Hội anh em dân chủ” bao gồm một nhóm các tên tội phạm phản quốc như luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, kỹ sư Phạm Văn Trội và Mục sư Nguyễn Trung Tôn đồng sáng lập. Giải thưởng này dự kiến sẽ được trao vào Chủ Nhật 10 tháng 12 năm 2017, tại Phòng Sinh Hoạt thành phố Westminster, ở địa chỉ 8200 Westminster Blvd, Westminster, CA 92683.
Như vậy, giải thưởng nhân quyền năm 2017 sẽ trao cho tất cả các tên tội phạm phản quốc nếu không phải là cá nhân thì trao cho nhóm trong đó có cá nhân những tên tội phạm và ai cũng có “quà”. Điều này lý giải vì sao, giải thưởng nhân quyền năm 2017 hay hằng năm chính là thời điểm tính “công trả lãi”. Vì sao chúng tôi lại gọi là “tính công trả lãi” vì thời điểm cuối năm dương lịch là thời điểm tổng kết các hoạt động của cơ quan, tổ chức và nếu là tổ chức kinh doanh thì tính lỗ, lãi. Nếu công ty lãi to thì nhân viên được thưởng to và nếu lãi ít thì thưởng ít và những công nhân nào chưa lãnh lương thì cộng dồn và thanh toán “một cục”. Do đó, những kẻ chống phá nhà nước Việt Nam sẽ được tính một lần vào cuối năm dương lịch và tổ chức chi trả tiền không ai khác ngoài tổ chức ngoại vi do tổ chức phản động Việt Tân lập ra. Theo cách này, giải thưởng chính là “bình phong” để tổ chức khủng bố Việt tân thanh toán tiền cho các đối tượng tham gia.
Trò hề này chưa dừng lại ở đó, vì đã có nhiều người thắc mắc tại sao nước Mỹ với 50 bang như vậy mà không hề có ai được nhận giải thưởng nhân quyền ? Phải chăng, nước Mỹ là nước có “nhân quyền” nên không có ai đấu tranh vì nhân quyền ? Nếu chúng ta theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng thì thấy rất rõ hàng trăm cuộc biểu tình do mọi tầng lớp trong xã hội ở Mỹ vẫn diễn ra để đòi hỏi chính quyền phải chặn đứng vấn nạn phân biệt chúng tộc, xả súng, khủng bố,… nhưng lại không một ai được nhận giải thưởng này.
Một lần nữa, chúng ta khẳng định giải thưởng nhân quyền do mạng lưới nhân quyền trao chỉ là thủ đoạn nhằm thanh toán tiền công cho những kẻ phản quốc ở Việt Nam và không được Việt Nam chấp nhận. Bất kỳ nguồn tiền nào gửi về Việt Nam với danh nghĩa giải thưởng bất hợp pháp này đều bị phong tỏa, tịch thu sung công quỹ.

Viết Thắng.

Theo blog thông tin chống phản động

LẠI BÀN CHUYỆN CSGT ĐƯỢC VÀ PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ TÀI XẾ CHỐNG CỰ?


Tôi đã đọc bài "Tài xế vi phạm kháng cự, CSGT được làm gì?" trên tờ Pháp Luật. Bài báo đặt vấn đề: Thời gian gần đây xảy ra hàng loạt vụ việc tài xế không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT. Một số còn cố tình nhấn ga, liên tục đẩy CSGT đi trên đường, thậm chí tông thẳng vào lực lượng chức năng. Nhiều người đặt câu hỏi: Trong các tình huống này, lực lượng CSGT được quyền và nên làm gì?
Tôi ngạc nhiên khi biết ý kiến của các chuyên gia là CSGT cần khéo léo, không được... làm gì và... chuyển vụ việc cho lực lượng khác giải quyết sau (các anh chị cứ vào đọc thử sẽ thấy, tôi không nói điêu).
Các anh chị lắm chữ nên tôi chỉ nói gọn thế này: CSGT cũng như cảnh sát khác, cần 2 thứ (1) là thân thiện với dân và (2) nghiêm khắc với các hành vi vi phạm pháp luật của dân. Tất nhiên, khi "dân" có hành vi chống đối thì đương nhiên đéo phải là dân mà là tội phạm. 
Cái này các anh chị mồm dọc, thậm chí ngay cả một số người đại diện cho cử tri cũng hay nhầm lẫn hoặc cố tình nhầm để chửi CSGT. Dân đéo gì mà hở ra cái là vi phạm, bị tóm thì hạ mình xin xỏ, khi không được thì giở bài quay phim ghi hình đe dọa, tung lên mạng hạ nhục người khác để thỏa mãn cái tôi. Thậm chí có loại "dân" còn lôi buồi dái từ trong mồm ra và tung cước vào mặt cảnh sát...
Rau nào sâu nấy, dân như thế thì đòi hỏi gì ở CSGT?

Có đúng Việt Nam không đổi mới?

Tre Việt - Ngày 15-11, Bùi Tín viết trên VOA tiếng Việt rằng: “Đất nước Việt Nam thực hiện “đổi mới” từnăm 1963, hơn 50 năm rồi mà thật sự không đổi mới được bao nhiêu, có người nói họ chỉ “đổi” mà không “mới”, đổi mới mà vẫn như cũ, có khi không được như cũ!”. Không bàn đến Việt Nam đổi mới từ năm 1963 hay 1986, chỉ xem điều Bùi Tín viết: Việt Nam không đổi mới có đúng không?

Câu trả lời là không đúng. Năm 1986, với Đạihội VI - đại hội của đổi mới và từ đó đến nay, Việt Nam có nhiều đổi mới. Trước hết, là đổi mới tư duy, thể hiện trên một loạt vấn đề:
Về kinh tế, trước năm 1986, Việt Nam thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thực hiện ngăn sông cấm chợ, theo chế độ tem phiếu đã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Điều đó làm cho nền sản xuất bung ra, từ chỗ luôn thiếu và khan hiếm hàng hóa, giờ đây hàng hóa đã rất đa dạng và phong phú đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng, từ hàng bình dân đến hàng hóa cao cấp, từ hàng nội địa đến hàng hóa của các nước, các hãng nổi tiếng thế giới. Có thể nói, trên thị trường thế giới có hàng hóa gì, thị trường Việt Nam có hàng hóa đó.

Trước đổi mới, Việt Nam chỉ thừa nhận nền kinh tế chỉ có kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, nay thừa nhận nền kinh tế đa sở hữu với nhiều thành phần; trong đó có sở hữu hỗn hợp, sở hữu tư nhân và thừa nhận vai trò của kinh tế tư nhân là một động lực phát triển của nền kinh tế, xã hội. Điều đó trước đổi mới dường như là điều cấm kỵ. Trước đảng viên không được làm kinh tế tư nhân, nay đảng viên được làm kinh tế tư nhân. Mọi người, kể cả đảng viên được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Đảng, Nhà nước khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng, không vi phạm pháp luật. Như thế, tại sao lại nói Việt Nam không đổi mới.

Về đường lối đối ngoại, trước đổi mới, nước ta hầu như chỉ có quan hệ ngoại giao với các nước có cùng ý thức hệ - các nước XHCN, nay Việt Nam xác định sẵn sàng là bạn, là đối tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, hợp tác vì sự phát triển thịnh vượng của mỗi nước. Thực hiện đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia, trong đó có quan hệ ngoại giao với cả 05 nước là Ủy viên thường trực của Liên hợp quốc.
Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới đã làm cho bộ mặt đất nước từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi đều ngày càng văn minh, hiện đại hơn. Đời sống của nhân dân từ chỗ thiếu ăn đến chỗ không chỉ đủ ăn mà còn có xuất khẩu lương thực, Việt Nam luôn là một trong ba nước đứng  đầu về xuất khẩu gạo; đồng thời đứng đầu xuất khẩu một số mặt hàng nông sản. Từ là nước kém phát triển, Việt Nam đã trở thành nước phát triển trung bình, v.v.


Vài nét như thế đủ thấy, Việt Nam luôn đổi mới, nên điều ông Bùi Tín viết là không đúng.

Theo Blog Tre Việt

Ông Xuân Anh bị HĐND Đà Nẵng bãi nhiệm

100% đại biểu có mặt đã biểu quyết thông qua tờ trình bãi nhiệm Chủ tịch HĐND và đại biểu HĐND TP Đà Nẵng đối với ông Nguyễn Xuân Anh. 
Quy trình bãi nhiệm đối với ông Nguyễn Xuân Anh được thực hiện tại kỳ họp bất thường sáng nay của HĐND TP Đà Nẵng. Ông Xuân Anh không tham dự với lý do gia đình.
100% đại biểu HĐND Đà Nẵng biểu quyết bãi nhiệm ông Nguyễn Xuân Anh. Ảnh: Cao Thái
Ông Nguyễn Xuân Anh được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND Đà Nẵng hồi tháng 6/2016.Phó chủ tịch HĐND Đà Nẵng Nguyễn Nho Trung là người điều hành kỳ họp.
Trong phiên khai mạc, ông Đoàn Xuân Hiếu, Chánh văn phòng HĐND đọc tờ trình bãi nhiệm chức vụ HĐND đối với ông Xuân Anh. Sau đó, các đại biểu thảo luận kín tại tổ.
Theo quy trình, các đại biểu thảo luận, biểu quyết bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND đối với ông Nguyễn Xuân Anh, trước khi biểu quyết bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND.
Ông Đoàn Xuân Hiếu, Chánh văn phòng HĐND Đà Nẵng công bố kết quả biểu quyết tại hội trường: Có 100% đại biểu biểu quyết tán thành bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch và tư cách đại biểu HĐND Đà Nẵng đối với ông Nguyễn Xuân Anh.
Cao Thái (Vietnamnet)

11/22/2017

VỤ LÃO GIÀ DÂM Ô ĐÒI ĐỐT THẺ ĐẢNG VÀ CÁI MỒM KHẮM CỦA JB NGUYỄN HỮU VINH

Lần này không cần giữ thể diện cho thằng già mất nết vì tội ác mà hắn gây ra với các bé gái là quá lớn. Gã có tên là Nguyễn Khắc Thủy, 77 tuổi, nguyên Giám đốc ngân hàng nhà nước, chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thằng già đốn mạt bị cáo buộc trong thời gian từ tháng 4 và tháng 5 năm 2014 có hành vi dâm ô với 2 bé gái, 1 mới 6 tuổi và bé còn lại mới 11 tuổi tại khu vực chung cư Lakeside.


Về cơ bản, thằng già này là loại rác rưởi, bệnh hoạn, ngay cả khi đã hết hạn tù giam thì gã vẫn là mối đe dọa số 1 với các bé gái. Thật khốn khổ cho ai làm vợ gã và thật xấu hổ cho ai đã phải gọi gã bằng bố, bằng ông. Tôi rất tiếc đã phải nói như vậy.
Bọn kền kền hạ đẳng đã thành công trong việc quay và tung clip lên mạng với hàm ý nhạo báng chuyện gã là đảng viên. Và như thấy trong clip, sau khi bị tuyên 1 khóa 3 năm bóc lịch đếm sao, vừa bước chân ra khỏi phòng xử, gã đã sử dụng chiêu hỏa công trực tiêu thẻ đảng với những động tác khá nhanh, gọn và dứt khoát, dù trước đó gã xin hoãn tòa vì "mệt ơi là mệt", cứ như thật. Quân mấy dạy. 

Đọc báo thì biết, gã là hỡi ôi kẻ dâm ô có thâm niên không chỉ với 2 mà là 4 bé gái thơ ngây trong nhiều năm. Về hưu, lão chuyên rình rập sờ mó cơ quan đi đái của các bé mới lớn khi các bậc phụ huynh sao nhãng. gã lừng danh khu chung cư Lakeside với biệt danh Thủy dâm dục. Chị em nhìn thấy lão luôn tránh xa tầm với. Đéo phải bây giờ mọi người mới biết, nhiều chị em biết nhưng xấu hổ đéo dám nói ra, trừ một vài chị đói sex. Có thể nói nhân thân lão là loại tuyệt đối xấu. Đéo tin tôi thì hãy đến chung cư Lakeside mà hỏi nhé. 
Không 1 người tử tế nào nghe danh lão mà không lạnh toát sống lưng, bởi nguy cơ tiềm ẩn đối với con cái của họ. Vấn đề dâm dục, thằng già này là bất hủ.  Như các anh chị đã thấy, gã - một con người mà khi về hưu, phần thú tính đã chiếm phần lớn não bộ - có hành vi chửi bới chế độ và xúc phạm đảng kỳ. Nếu là nơi pháp luật được tôn trọng đến nơi đến chốn, tôi chắc chắn gã đói lồn này sẽ bị bắt vì gây rối trật tự công cộng hay tội đéo gì tương tự thế.

Tôi cũng đéo hiểu tại sao, bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan đảng vẫn chưa thu hồi thẻ của gã và như anh chị thấy, hắn liên tục cầm bật lựa dọa đốt. Chính điều này đã tạo cơ hội để thằng mặt lồn JB Nguyễn Hữu Vinh lợi dụng bêu đảng trên đài Á Châu Tự do. Với hắn (JB Nguyễn Hữu Vinh), việc có một cá thể đảng viên bị đưa ra xét xử là một cơ hội tốt để quy chụp thành cái phổ biến để đánh tráo bản chất của đảng. 

Gọi là "giáo dân xấu" cũng không oan

Gọi nhúm này là những giáo-dân-xấu-xí, kể ra cũng không oan!


Câu chuyện quậy phá của một bộ phận người Công giáo ở hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh thời gian qua, dưới bình phong chống Formosa, xứng điển hình cho hình ảnh con sâu đã làm rầu nồi canh, trong tổng thể bức tranh cộng đồng người Công giáo trên toàn quốc. Phải thừa nhận rằng, đã có không ít những nhìn nhận tiêu cực và thực sự không đáng có, dành cho người công giáo, chỉ vì những sự cố quậy phá của bộ phận này. Chặn đường quốc lộ, ngang nhiên bắt người, thách thức pháp luật, kêu gọi quậy phá tập trung, sử dụng nhà thờ như một nơi tuyên truyền chống phá chế độ thay vì giáo huấn những điều tốt đẹp, đó là những hành động gần như đã diễn ra thường xuyên.
Vừa mới đây, ở Hà Tĩnh, có thêm một chuyện cũng thuộc diện ngao ngán không biết nên cười hay giận. Đó là cả một hệ thống dự án nâng cấp lưới điện cũ nối từ hệ thống đường dây 110KV đi Vũng Áng, mọi thứ cơ bản xong xuôi, nhưng không thể đóng điện phục vụ người dân, chỉ vì yêu cầu đòi hỏi bồi thường kiểu trên trời dưới đất của dăm ba hộ giáo dân tại xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh. Ngang nhiên ngăn không cho chôn cột, không cho kéo dây, khi yêu cầu phi lý về đền bù không được đáp ứng. Đặc biệt có trường hợp khi ngành điện tiến hành đào móng để thay một cây cột mới ngay tại vị trí cột cũ đã xuống cấp, trong vườn một nhà dân, thì mức yêu cầu bồi thường mà gia đình này đưa ra là 250-300tr, vừa vô lý vừa quá đáng, vừa có tính thách thức cù nhầy, ngăn chặn cả một dự án mang tính dân sinh cấp thiết, bởi Hà Tĩnh là địa phương gần như thường xuyên phải chịu cảnh bão lũ tàn phá cơ sở hạ tầng.
Cưỡng chế thực hiện đối với các hộ giáo dân không phải là câu chuyện đơn giản. Họ luôn có xu hướng chính trị hóa vấn đề, và với kiểu giáo dân được dẫn dắt bởi một số cha đạo hiếu chiến như ở hai vùng Nghệ An – Hà Tĩnh, thì việc họ sẵn sàng tập trung gây sự không chỉ là với các nhà thầu thi công, mà thậm chí với ngay cả chính quyền, là điều không hiếm. Nói chính quyền nương tay, chùn tay, hay nói chính quyền cân nhắc, có lẽ cũng đều đúng cả.
Khi cả xã hội chung tay hướng về miền Trung sau mỗi cơn bão lũ, thì ngay chính trong lòng những địa phương này, vẫn còn có những người dân như thế. Lợi dụng câu chuyện tôn giáo, lợi dụng cái mác người dân, để quậy phá ngay cả chính những dự án dân sinh cấp thiết nhất cho chính bản thân mình và quê hương mình. Hậu quả trước mắt thì thấy rõ, nhưng không biết những giáo dân này có nhìn đến điều xa hơn, là chính bản thân họ đang tự mình bôi bẩn lên những điều tốt đẹp mà cộng đồng giáo dân VN đã và đang tạo dựng được trong suốt cả một chiều dài lịch sử đã qua hay không?!
Gọi nhúm này là những giáo-dân-xấu-xí, kể ra cũng không oan!

Theo Blog Tre Làng

11/20/2017

HÃY CHỜ XEM VIỆC TỔNG BÍ THƯ KIỂM TRA TÀI SẢN CỦA 1000 LÃNH ĐẠO




Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy khẳng định, không có vùng cấm khi thực hiện quy định mới của Bộ Chính trị về việc kiểm tra, giám sát kê khai tài sản của cán bộ cấp cao.


Tôi được biết ông Phạm Chí Dũng có học vị Tiến sĩ Kinh tế, ông đã từng theo học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, đã công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM. Ngày 05 tháng 12 năm 2013, ông Dũng làm đơn xin ra khỏi Đảng sau 20 năm làm đảng viên, vì cho là: “Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số Nhân dân”. Ông từng bị Công an bắt vì bị tình nghi biên soạn tài liệu “nhằm lật đổ chính quyền Nhân dân”.

Ở đây, trong phạm vi bài viết này, với trình độ kém về học vấn so với học vị Tiến sĩ của ông, nhưng cao hơn về tinh thần yêu nước, trung thành với lý tưởng của Đảng Cộng sản, tôi muốn nói với ông như thế này:
Ông đang cay cú về những hiện tượng, vụ việc tham nhũng, tiêu cực của một số lãnh đạo các ban, ngành tại Việt Nam. Ở bất cứ nước nào cũng vậy, có người tốt người xấu, có người rất thanh bạch, vì mục đích cao đẹp của nhân loại nhưng cũng có người chỉ muốn hưởng thụ, vơ vét cho bản thân.
Việc gì mà ông lại viết tiêu đề “Kiểm tra tài sản 1000 quan chức: TBT Trọng ‘đụng tường?”
Ông nêu vấn đề: Để thực hiện được chiến dịch “đả hổ” lẫn kiểm tra tài sản quan chức, bộ máy Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương của Trung Quốc phải nắm được tối thiểu 5-10% hồ sơ tài sản và “phốt” của số quan chức cần kiểm tra. Còn Tổng Bí thư Trọng đã nắm được gì? Ông đem việc thực hiện chống tham nhũng của Trung Quốc ra để so sánh với Việt Nam, thậm chí so sánh Vương Kỳ Sơn (Trung Quốc) với Trần Quốc Vượng (Việt Nam). Ông kết luận “Nhưng nếu xông lên chỉ có thế mà không đủ lực, chiến dịch kiểm tra tài sản 1000 quan chức của ông Trọng nhiều khả năng sẽ bị “đụng tường” - một bức tường lớn, rất cao và còn “khó nhằn” hơn cả sự chống đối quyết liệt đang diễn ra trong nội bộ Đảng Trung Quốc. Để khi đó, ông Trọng sẽ chính thức rơi vào một bãi lầy thụt mênh mông”.
Nếu bạn đọc vào tìm kiếm trên mạng, sẽ đọc rất nhiều bài của ông Phạm Chí Dũng, một người đã từ bỏ lý tưởng của Đảng Cộng sản, hiện đứng đầu một tổ chức Hội trái pháp luật ở Việt Nam (Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam).
Chính vì chống đối chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Dũng luôn tìm cách đả kích, nói xấu những chủ trương, giải pháp mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực thi, trong đó có việc phòng chống tham nhũng.
Đâu cần ông Dũng phải xuyên tạc, nếu muốn tìm hiểu việc kiểm tra tài sản 1000 cán bộ lãnh đạo Việt Nam hãy vào mạng internet và tìm kiếm những tin, bài công khai có giá trị như: Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ ngày 27/5, ông Lê Thanh Vân là Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nói: “Tôi thấy Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy đã nói rõ rồi, Ủy ban Kiểm tra sẽ kiểm tra, giám sát khoảng 1.000 cán bộ thuộc đối tượng Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Đây là đội ngũ cán bộ cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước ta đang giữ những vị trí quan trọng nhất trong bộ máy. Tôi cho rằng nếu làm tốt việc này thì Nhân dân rất ủng hộ”. “Nói riêng về chủ trương kiểm tra, giám sát tài sản của 1.000 quan chức, tôi nghĩ nếu muốn làm ra tấm ra món để Nhân dân tin tưởng thì Đảng phải chọn được một đội ngũ tham mưu, thực hiện đủ mạnh bao gồm những người thật sự tinh túy, những người có bàn tay sắt và bàn tay ấy phải sạch. Tôi rất mong Tổng Bí thư tiến hành việc này mạnh mẽ như Bác Hồ đã từng làm. Tôi nghĩ, việc trước hết là tạo ra không khí dân chủ, thẳng thắn trong nội bộ, từ trên xuống dưới, không để tình trạng thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám phản đối”.
Tôi ủng hộ việc Đảng ta áp dụng các biện pháp đặc biệt, mạnh tay trừng trị nghiêm khắc quan tham. Trước hết, cần tập trung làm rõ một số vụ việc, một số trường hợp mà dư luận, Nhân dân đặt nghi vấn. Như vậy, việc kiểm tra, giám sát tài sản sẽ minh bạch và cũng là để bảo vệ những cán bộ trong sáng, giàu chính đáng.

11/17/2017

Nhân ngày 20-11 trăn trở về sự suy thoái đạo đức của một giảng viên

Thời gian gần đây, cả nước nói chung và Tp.Cần Thơ nói riêng đã liên tiếp xảy ra một số vụ việc tiêu cực, liên quan đến vấn đề suy thoái về đạo đức của một số nhà giáo. Tuy chỉ là những hiện tượng đơn lẻ nhưng dư luận xã hội vẫn không khỏi băn khoăn khi trong đội ngũ của những người làm Thầy lại có người đã không giữ được phẩm chất của một Nhà giáo như hiện nay.

Cơ quan điều tra thực hiện lệnh bắt giam ông Kiệt. Ảnh Công an cung cấp
Trong bài viết này, tác giả muốn phân tích và đánh giá ở góc độ suy thoái về mặt đạo đức Nhà giáo của một giảng viên ở Trường Cao đẳng Cần Thơ - Thầy giáo Trần Tuấn Kiệt không chỉ là một giảng viên mà còn là một cán bộ quản lý của Phòng thanh tra pháp chế Trường Cao đẳng Cần Thơ. Thầy giáo này đã trượt dài và trượt dốc từ sai lầm này đến sai lầm khác trong một chuỗi các sự việc liên quan đến sự suy thoái đạo đức cách mạng nói chung và đạo đức của một Nhà giáo nói riêng. Đỉnh điêm của sự suy thoái này chính là những hành vi vi phạm pháp luật của Thầy giáo Kiệt là đe dọa sẽ giết lãnh đạo của chính cơ quan ông này đang công tác.
Sự việc của ông Kiệt bắt đầu vào khoảng giữa năm 2016, do bất đồng ý kiến trong nội bộ cơ quan, ông Kiệt đã đăng nhiều bài viết, thông tin trên tài khoản facebook Trần Tuấn Kiệt với những nội dung mang ý kiến cá nhân bàn luận về những hoạt động mang tính chất nội bộ của Trường Cao Đẳng cần Thơ. Hoạt động phát tán thông tin nội bộ lên mạng xã hội để bàn luận là điều không được phép đối với cán bộ, đảng viên và nhất là một giảng viên, Trưởng phòng như ông Kiệt. Đặc biệt, ông Kiệt đã làm một bài thơ với những lời lẽ đe dọa như: “Sức khỏe, uy tín, sự nghiệp anh, gia đình anh bao năm vất vả, khó nhọc tạo dựng! Nên hãy trân trọng gìn giữ!” hay “Như Yên Bái là cùng!” ... đăng trên facebook của ông Kiệt. Xét về góc độ đạo đức Nhà giáo nói riêng và đạo đức của cán bộ nói chung ông Kiệt không nên và cũng không có quyền thực hiện những hoạt động và phát ngôn như đã nêu trên. Bởi lẽ định hướng tích cực không có nhưng tác động tiêu cực từ dư luận xã hội của cộng đồng Facebook và nhất là tác động từ những quan điểm của Thầy Kiệt đối với sinh viên lại không nhỏ một chút nào. Nó sẽ ảnh hưởng tới tâm lý, suy nghĩ của sinh viên và những đồng nghiệp của ông Kiệt.
Tuy nhiên, nếu ông Kiệt biết nhìn nhận những hoạt động của mình là chưa đúng và điều chỉnh thi có lẽ không có “sự trượt dài và trượt dốc” như tình hình hiện nay của ông này. Mà trái lại, khi Chi bộ giới thiệu sai phạm và yêu cầu ông Kiệt viết kiểm điểm nhưng ông lại không viết vì cho rằng minh không hề có bất cứ sai phạm nào. Đó cũng chính là nguyên nhân tất yếu dẫn đến Đảng uỷ Trường Cao đẳng Cần Thơ căn cứ vào điều lệ Đảng đã thi hành kỷ luật đối với ông Trần Tuấn Kiệt. Khách quan mà đánh giá, Quyết định này đưa ra là “đúng người, đúng tội” và mang tính răn đe cao đối với cán bộ, đảng viên khi sử dụng mạng xã hội để thể hiện quan điểm cá nhân. Mặt khác nó có tính định hướng trong công tác tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên, giảng viên của lãnh đạo Trường này.
Ngoài ra, đầu năm 2017, ông Kiệt lại tự ý cung cấp thông tin cho báo chí những hoạt động mang tính chất nội bộ của trường nhưng lại mang nhận xét cá nhân, cảm tính để trao đổi. Qua đó, bài Báo điện tử Zing.vn về “Thạc sĩ tố tiến sĩ được thăng chức không đúng quy trình” đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của lãnh đạo Nhà trường và của cả Trường Cao Đẳng Cần Thơ nói chung. Hoạt động cung cấp thông tin cho Báo chí về hoạt động tổ chức cán bộ của cơ quan trong khi không được phân công, ủy quyền này của ông Kiệt đã là sai nguyên tắc. Thiêt nghĩ, đâu là chân lý trong hoạt động, bản thân ông Kiệt cũng không xác định đúng đắn và đó chính là hậu quả do không thường xuyên tu dưỡng đạo đức, nhân cách người Thầy của cá nhân ông Trần Tuấn Kiệt.
Đỉnh điểm của câu chuyện Thầy giáo vi phạm nghiêm trọng đạo đức Nhà giáo đó chính là hành vi đe dọa giết đồng nghiệp của Thầy Kiệt. Đến đây, việc đe dọa không chỉ nằm ở những dòng cảm nghĩ vu vơ qua những câu thơ của ông Thầy dạy toán Trần Tuấn Kiệt trên facebook nữa mà là lời phát biểu ngay trong cuộc họp của Đảng ủy, Ban Giám hiệu và Công Đoàn Trường Cao Đẳng Cần Thơ vào ngày 23/5/2017. Thật ra, cuộc họp nhằm góp ý và nhắc nhở về hàng loạt những sai phạm trước đó của ông Trần Tuấn Kiệt để ông này rút kinh nghiệm trong quá trình công tác. Tuy nhiên, ông Kiệt đã không đồng ý nhìn nhận sai phạm của mình do tập thế góp ý mà còn tuyên bố là mình muốn tước đoạt đi mạng sống của một đồng nghiệp khác: “Tôi muốn lên phòng thầy L. để giết thầy L....”. Những lời lẽ dù trong bất cứ trường hợp nào cũng không nên và không thể được thốt ra từ chính miệng của một giảng viên, đảng viên và là Trưởng phòng thanh tra pháp chế như ông Trần Tuấn Kiệt.
Kết cục đáng buồn của sự suy thoái đạo đức của ông Kiệt mà không hề có bất kỳ sư ăn năn, hối lỗi nào chính là vào ngày 02 tháng 8 năm 2017, ông Trần Tuấn Kiêt đã bị bắt với tội “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tố chức, công dân” được quy định tại Điều 258 Bộ luât Hình sự. Kết quả của sau gần 2 tháng điều tra, xác minh của cơ quan CSĐT Công an TP cần Thơ kể từ khi nhận được đơn tố cáo ông Kiệt có hành vi đe dọa giết người đã cho thấy ông Trần Tuấn Kiệt đã có hành vi cấu thành tội phạm nêu trên.

Như vậy, việc ông Trần Tuấn Kiệt bị bắt giữ không phải là nguyên nhân từ một sự việc đơn lẻ là ông này tố cáo sai phạm của cơ quan hay chỉ là việc đăng thông tin, cảm nghĩ lên trang facebook cá nhân.... như một số thông tin gần đây đã đưa trên mạng xã hội. Mà rõ ràng, đây là một sự việc kéo dài, thể hiện sự xuống cấp về mặt đạo đức Nhà giáo của một người Thầy. Sai phạm của ông này đi từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp và không có một biểu hiện nào cho thấy ông này nhìn nhận được hành vi của mình là sai trái. Thiết nghĩ, hành vi đe dọa giết, tước đi mạng sống của người khác từ trong những bài viết trên trang cá nhân cho đến thẳng thừng tuyên bố trong cuộc họp có Đảng ủy, Ban giám hiệu và Công đoàn của một giảng viên là hành vi không thể chấp nhận được. Có hay không có dấu hiệu của bệnh tâm thần hoang tưởng thì cơ quan thực thi quyền lực của pháp luật phải vào cuộc đó là một tất yếu. Nếu không kịp thời có biện pháp ngăn chặn có thể nó sẽ chuyển thành hành động nguy hiểm cho tính mạng người khác

11/16/2017

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao


Từ ngày 7 đến 9-11-2017, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 19. Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung chính sau:
I- Về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
1- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015 và nhiệm kỳ 2015-2020 có các vi phạm, khuyết điểm sau:
Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước và quy chế làm việc của Tỉnh ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cán bộ; quản lý, sử dụng đất và quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án, công trình trọng điểm, cụ thể:
- Tham mưu để Tỉnh ủy ban hành Quy chế làm việc, trong đó có quy định ủy quyền cho Thường trực Tỉnh ủy xem xét, giải quyết một số nội dung vượt thẩm quyền theo Quy định số 51-QĐ/TW, ngày 19/4/2007 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy. 
- Quyết định bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với một số cán bộ không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, có biểu hiện cục bộ, không bình thường. Thiếu kiểm tra, giám sát, để một số cơ quan, tổ chức có số lượng phòng, số lượng lãnh đạo cấp phó sở, ngành và sử dụng lao động hợp đồng không đúng quy định.
- Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương đối với một số dự án sử dụng đất không đúng quy định pháp luật, không phù hợp quy hoạch; giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.
- Buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra vi phạm đối với một số dự án, công trình trọng điểm, gây lãng phí, thất thoát ngân sách Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.
Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc xảy ra chủ yếu trong nhiệm kỳ 2010-2015.