11/16/2017

Sẽ làm được việc tinh gọn Hệ thống chính trị


                 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6

Đọc được bài viết “Tinh gọn hệ thống chính trị Việt Nam: ‘Làm được không’?” của tác giả với bút danh Minh Hoàng trên mạng xã hội, tôi không biết “Minh Hoàng” là ai nhưng tôi có một vài ý kiến về bài viết này như sau:
Ở bất cứ nước nào cùng vậy, có người tốt người xấu, có người sống rất thanh bạch, vì mục đích cao đẹp của nhân loại nhưng cũng có người chỉ muốn hưởng thụ, vơ vét cho bản thân.
Trong bài viết của ông Minh Hoàng, có đưa phát biểu của ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng, Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nói với Đài BBC “Họ nghĩ một cách đơn giản là có hai cơ quan làm cùng nhau, cùng công việc thì sáp nhập lại, nhưng sáp nhập là sáp nhập thế nào?” “Cho nên việc nhất thể hóa, tôi thấy họ làm một cách đại khái, tùy tiện, chẳng có luật nào để nói là nhất thể hóa hết!”
Theo dõi nghiên cứu các bài viết về Hội nghị Trung ương 6 (khai mạc ngày 4/10/2017) vừa qua, tôi thấy tin tưởng vào những gì người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát biểu nhận định tình hình Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Tờ trình và Báo cáo của Bộ Chính trị đã nêu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết và phạm vi của Đề án “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Ông phát biểu:
“Bộ Chính trị nhận thấy, đây là vấn đề rất lớn, rất quan trọng nhưng cũng rất khó, rất phức tạp và nhạy cảm, vì nó liên quan đến những vấn đề lý luận cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân; về đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế; về quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; liên quan đến quyền lợi, tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, ...”
taydo24h.com
Theo Tồng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong những năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị Tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từng bước được sắp xếp, kiện toàn; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn;bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới.
Tôi đồng ý với nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Tuy nhiên, cho đến nay, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ của một số tố chức còn chồng chéo; cơ cấu bên trong chưa hợp lý; tổ chức bộ máy của khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp công lập chậm được đổi mới; tổ chức và biên chế ngày càng phình to; số lượng cấp phó, số người được hưởng chế độ "hàm" không hợp lý; cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều bất cập; số lao động phục vụ gián tiếp quá nhiều trong khi thiếu nhân lực trực tiếp làm chuyên môn nghiệp vụ. Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước ở các đơn vị sự nghiệp công và người hoạt động không chuyên trách cấp xã ngày càng nhiều”.
Các nhiệm vụ và giải pháp đề ra phải phù hợp, khả thi, có lộ trình, bước đi vững chắc, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài, góp phần giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra đối với tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị cũng như các tổ chức cụ thể của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là tổ chức bộ máy bên trong từng cơ quan, đơn vị.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quan trọng và tích cực lãnh đạo, chỉ đạo toàn hệ thống chính trị tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp đổi mới tố chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém, gây bức xúc xã hội và không ít những khó khăn, thách thức phải vượt qua, nhất là trong việc tổ chức lại và đổi mới cơ chế, chính sách nhằm phát huy tốt hơn trí tuệ và sự cống hiến của đông đảo đội ngũ trí thức, các chuyên gia, nhà khoa học và lao động kỹ thuật chất lượng cao trong lĩnh vực này, nâng cao chất lượng dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân; đồng thời góp phần giải quyết vấn đề tổ chức, biên chế, cải cách chế độ tiền lương của toàn hệ thống chính trị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương tập trung phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Chú ý phân tích sâu về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như đổi mới doanh nghiệp nhà nước, tổng thể tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy của Hệ thống chính trị; sự cần thiết phải đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ công (xã hội hoá nhưng không thương mại hoá), phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.
Đồng thời, xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân; vai trò, vị trí của các đơn vị sự nghiệp công lập trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Từ đó, đề ra quan điểm, mục tiêu và định hướng tiếp tục đẩy mạnh đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với bảo đảm ổn định chính trị, xã hội nói chung và từng ngành, lĩnh vực cụ thê nói riêng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng lưu ý cần chú ý kế thừa, phát huy những kết quả, thành tựu đã đạt được; căn cứ vào thực tế và trình độ phát triển của nước ta để rà soát, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ hệ thống các cơ chế, chính sách, có tính khả thi cao, nhất là các cơ chế, chính sách mới, có tính đột phá.
Thực tế khó khăn là như vậy, nhưng tôi tin, Bộ Chính trị sẽ làm được việc tinh gọn hệ thống chính trị Việt Nam.
Ông Minh Hoàng, tác giả của bài viết “Tinh gọn hệ thống chính trị Việt Nam: ‘Làm được không’?” hãy chờ xem.
NVN


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét