11/27/2017

Bàn về Dự thảo Luật An ninh mạng - Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!

Ồn ào tuần qua là câu chuyện về Dự thảo Luật an ninh mạng. Cùng với các luật khác, Luật An ninh mạng sẽ góp phần củng cố vững chắc an ninh quốc gia và trên hết là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Nói thẳng ra, nếu không có luật này, an ninh quốc gia và lợi ích của nhân dân sẽ bị xâm hại và cho đến lúc này, không có biện pháp nào có thể bảo vệ tích cực.
Thực tế là hàng loạt các trang mạng lấy tên các lãnh đạo cao cấp, giả mạo các cơ quan nhà nước và thậm chí là giả mạo trang của Quốc hội, nhưng lại tuyên truyền nhằm lật đổ chế độ, đi ngược lại lợi ích dân tộc, dù đã phát hiện ra nhưng không thể xử lý. Tương tự như vậy, hàng loạt vụ án tham nhũng liên quan đến dữ liệu mạng, cơ quan công an cũng bó tay vì máy chủ đặt ở nước ngoài và họ từ chối cung cấp thông tin.

Theo thống kê mỗi năm có hàng ngàn cuộc tấn công mạng vào hệ thống thông tin nước ta như: cuộc tấn công sân bay TSN và hàng loạt hệ thống sân bay cả nước làm lộ lọt 400.000 tài khoản khách hàng Vietnam Airlines, các vụ hack tài khoản Facebook cá nhân, lừa đảo tiền nạp điện thoại, rồi đến việc cài cắm mã độc tống tiền,… Thậm chí, vừa rồi Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, đã có 27 cuộc tấn công mạng tại hội nghị APEC.
Nói ra thực tế ấy để chúng ta hình dung về sự cần thiết phải có Luật An ninh mạng.
Vấn đề cốt lõi gãy tranh cãi của Dự thảo Luật ANM là vấn đề "địa phương hóa dữ liệu", tức là đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt máy chủ tại Việt Nam. Đây là yeu cầu chính đáng của Việt Nam, và thực tế, các nước như Mỹ, Nga, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan cũng đã làm như vậy.
Chuyện các nhà cung cấp dịch vụ như Google, Facebook hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thì phải có tuan thủ quy định pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, google, Facebook vẫn chưa có ý kiến gì thì rất hiều người mang danh trí thức, nhà báo, và thậm chí nhiều vị đại biểu Quốc hội đã hăng hái chiến đấu bảo vệ lợi ích cho họ, mà quên đi nghĩa vụ phải bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích của chính người dân nước mình.
Đúng là "Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng".
Nhiều người tự hỏi, họ - những người phản đối đặt máy chủ ở Việt Nam ấy, những người đang hưởng lương tháng từ đồng thuế của dân ấy - được gì từ các nhà cung cấp dịch vụ? Trách nhiệm của một đại biểu dân cử, hay một nhà báo để đâu?
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn TP Đà Nẵng) cho rằng, quy định “nhà cung cấp dịch vụ mạng phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Việt Nam” là trái với cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam. Bà Thuý đề nghị luật An ninh mạng không nên đặt ra những quy định trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 
Tôi thật sự không hiểu bà Thúy nghĩ gì khi phát biểu như trên. Thực tế là việc cầu đặt Google hay Facebook đặt văn phòng đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người dùng không hề trái với cam kết quốc tế. Bởi, các dịch vụ mà Google hay Facebook cung cấp là mới phát sinh, chưa từng được đề cập trong WTO.

Theo điểm b, điều 29.2 hiệp định TPP quy định: “Không có quy định nào của hiệp định này ngăn cản một bên áp dụng những biện pháp cần thiết để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến giữ gìn và khôi phục hòa bình, an ninh quốc tế hay bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu của quốc gia“. 
Đã đến lúc đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy cần phải đọc lại luật và các quy định của TTP. Bà phát biểu như thế tôi rất chê.

Trước đó đại biểu Nguyễn Việt Dũng (đoàn TP.HCM) cũng từng phát biểu lo bò trắng răng "Facebook là dịch vụ toàn cầu hoá, kinh doanh ở 200 nước chẳng lẽ phải đặt máy chủ ở cả 200 nước hay sao, chi phí rất lớn?…Nếu chúng ta quy định như vậy là không khả thi, trừ khi thị trường của chúng ta lớn như Trung Quốc…”. 
Ông nghị Việt Dũng khéo lo dùm cho Google và Facebook vì sợ họ đặt máy chủ ở Việt Nam tốn kém chi phí, mà không thấy ông lo cho sự an toàn của quốc gia và người dân. Chính vì sự lo sợ hão quyền này, nhiều người đã lên án và có nhiều bài viết kêu gọi ông nghị này, hãy làm đúng nhiệm vụ đại diện cho tiếng nói của người dân?
Hãy xem người Nhật nói thế nào về chuyện này. Ông NAGAI Katsuro, Công sứ, Trưởng ban Kinh tế, Đại sứ quán Nhật Bản, khẳng định “Quy định đặt máy chủ ở nước sở tại là phù hợp với ngoại lệ của TPP”.

Tôi theo dõi các phiên thảo luận và nhận ra, có không ít các đại biểu không có kiến thức về tội phạm mạng. Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) hào sảng tranh luận rằng, với việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây, việc yêu cầu các công ty đa quốc gia đặt máy chủ ở Việt Nam là khó thực hiện. Theo đại biểu này, để ngăn chặn các tin tức giả, nên xem xét các biện pháp khác như tăng cường mức phạt. Chẳng hạn như ở Đức, mức phạt cao nhất lên đến 50 triệu euro đối với hành vi đưa tin tức giả.
Xin thưa với đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, tội phạm dùng địa chỉ IP ở nước ngoài thì không thể biết họ là ai để mà phạt đâu ạ, và một khi nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài từ chối cung cấp thông tin thì đúng là "tịt" như Đại tá Nguyễn Hữu Cầu nói, thưa ông.
Theo Đại tá Nguyễn Hữu Cầu – Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, hiện nay có nhiều vụ án tấn công, lừa đảo bị “tịt” vì nhà cung cấp dịch vụ mạng tại nước ngoài không hợp tác. Do vậy, ông Cầu ủng hộ yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ mạng đặt máy chủ tại Việt Nam. Ông Cầu cũng nói, khi các doanh nghiệp nước ngoài thu lợi nhuận ở Việt Nam thì phải bình đẳng như các doanh nghiệp khác. Hiện nay 14 nước trên thế giới như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc… đã yêu cầu các nhà mạng thực hiện nhiệm vụ này.
Nếu như đám dân chủ giẻ rách và một số kền kền báo chí phản đối vì nếu đặt máy chủ ở Việt Nam, họ sẽ mất đi cơ hội chống phá đất nước, thì người viết băn khoăn, vì sao đại biểu Quốc hội lại có thể phản đối điều mang lại lợi ích cho đất nước và người dân như vậy. Họ chiến đấu vì ai?

Theo blog Tre Làng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét