11/20/2017

HÃY CHỜ XEM VIỆC TỔNG BÍ THƯ KIỂM TRA TÀI SẢN CỦA 1000 LÃNH ĐẠO




Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy khẳng định, không có vùng cấm khi thực hiện quy định mới của Bộ Chính trị về việc kiểm tra, giám sát kê khai tài sản của cán bộ cấp cao.


Tôi được biết ông Phạm Chí Dũng có học vị Tiến sĩ Kinh tế, ông đã từng theo học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, đã công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM. Ngày 05 tháng 12 năm 2013, ông Dũng làm đơn xin ra khỏi Đảng sau 20 năm làm đảng viên, vì cho là: “Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số Nhân dân”. Ông từng bị Công an bắt vì bị tình nghi biên soạn tài liệu “nhằm lật đổ chính quyền Nhân dân”.

Ở đây, trong phạm vi bài viết này, với trình độ kém về học vấn so với học vị Tiến sĩ của ông, nhưng cao hơn về tinh thần yêu nước, trung thành với lý tưởng của Đảng Cộng sản, tôi muốn nói với ông như thế này:
Ông đang cay cú về những hiện tượng, vụ việc tham nhũng, tiêu cực của một số lãnh đạo các ban, ngành tại Việt Nam. Ở bất cứ nước nào cũng vậy, có người tốt người xấu, có người rất thanh bạch, vì mục đích cao đẹp của nhân loại nhưng cũng có người chỉ muốn hưởng thụ, vơ vét cho bản thân.
Việc gì mà ông lại viết tiêu đề “Kiểm tra tài sản 1000 quan chức: TBT Trọng ‘đụng tường?”
Ông nêu vấn đề: Để thực hiện được chiến dịch “đả hổ” lẫn kiểm tra tài sản quan chức, bộ máy Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương của Trung Quốc phải nắm được tối thiểu 5-10% hồ sơ tài sản và “phốt” của số quan chức cần kiểm tra. Còn Tổng Bí thư Trọng đã nắm được gì? Ông đem việc thực hiện chống tham nhũng của Trung Quốc ra để so sánh với Việt Nam, thậm chí so sánh Vương Kỳ Sơn (Trung Quốc) với Trần Quốc Vượng (Việt Nam). Ông kết luận “Nhưng nếu xông lên chỉ có thế mà không đủ lực, chiến dịch kiểm tra tài sản 1000 quan chức của ông Trọng nhiều khả năng sẽ bị “đụng tường” - một bức tường lớn, rất cao và còn “khó nhằn” hơn cả sự chống đối quyết liệt đang diễn ra trong nội bộ Đảng Trung Quốc. Để khi đó, ông Trọng sẽ chính thức rơi vào một bãi lầy thụt mênh mông”.
Nếu bạn đọc vào tìm kiếm trên mạng, sẽ đọc rất nhiều bài của ông Phạm Chí Dũng, một người đã từ bỏ lý tưởng của Đảng Cộng sản, hiện đứng đầu một tổ chức Hội trái pháp luật ở Việt Nam (Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam).
Chính vì chống đối chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Dũng luôn tìm cách đả kích, nói xấu những chủ trương, giải pháp mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực thi, trong đó có việc phòng chống tham nhũng.
Đâu cần ông Dũng phải xuyên tạc, nếu muốn tìm hiểu việc kiểm tra tài sản 1000 cán bộ lãnh đạo Việt Nam hãy vào mạng internet và tìm kiếm những tin, bài công khai có giá trị như: Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ ngày 27/5, ông Lê Thanh Vân là Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nói: “Tôi thấy Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy đã nói rõ rồi, Ủy ban Kiểm tra sẽ kiểm tra, giám sát khoảng 1.000 cán bộ thuộc đối tượng Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Đây là đội ngũ cán bộ cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước ta đang giữ những vị trí quan trọng nhất trong bộ máy. Tôi cho rằng nếu làm tốt việc này thì Nhân dân rất ủng hộ”. “Nói riêng về chủ trương kiểm tra, giám sát tài sản của 1.000 quan chức, tôi nghĩ nếu muốn làm ra tấm ra món để Nhân dân tin tưởng thì Đảng phải chọn được một đội ngũ tham mưu, thực hiện đủ mạnh bao gồm những người thật sự tinh túy, những người có bàn tay sắt và bàn tay ấy phải sạch. Tôi rất mong Tổng Bí thư tiến hành việc này mạnh mẽ như Bác Hồ đã từng làm. Tôi nghĩ, việc trước hết là tạo ra không khí dân chủ, thẳng thắn trong nội bộ, từ trên xuống dưới, không để tình trạng thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám phản đối”.
Tôi ủng hộ việc Đảng ta áp dụng các biện pháp đặc biệt, mạnh tay trừng trị nghiêm khắc quan tham. Trước hết, cần tập trung làm rõ một số vụ việc, một số trường hợp mà dư luận, Nhân dân đặt nghi vấn. Như vậy, việc kiểm tra, giám sát tài sản sẽ minh bạch và cũng là để bảo vệ những cán bộ trong sáng, giàu chính đáng.
Nhân bài viết này, tôi cũng tuyên truyền cho bạn đọc biết thêm Quy định 85 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Mục đích nhằm bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các khuyết điểm, vi phạm trong việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ là chủ thể thực hiện việc kiểm tra, còn chủ thể giám sát là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chi bộ nơi cán bộ đang sinh hoạt. Đối tượng kiểm tra, giám sát là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Một quy định đúng đắn có cả mục đích và quy trình rõ ràng như thế đến như tôi là dân ít học cũng hiểu được vậy mà ông Dũng không biết có giả vờ ngu để cố tình không hiểu như vậy không. Ông Phạm Chí Dũng ơi, ông đừng thấy lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đang mạnh tay trừng trị tham nhũng mà ông lại liên tưởng, so sánh với cách chống tham nhũng ở Trung Quốc. Chúng ta có quyền học tập cái hay, cái tốt của các nước khác mà phù hợp với nước ta, miễn sao đem lại sự trong sạch trong bộ máy chính trị, cho dù đụng “bức tường” hay hàng rào kiên cố.
Lịch sử nhân loại, dân tộc và cách mạng đã chỉ ra: Lãng phí lớn nhất là lãng phí nhân lực. Thiệt hại có ảnh hưởng sâu xa nhất là bỏ phí nhân tài. Sai lầm tai hại nhất là coi khinh trí tuệ. Vẫn còn có biết bao nhiêu chướng ngại, bất cập đang làm tắc nghẽn những mạch nguồn quý giá của đất nước.
Tôi luôn suy nghĩ rằng: Trong bản thân mình đang mang dòng máu dân tộc Việt Nam thì mình phải có trách nhiệm làm gì tốt nhất cho đất nước và Nhân dân mình. Ông là người có học, chỉ vì sĩ diện bản thân, ông đã chối bỏ lý tưởng mà ông đã đi theo 20 năm qua. Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng mà đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang chỉ đạo tôi tin sẽ đạt hiệu quả chứ không “rơi vào bãi lầy” nào hết. Chào ông.
NVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét