5/31/2017

Gác lại quá khứ, Việt Nam-Mỹ mở rộng hợp tác an ninh quốc phòng

Ngày 30/5, trong bối cảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục chuyến thăm làm việc tại Thủ đô Washington DC, Mỹ trang Geopolitical Monitor đã đăng bài viết về việc Việt-Mỹ gác lại quá khứ, mở rộng hợp tác an ninh quốc phòng. 

Theo bài viết, Việt Nam, quốc gia từng bị chiến tranh tàn phá nặng nề, hoàn toàn có thể lựa chọn đuợc những bè bạn tin cậy cho mình. Từng là cựu thù trong quá khứ đẫm máu và bi thương, tuy nhiên Việt Nam và Mỹ hiện đang chia sẻ nhiều lợi ích chung. Điều này càng thể hiện rõ khi Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị đón tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Cuộc gặp vào thứ Tư tới của hai vị nguyên thủ này rất quan trọng, bởi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Nhà Trắng kể từ khi Mỹ có chính quyền mới và chuyến thăm này cũng mở ra những cơ hội thương mại song phương trong bối cảnh các thách thức an ninh đang ngày càng gia tăng bởi những hành động hiếu chiến của Trung Quốc tại Biển Đông. 

Cả hai nước đều có chung mối quan ngại về việc Trung Quốc tôn tạo, xây dựng các đảo nhân tạo tại Biển Đông. Tuần vừa qua, Chính quyền Trump đã quyết định tặng Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam 6 tàu tuần tra biển của Mỹ.

Kể từ khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam vào năm ngoái, Việt Nam đã đàm phán với các nhà sản xuất vũ khí Mỹ và phương Tây về nhu cầu nâng cấp đội bay chiến đấu, máy bay trực thăng và máy bay tuần tra hàng hải. 

Theo nhiều nhà phân tích, hợp tác an ninh Việt-Mỹ ở Biển Đông hiện nay đang được thúc đẩy. 

Hải quân và các tàu tuần tra Mỹ đã được phép cập cảng Cam Ranh, một cảng nước sâu chiến lược của Việt Nam, để sửa chữa và bảo trì.

Là một phần của việc mở rộng hợp tác quân sự song phương, Hải quân Mỹ đã thực hiện nhiều chuyến thăm tới cảng Đà Nẵng và thường xuyên thực hiện các chuyến thăm Việt Nam theo chương trình Đối tác Thái Bình Dương.

Ông Michael Green, người từng làm việc tại Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Geogre W. Bush, có mặt tại Nhà Trắng lúc cựu Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải có chuyến thăm lịch sử đầu tiên tới Mỹ năm 2005 cho biết, sự hợp tác chặt chẽ hơn trên lĩnh vực an ninh quốc phòng với Mỹ chắc chắn là một trong những mục tiêu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. 

Ông Green, hiện là Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết có lẽ Việt Nam sẽ muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Mỹ như cách Nhật Bản đã từng thúc đẩy hồi đầu năm. Ông Green chia sẻ “Việt Nam không phải kiểu quốc gia muốn giữ khoảng cách với Mỹ... và Việt Nam mong muốn hội nghị thượng đỉnh diễn ra thành công tốt đẹp.”

Đối với Mỹ, các lợi ích tại khu vực rất lớn. Gần đây, một tàu Hải quân Mỹ trong quá trình tuần tra tự do hàng hải đã khi đi vào khu vực 12 hải lý của một đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm giữ trái phép.

Tư lệnh Hải quân Mỹ John Richardson cho biết đó là những hoạt động Mỹ thường xuyên tiến hành từ năm 1979 và không mang ý nghĩa “đối đầu” với Trung Quốc. Ông nói thêm “Chúng tôi tiến hành tuần tra tại Biển Đông... Những hoạt động đó có thể nhận được rất nhiều sự chú ý khi nó diễn ra.”

Chiến lược gia về quân sự tại CSIS Anthony Cordesman cho biết, Việt nam có lẽ mong muốn Mỹ có “cam kết” mạnh mẽ hơn tại Biển Đông. 

Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác tin rằng chỉ Mỹ mới có thể kiềm chế được các hành động hiếu chiến của Trung Quốc. Chính quyền Trump có thể sẽ bán hoặc chuyển giao các thiết bị quân sự cho các quốc gia đồng minh, đối tác trong đó có Việt Nam nhằm hỗ trợ lực lượng hải quân của các nước này.

Ông Cordesman cho biết, ngân sách quốc phòng của Việt Nam năm 2016 khoảng 4 tỷ USD, nhận được 12 triệu USD viện trợ quân sự từ Mỹ. Đã có nhiều ý kiến cho rằng Mỹ sẽ bán máy bay tuần tra hàng hải P-3 Orion của Mỹ cho Việt Nam. Theo ông Cordesman, điều này rất có ý nghĩa bởi nó sẽ giúp Việt Nam có khả năng tuần tra trên biển và phát hiện tàu ngầm vì “P-3 không phải loại tối tân, song nó vẫn hiện đại và có giá cả phải chăng.”

Rất nhiều thiết bị quân sự của Việt Nam mua của Nga đã bị lỗi thời. Mỹ có thể cân nhắc bán tàu và thiết bị hiện đại hơn để Việt Nam thay thế cho các tàu tên lửa, tàu hộ tống nhỏ và tàu khu trục đang lỗi thời; hoặc có thể giúp Việt Nam hiện đại hóa những tàu cũ hơn bằng hệ thống tên lửa đối hải, hệ thống phòng không và cảm biến do Mỹ chế tạo. Theo bản kế hoạch ngân sách mà ông Trump đề xuất, Việt Nam cũng có thể tìm kiếm các khoản tài trợ quân sự từ Mỹ thay vì những khoản vay quân sự.
Ông Cordesman cho biết, một lực lượng quân đội “có trao đổi” với Mỹ có thể giúp Mỹ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ. “Việt Nam không phải là mối đe dọa đối với Trung Quốc, Việt Nam không quan tâm tới việc vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh, nhưng cũng muốn “được trở nên đáng tin cậy từ một vị trí đàm phán."

Ông Steve Ganyard, cựu quan chứ Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện là đối tác của Công ty tư vấn Avascent cho biết “chuyến thăm của Thủ tướng được kỳ vọng rất lớn, và việc ký kết một số thỏa thuận, bao gồm thỏa thuận quân sự đang rất được mong chờ”.

Mỹ và Việt Nam đã xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện năm 2013, bao gồm thương mại, phát triển và an ninh hàng hải nhưng chưa có hành động cụ thể. Việt Nam có lẽ cảm thấy yên tâm trước những phát ngôn cứng rắn của chính quyền Trump khi Nhà Trắng đề cập đến “pháo đài quân sự của Trung Quốc” tại Biển Đông. 

Tuy nhiên, những phát ngôn cứng rắn ấy đã nhanh chóng trở nên “mềm mỏng” kể từ khi Mỹ kêu gọi Trung Quốc gây sức ép với Bắc Triều Tiên nhằm ngăn chặn các vụ thử tên lửa hạt nhân.

Mỹ tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác an ninh với Việt Nam, bao gồm hỗ trợ chính phủ Việt Nam củng cố năng lực an ninh hàng hải với 45,7 triệu USD từ năm 2014 thông qua cá chương trình tài chính quân sự nước ngoài của Bộ Ngoại giao mỹ và những chương trình xây dựng khả năng thực thi luật pháp.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Katrina Adams cho biết: “Quan hệ đối tác giữa Mỹ và Việt Nam là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.”

Ông Ganyard cho biết, các công ty quốc phòng Mỹ cho rằng Việt Nam vẫn là nền kinh tế mới nổi, có lẽ chưa quan tâm nhiều tới các loại vũ khí quá đắt tiền. Tuy nhiên, ông hy vọng Việt Nam sẽ đẩy mạnh hiện đại hóa quân sự song song với phát triển kinh tế. 

Từ năm 2009, hợp tác quân sự song phương giữa Việt Nam và Mỹ đã tiếp tục được củng cố vì lợi ích an ninh tại Biển Đông của hai nước bị ảnh hưởng do Trung Quốc đưa ra và thực thi tuyên bố “đường chín đoạn” tại Biển Đông.

Năm ngoái, Tòa Trọng tài thường trực tại The Hague đã phê phán các hành động tôn tạo, xây dựng của Trung Quốc tại các đảo đá và đảo san hô, đồng thời kết luận việc Trung Quốc mở rộng chủ quyền tại các đảo trên là không có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phớt lờ quyết định của Tòa Trọng tài thường trực và tiếp tục quân sự quá các đảo đã chiếm đóng.

Ông Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc cho biết: “Việc Việt Nam đang tìm mua radar trên biển và máy bay tuần tra hàng hải loại như P-3 Orion là một điều mà ai cũng biết. Ở đây thị trường cung đang vượt quá cầu vì các nước như Mỹ, Nhật, Úc và các nước khác đều trang bị máy bay P-8 Poseidon đồng thời cho Orion “nghỉ hưu”. Do vậy không loại trừ Nhật Bản sẽ là một nhà cung cấp cho Việt Nam.

Chuyến thăm làm việc tại Mỹ của đoàn Việt Nam bao gồm cả hàng trăm nhà ngoại giao và doanh nghiệp sẽ đảm bảo rằng tổng thống Donald Trump sẽ đến Việt Nam vào tháng 11 để tham dự Hội nghị cấp cao APEC. Hội đồng kinh tế Mỹ-ASEAN tại Mỹ đang tổ chức một buổi tiệc tối chiêu đãi như một dấu hiệu mở rộng hợp tác kinh doanh giữa hai quốc gia.

Tiến sĩ Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết: “Nếu hai nước tham gia vào một Hiệp định thương mại tự do mà đem lại lợi ích cho cả hai bên theo ý kiến đề xuất của nhiều doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam, Hiệp định trên sẽ phản ánh xu hướng phát triển và tiềm năng to lớn của kinh tế của hai nước, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho cả người Mỹ và người Việt Nam.”

Trong bối cảnh Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam rất muốn nắm bắt xu hướng phát triển kinh tế mà chính quyền Trump sẽ lựa chọn trong thực hiện chiến dịch “Nước Mỹ trên hết.” Do đó trong chuyến đi này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có lẽ sẽ đàm phán một hiệp định thương mại tự do song phương với Mỹ.

Chuyên gia Murray Hiebert, cố vấn cấp cao và giám đốc khu vực Đông Nam Á của CSIS cho chia sẻ Việt Nam muốn hiểu rõ cách chính quyền Trump hợp tác với khu vực trên lĩnh vực kinh tế sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rút khỏi TPP, một hiệp định mà Việt Nam có lẽ rất mong đợi./.
http://www.vietnamplus.vn/gac-lai-qua-khu-viet-nammy-mo-rong-hop-tac-an-ninh-quoc-phong/449038.vnp
(taydo24h)

Ra tối hậu thư sắc lạnh, quân đội Philippines sắp quyết chiến

(VnMedia) - Giới chức Philippines hôm qua (30/5) đã ra tối hậu thư sắc lạnh yêu cầu lực lượng chiến binh có liên quan đến nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang chiếm đóng một số khu vực ở thành phố phía nam Marawi hoặc là đầu hàng hoặc là chết.

"Chúng tôi kêu gọi các chiến binh khủng bố còn lại ở Marawi hãy đầu hàng khi còn có cơ hội. Đối với những tên khủng bố, không đầu hàng đồng nghĩa với việc chúng chắc chắn sẽ bị tiêu diệt”, Thiếu tướng Restituto Padilla - phát ngôn viên quân đội Philippines cho biết trong một tuyên bố.
Theo lời ông Padilla, lời kêu gọi lực lượng khủng bố đầu hàng được đưa ra là nhằm để hạn chế con số thương vong và việc quân đội quét sạch lực lượng khủng bố “ra khỏi tất cả những hang ổ ẩn náu của chúng” chỉ còn là vấn đề thời gian.
"Chúng tôi sẽ chiến đấu hàng ngày cho đến khi cuộc xung đột được giải quyết”, Tổng thống Duterte cho biết tại cuộc họp báo.
Quân đội Philippines cho biết, họ hiện đã giành lại quyền kiểm soát khoảng 70% thành phố Marawi. Tuy nhiên, cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn căng thẳng.
Quân đội Philippines đang giao tranh ác liệt với nhóm chiến binh Maute - lực lượng từng thề trung thành với IS hay còn gọi là Daesh, trong cuộc chiến nóng bỏng kéo dài nhiều ngày qua ở thành phố Marawi. Các chiến binh Maute hồi tuần trước đã bất ngờ tràn vào chiếm đóng Marawi trong một chiến dịch tấn công nhằm đáp trả lực lượng an ninh Philippines về việc đột kích vào hang ổ ấn náu của Isnilon Hapilon - thủ lĩnh của nhóm khủng bố địa phương và cũng là kẻ có mối quan hệ với nhóm khủng bố Abu Sayyaf.
Hai nhóm Abu Sayyaf và Maute đã bắt tay với nhau tìm cách thiết lập một nhà nước Hồi giáo ở phía nam Philippines. Nhận được sự hậu thuẫn từ các lực lượng chiến binh địa phương và nước ngoài, hai nhóm khủng bố nói trên đã vạch kế hoạch thực hiện một chiến dịch tấn công bất ngờ quy mô lớn nhằm vào Marawi đúng vào ngày lễ ăn chay Ramadan của người Hồi giáo. Tuy nhiên, cuộc tấn công đã được khai hỏa sớm hơn, sau khi tên Hapilon suýt bị sa lưới.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tuyên bố thiết lập chế độ thiết quân luật trong vòng 60 ngày trên toàn đảo Mindanao - hòn đảo lớn thứ hai của Philippines. Ông Duterte cảnh báo, IS đang tìm cách tập hợp các nhóm chiến binh khủng bố sau lá cờ của chúng. Thành phố Marawi với dân số 200.000 người gồm chủ yếu là người Hồi giáo sinh sống, được xem như trung tâm của đạo Hồi ở hòn đảo Mindanao.
Trong suốt hơn một tuần qua, lực lượng chiến binh khủng bố đã chống trả quyết liệt trước các cuộc tấn công mạnh mẽ và dồn dập của quân chính phủ Philippines. Chúng tiếp tục ngoan cố dù đang phải hứng chịu những trận oanh kích ác liệt và giao tranh căng thẳng trên đường phố. Diễn biến này cho thấy, lực lượng khủng bố đang gây ra mối đe dọa đáng lo ngại với Philippines.
Hầu hết người dân trong thành phố Marawi đã chạy khỏi các khu vực chiến sự nhưng vẫn có tới 2.000 người được cho là đang mắc kẹt trong thành phố. Ủy ban Hội chữ Thập đỏ Quốc tế đã bày tỏ quan ngại về viễn cảnh người dân rơi vào làn bom đạn của cuộc chiến.
Theo con số thống kê của chính phủ Philippines, cuộc khủng hoảng đang diễn ra hiện nay ở Marawi đã khiến hơn 100 người thiệt mạng, trong đó có ít nhất 19 dân thường, 20 thành viên của lực lượng an ninh và 65 tay súng.
Một linh mục của đạo Thiên chúa giáo bị bắt làm con tin cho biết, ông đang bị giam giữ cùng với 200 người khác, trong đó có trẻ em.
Khu vực này từng chứng kiến một cuộc nổi dậy ly khai của người Hồi giáo kéo dài trong nhiều thập kỷ, khiến hơn 120.000 người thiệt mạng kể từ những năm 1970.  
http://vnmedia.vn/quoc-te/201705/ra-toi-hau-thu-sac-lanh-quan-doi-philippines-sap-quyet-chien-569178/
(taydo24h)

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy: Tôi phát biểu trên lợi ích chung của quốc gia

(CAO) Mấy ngày nay, dư luận xã hội đang dậy sóng sau phát biểu “Nếu không tố cáo thân chủ thì luật sư sẽ bị khởi tố về tội “che giấu tội phạm” của đại biểu tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Thị Thủy (TS chuyên ngành Luật hình sự, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Viển Kiểm sát nhân dân tối cao) khi tham gia góp ý kiến vào dự thảo Luật hình sự 100/2015/QH13. Nhiều người đặt câu hỏi đại biểu này “Vì dân hay vì quan?”.

Sáng 26-5, trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho rằng, luật sư trước hết là nghề có trách nhiệm bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế. Bộ Luật hình sự 2015 đang quy định luật sư không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác thân chủ của mình, trừ trường hợp anh không tố giác tội mà thân chủ đã thực hiện là tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng khác. “Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, đây là điều đầu tiên bất kỳ người dân nào cũng phải bảo vệ. Nếu an ninh quốc gia bị lung lay, xâm phạm, đe dọa thì không một nghề nghiệp nào có thể ổn định để mà yên tâm, chứ chưa nói đến nghề bào chữa của luật sư”- ĐB Nguyễn Thị Thủy nêu quan điểm.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy
Ngoài ra, ĐB Nguyễn Thị Thủy cũng phân tích, về các tội đặc biệt nghiêm trọng khác, được giới hạn ở điều 389, không liệt kê tất cả các tội đặc biệt nghiêm trọng mà chỉ là một số tội đặc biệt nghiêm trọng, ví dụ tội giết người khi người bào chữa không tố giác tội đó thì anh phải chịu trách nhiệm do không tố giác tội phạm.
“Luật sư trong quá trình bào chữa mà anh biết thân chủ của mình đã thực hiện hành vi giết người chôn xác ở sau nhà, trong khi đó gia đình đang đau khổ, tìm kiếm người thân của mình. Các cơ quan tố tụng cũng đang nỗ lực để tìm ra tội phạm, luật sư biết điều đó mà anh không tố thì…đó là một việc. Ví dụ thứ hai, là tội đánh tráo trẻ em dưới 1 tuổi. Tức thân chủ đó đã có hành vi đánh tráo trẻ em dưới 1 tuổi của gia đình này với con gia đình khác. Đó không chỉ là tội phạm hình sự thông thường nữa mà đó là tội ác. Bây giờ anh (luật sư- PV) biết việc đó mà anh không tố giác ra thì tôi nghĩ rằng ở góc độ đạo đức, đạo lý của một con người thông thường đã không thể chấp nhận được, chưa nói một người luật sư mang trên mình sứ mệnh bảo vệ công lý, là người có trách nhiệm bảo vệ pháp chế theo điều 3 của Luật luật sư, điều đó chúng tôi thấy không đồng tình với một số ý kiến phát biểu”- ĐB Nguyễn Thị Thủy phân tích.
Bà Thủy cũng cho rằng, những tội được liệt kê ở điều 389 không còn là tội phạm hình sự thông thường nữa mà khi hành vi đó xảy ra nó đã là tội ác rồi. “Quan điểm của tôi cho rằng, nếu phi hình sự hóa tiếp tội không tố giác tội phạm do thân chủ của mình với tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng trong điều 389 là điều rất đáng phải cân nhắc”-bà Thủy nói.
Trả lời câu hỏi suy nghĩ gì khi phát biểu của mình không nhận được sự đồng tình của dư luận, đặc biệt giới luật gia, đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho biết: “Phát biểu của tôi là trên cơ sở vì lợi ích chung của quốc gia, của dân tộc, vì sự bình yên chung của nhân dân. Những điều đó cũng cần phải tiếp tục trao đổi tiếp. Tôi rất lắng nghe các ý kiến, để từ đó có thêm thông tin để phục vụ hoạt động người đại biểu đại diện cho nhân dân ngày càng hoạt động tốt hơn”.
Trước đó vào ngày 24-5, ngay sau phát biểu này trong phiên thảo luận dự thảo Luật hình sự 100/2015/QH13, đại biểu Quốc hội ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP.HCM), từng Phó Chủ nhiệm Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã cho biết rất thất vọng khi cho rằng, luật sư không phải để hành nghề kiếm tiền: “Ở đây là trách nhiệm với những người mà Hiến pháp và luật pháp giao cho chúng tôi đi gỡ tội bào chữa cho họ, nhớ là luật sư không phải chỉ cãi cho tội phạm, luật sư còn đi bào chữa cho các nạn nhân, cho những người bị thiệt hại, cho rất nhiều đối tượng khác nhau, chứ không phải mình nói luật sư là cứ đi cãi cho những kẻ phạm tội”.
Chính vì vậy, đại biểu Nghĩa đề nghị cần nhìn nhận lại vấn đề: “Để đạt được thành tựu ngày nay trong những quy định đối với luật sư, đối với quyền có người bào chữa bị can bị cáo là một thành tựu rất lớn trong cải cách tư pháp của chúng ta, của Đảng và Nhà nước ta trong vòng mười mấy năm qua. Chúng tôi đề xuất những ý kiến này không phải dựa trên quyền lợi của luật sư mà chính là ý thức trách nhiệm đối với nền tư pháp của nước nhà”.
http://congan.com.vn/tin-chinh/chinh-tri-thoi-su/dai-bieu-quoc-hoi-nguyen-thi-thuy-toi-phat-bieu-tren-loi-ich-chung-cua-quoc-gia_39320.html
(taydo24h)

Công an làm việc với người tung tin “cá mập vào biển Mũi Né”

Một tài khoản Facebook đã đăng tải hình ảnh nhiều con cá mập vào bờ biển và chết, cho rằng đây là sự việc xảy ra ở Mũi Né, Phan Thiết (Bình Thuận). Thông tin này khiến nhiều người hoang mang, không dám xuống biển Mũi Né tắm. Cơ quan chức năng khẳng định đây là thông tin thất thiệt.

Ngày 29/5, một nguồn tin từ Công an TP Phan Thiết (Bình Thuận) cho biết, công an đã nhận được báo cáo sơ bộ của Công an phường Mũi Né về thông tin trên mạng xã hội Facebook phản ánh tình trạng cá mập vào chết ở bờ biển Mũi Né. Qua xác minh khẳng định ngày 25/5, không có tình trạng trên.


Hình ảnh được đăng trên mạng xã hội được xác định là thất thiệt, không có thật.
Hình ảnh được đăng trên mạng xã hội được xác định là thất thiệt, không có thật.
Trung tá Phạm Nguyễn Tấn Phước, Trưởng Công an phường Mũi Né, cho biết, cơ quan này đã xác định được chủ nhân của tài khoản Facebook đăng thông tin thất thiệt trên và đã có giấy mời người này lên làm việc để xác định động cơ, xem xét xử phạt.
Theo ghi nhận của phóng viên, sau khi lực lượng chức năng vào cuộc, tài khoản Facebook nói trên đã xóa các hình ảnh và thông tin sai sự thật.
Người dân và du khách vẫn tắm biển bình thường tại Mũi Né
Người dân và du khách vẫn tắm biển bình thường tại Mũi Né
Trước đó, tài khoản Facebook T.L được cho là ở TP Phan Thiết đã đăng hình ảnh về nhiều con cá mập bơi vào bờ chết. Chủ tài khoản này cho biết sự việc xảy ra ở khu phố 12, phường Mũi Né. Thông tin sau đó được nhiều người chia sẻ, lan rộng gây hoang mang dư luận. Nhiều người lo sợ không dám tắm biển tại đây vì sợ cá mập cắn.
http://dantri.com.vn/xa-hoi/cong-an-lam-viec-voi-nguoi-tung-tin-ca-map-vao-bien-mui-ne-20170529111850688.htm
(taydo24h)

Thêm chủ thẻ Vietcombank bỗng dưng mất 72 triệu đồng trong tài khoản

Đi công tác nước ngoài, vẫn giữ thẻ ATM nhưng tài khoản của chị Thu lại phát sinh 36 giao dịch rút tiền từ ATM trong một đêm, với số tiền tổng cộng 72 triệu đồng.

Theo phản ánh của khách hàng tên Nguyễn Thị Thu ở quận 7, TP.HCM, có tài khoản thẻ ATM tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), trong thời gian đi công tác tại Mỹ từ ngày 18/5, chị phát hiện 72 triệu đồng trong tài khoản ATM của mình đã bị đánh cắp.
Theo đó, ngày 28/5, tài khoản của chị Thu Thủy bỗng phát sinh 36 giao dịch rút tiền từ thẻ ATM. Mỗi giao dịch có giá trị 2 triệu đồng, tổng cộng, tài khoản của chị Thủy đã bị rút 72 triệu đồng chỉ sau một đêm.
Do đang công tác tại Mỹ nên chị không nhận được thông báo biến động số dư trong tài khoản từ phía ngân hàng. Phải đến chiều 29/5 theo giờ Việt Nam, khi sử dụng tài khoản online, chị mới phát hiện số tiền bị mất qua 36 giao dịch này.
Ngay lập tức chị thông báo với tổng đài của ngân hàng và khóa thẻ để tiến hành điều tra, xác minh sự việc.

Phía ngân hàng này cũng cho biết đã liên hệ với chi nhánh phát hành thẻ để trao đổi với chủ thẻ. Theo đó, Vietcombank sẽ hoàn trả tạm thời khoản tiền bị rút trộm của khách hàng, sau đó phối hợp với cơ quan chức năng và các đơn vị có liên quan để tiếp tục điều tra, làm rõ sự việc.
"Ngay khi nhận được thông tin từ phía khách hàng, các bộ phận của Vietcombank đã tiến hành kiểm tra thông tin. Ban đầu ngân hàng xác định thẻ đã bị sao chép thông tin để làm thẻ giả và rút trộm tiền", đại diện Vietcombank nói.
"Ngay khi nhận được thông tin từ phía khách hàng, ngân hàng đã thực hiện những biện pháp nghiệp vụ như khóa thẻ và thông báo tới các cơ quan liên quan để bảo vệ lợi ích của khách hàng. Tuy nhiên, do chủ thẻ vẫn ở nước ngoài nên chi nhánh Vietcombank chưa thể liên hệ để giải quyết ", vị này cho biết.
Cuối tháng 4 vừa quatrường hợp tương tự cũng xảy ra với một khách hàng tên Hoàng Minh Tâm (Hà Nội) có tài khoản ATM tại Sacombank.
Theo đó, vào lúc 23h ngày 24/4, tài khoản của anh Tâm đã bị rút hết số dư trong tài khoản, lên tới  94,9 triệu đồng tại ATM Sacombank ở Công viên Lê Văn Tám (quận 1, TP.HCM). Đến sáng ngày 25/4, anh Tâm mới phát hiện sự việc thông qua tin nhắn thông báo giao dịch và ngay lập tức liên hệ Sacombank.
Ông Nguyễn Minh Tâm - Phó tổng giám đốc Sacombank, cho biết ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Sacombank đã rà soát và xác định được nguyên nhân khách hàng bị mất tiền là do đã bị kẻ gian đánh cắp thông tin để làm thẻ giả rút tiền.
Hệ thống camera giám sát tại ATM đã ghi lại được hình ảnh kẻ gian thực hiện hành vi rút tiền bằng thẻ giả. Sacombank sau đó cũng hỗ trợ hoàn tiền cho khách hàng trong sáng ngày 26/4, đồng thời chuyển các thông tin, hình ảnh liên quan và phối hợp với Công an công nghệ cao (C50) để điều tra.
http://news.zing.vn/them-chu-the-vietcombank-bong-dung-mat-72-trieu-dong-trong-tai-khoan-post750761.html
(taydo24h)

Mạng ảo, giả – thật và dư luận

Công an huyện Tân Châu, Tây Ninh vừa bắt được nhóm đối tượng chuyên dàn dựng cảnh mặc quân phục Công an để chụp hình, quay clip xuyên tạc tung lên mạng xã hội nhằm đánh lừa dư luận.

Chiều 21-5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Châu, Tây Ninh cho biết: Qua tuần tra tại khu vực thị trấn Tân Châu, Đội CSGT Công an huyện Tân Châu đã phát hiện 3 đối tượng có biểu hiện nghi vấn nên ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra.
Tiến hành khám xét trên người đối tượng, lực lượng Công an thu giữ 1 còng số 8. Sau đó, các đối tượng được mời về trụ sở Công an thị trấn Tân Châu để làm việc. Tại đây, các đối tượng khai tên gồm: Trần Thanh Long, Nguyễn Đức Khải (17 tuổi, cùng ngụ xã Tân Hưng, huyện Tân Châu) và Trần Thái Hòa (23 tuổi, ngụ xã Tân Phú, huyện Tân Châu).
Tiến hành khám xét tại nhà Long, cơ quan Công an thu giữ thêm một bộ trang phục Cảnh sát, một bộ quân hàm thiếu úy, một đôi giày sĩ quan, một thắt lưng, một mũ kêpi, một bộ quân phục Công an xã và một lá chắn. Bước đầu các đối tượng khai sử dụng những trang phục, công cụ trên để đóng giả Công an, quay phim, chụp ảnh tung lên mạng với nhiều mục đích.
Nếu chỉ với hiểu biết thông thường, ai cũng có thể nhận biết bức ảnh dưới đây là giả mạo vì rằng, lực lượng Công an không bao giờ tuyển dụng những người có hình xăm như thế này cả. Hạng này đều bị loại từ vòng gửi xe. Tuy vậy, một số cư dân mạng thiếu hiểu biết vẫn bị nhầm lẫn nên bức xúc.
Nguy hiểm hơn, chúng còn lập nhiều tài khoản facebook giả danh Công an, nhằm mục đích tung tin thất thiệt, vu cáo gây hoang mang dư luận. Chắc cư dân mạng còn nhớ gần đây xuất hiện một clip “quay trộm” một sỹ quan cảnh sát bạo lực với một phụ nữ trong tư thế bị còng tay vào song sắt cữa sổ. Nhiều người đã tỏ ra bức xúc, lên án lực lượng Công an. Bọn cơ hội đã thổi bùng lên ngọn lửa thù ghét CA.
Động cơ của chúng là gì, có kẻ nào đứng sau những hành vi này không rồi sẽ được làm rõ. Tuy nhiên, điểm lại những clip mang tính kích động, bẫy dư luận của đám chống cộng hải ngoại và Dân chủ cuội trong nước thì kiểu này rất quen thuộc.
Mạng ảo, thật – giả, vàng – thau lẫn lộn nên tốt nhất cần động não một chút trước khi bình luận, like hoặc chia sẻ.
Nguồn; vntb.org
(taydo24h)

Chuẩn bị đón loạt vốn “khủng” của giới đầu tư Mỹ từ chuyến thăm của Thủ tướng

Nói với các lãnh đạo doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ, Thủ tướng cho biết, do quy mô thị trường tài chính Việt Nam còn ở mức khiêm tốn và đang tăng trưởng nhanh nên “hiện nay là thời điểm thuận lợi cho các nhà đầu tư tài chính vào Việt Nam”.

Tin từ Cổng thông tin điện tử của Chính phủ cho hay, sáng 30/5 theo giờ New York – tức tối qua (30/5) theo giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự tọa đàm bàn tròn về hợp tác đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ với sự tham dự của chủ tịch và giám đốc điều hành của hơn 20 tập đoàn tài chính, quỹ đầu tư và doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ.
Đây được đánh giá là cơ hội tốt để trao đổi về các định hướng, cơ hội hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư tài chính – lĩnh vực đang có rất nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam.
thu-tuong-gap-cac-nha-dau-tu-1496191536945
Thủ tướng chào hỏi đại diện các doanh nghiệp Hoa Kỳ tới dự tọa đàm (ảnh: VGP)
Thời điểm thuận lợi của giới đầu tư tài chính
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam đặc biệt coi trọng và ưu tiên thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ và mong muốn thu hút nhiều hơn nữa đầu tư của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực như năng lượng, hạ tầng, giáo dục đào tạo, tài chính ngân hàng…
Cho đến nay, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch thương mại 50 tỷ USD năm 2016. Hoa Kỳ là một trong những đối tác đầu tư hàng đầu của Việt Nam với 835 dự án và tổng vốn đăng ký trên 10,2 tỷ USD. Nhiều tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ có mặt rất sớm ở Việt Nam và đạt nhiều thành công.
“Hiện nay là thời điểm thuận lợi cho các nhà đầu tư tài chính vào Việt Nam”, Thủ tướng nhận định, bởi theo phân tích của người đứng đầu Chính phủ, do quy mô thị trường tài chính Việt Nam còn ở mức khiêm tốn và đang tăng trưởng nhanh. Trong đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đang tăng trưởng nhanh và có rất nhiềm tiềm năng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn mới được cổ phần hóa.
Ngoài ra, Việt Nam hiện cũng đang thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) gắn với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lớn trong các lĩnh vực như vận tải, hạ tầng, lương thực, viễn thông, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch…
Liên quan đến lĩnh vực thương mại, Thủ tướng đánh giá, tốc độ xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam ngày càng cao và cùng với các văn bản hợp tác được ký kết trong chuyến thăm Mỹ lần này, sẽ tạo ra khối lượng thương mại theo hướng cân bằng hơn, phát huy lợi thế của mỗi bên.
“Xu hướng đó không hề mâu thuẫn mà bổ trợ cho nhau như Việt Nam nhập máy móc thiết bị và một số sản phẩm từ Hoa Kỳ trong khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ những sản phẩm mà người Mỹ ưa dùng như cá, tôm, trái cây, giày dép…”, lãnh đạo Chính phủ nhìn nhận.
Lấy ví dụ về trường hợp giày Nike đang xuất khẩu vào Hoa Kỳ với số lượng 138 triệu đôi/năm, Thủ tướng cho rằng, nếu một đôi giày đó có giá 100 USD thì phía Việt Nam chỉ hưởng lợi 22 USD còn 78 USD là Hoa Kỳ hưởng.
18738900-1373425092734674-8157921383622477267-o-1496163299
Thủ tướng dùng hình ảnh đôi giày để minh họa lợi nhuận của các nhà đầu tư Hoa Kỳ tại Việt Nam(ảnh: VGP)
Ngày càng có nhiều cơ hội cho nhà đầu tư tại Việt Nam
Phát biểu tại tọa đàm, ông Charles Kaye, lãnh đạo Warburg Pincus – tập đoàn đã đầu tư vào du lịch, trong đó có khách sạn Metropol Hà Nội nhận xét, “ngày càng có nhiều cơ hội ở Việt Nam”.
Theo phân tích của ông Charles: “Một điểm thuận lợi là Việt Nam có giai cấp trung lưu ngày càng phát triển. Đây là một hạ tầng cơ sở thuận lợi để các nhà đầu tư tiếp cận các dịch vụ bán lẻ và chăm sóc sức khỏe, công nghệ mới”. Theo đó, doanh nghiệp này đang xem xét các cơ hội đầu tư vào các ngành sản xuất và dịch vụ, bởi Việt Nam có lực lượng lao động giỏi và giá nhân công hợp lý.
Đại diện hãng KKR Global Institute cũng chia sẻ, hãng này đang chuẩn bị một quỹ hơn 9 tỷ USD cho đầu tư vào các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam, một thị trường có dân số trẻ, GDP tăng trưởng cao và là thị trường có sức cạnh tranh toàn cầu hấp dẫn.
Trong khi đó, theo trao đổi của ông Jan Van Acker, Chủ tịch châu Á-Thái Bình Dương của Merck Sharp & Dohme, công ty dược phẩm lớn nhất và đã có hoạt động ở Việt Nam 20 năm nay, công ty này đã đầu tư 150-200 triệu USD về dược phẩm và giáo dục, phòng ngừa các loại bệnh tại Việt Nam.
Ông Alexande Mirza, Tập đoàn Cachet Hotel thì tiết lộ: “Tuần qua, những cán bộ của tôi đề xuất 4 dự án, gồm 2 khách sạn và 2 khu nghỉ dưỡng ở Việt Nam. Tôi thấy có nhiều cơ hội trong lĩnh vực du lịch”.
Nói với các nhà đầu tư Hoa Kỳ, Thủ tướng khẳng định: “Cánh cửa luôn mở rộng, những cơ hội hiện hữu, Việt Nam luôn chào đón và khuyến khích các bạn đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh, như phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ chất lượng cao, năng lượng, công nghiệp chế tạo, du lịch, đặc biệt là thị trường vốn đang có nhu cầu rất lớn tại Việt Nam”.
Nhắc lại câu nói của Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt “khi tin thì bạn đã đạt được một nửa thành công”, Thủ tướng cho rằng mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ mới bước qua tuổi 20, tuổi đủ bản lĩnh, sức trẻ, vượt qua nhiều thử thách và cũng tràn đầy khát vọng, hoài bão, vươn tới những mục tiêu cao đẹp.
Nguồn:vntb.org
(taydo24h)

5/26/2017

Những lời cáo buộc vô căn cứ của Tuyên bố của các tổ chức XHDS nhân đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ

Nhân phiên đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ 21 diễn ra tại Hà Nội vừa qua, trong khi cả hai phía Việt Nam và Mỹ đều ghi nhận những nỗ lực đáng kể của cả hai bên trong việc giải quyết các mối quan tâm về nhân quyền, trong việc khắc phục những khác biệt trong cách tiếp cận về vấn đề nhân quyền thì như môt qui luật, các nhà “dân chủ” trong nước lại tìm mọi cách phá hoại Đối thoại, phá hoại kết quả làm việc. Và một trong những cách làm phổ biến của họ đó là soạn thảo các kiến nghị hay tuyên bố với những điểm cáo buộc vô căn cứ về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, hòng gửi đến phía Mỹ với hi vọng phía Mỹ sẽ gây sức ép với Nhà nước Việt Nam về nhân quyền.

1
Trong cái gọi là “Bản tuyên bố chung của xã hội dân sự nhân đối thoại nhân quyền Việt-Mĩ” vừa tung lên mạng Internet mà nhà “dân chủ” Phạm Đoan Trang là người đứng tên, thấy có quá nhiều sự bịa đặt, vu cáo, xuyên tạc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Tuyên bố viết:
“Tuyên bố nêu rõ rằng một loạt nhân quyền căn bản vẫn bị vi phạm, đặc biệt là quyền tự do biểu đạt, quyền tụ tập ôn hòa (biểu tình), quyền tự do hiệp hội, và tự do tôn giáo/tín ngưỡng. Bên cạnh đó, bạo lực do nhà nước bảo kê gia tăng trong những tháng gần đây, với những vụ tấn công nhằm vào các nhà hoạt động ôn hòa, trong đó riêng chị Lê Mỹ Hạnh bị hành hung tới hai lần trong không đầy một tháng. Thủ phạm vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và nạn nhân thì bị công an cản trở quyền tiếp cận luật sư.”
Đánh giá này thực sự là một luận điệu đã quá quen thuộc được các nhà “dân chủ” nhắc đi nhắc lại đến đã thành nhàm tai. Thực tiễn tình hình nhân quyền Việt Nam như thế nào, được đảm bảo ra sao đã được thực tiễn sinh động tại Việt Nam chứng minh. Mặt khác ngay cả các chính khách Mỹ trước phiên đối thoại trong các buổi gặp gỡ cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng đã phải thừa nhận Việt Nam có rất nhiều nỗ lực trong đảm bảo quyền con người. Vậy mà các nhà “dân chủ” vẫn leo lẻo tuyên bố rằng hàng loạt các quyền cơ bản của con người bị vi phạm.
Các nhà “dân chủ” lấy vụ Lê Mĩ Hạnh bị đánh ra để làm bằng chứng Việt Nam vi phạm nhân quyền, rằng chính quyền bảo kê cho côn đồ tấn công các nhà “dân chủ”, rằng chính quyền cố tình không điều tra tìm ra hung thủ… Tuy nhiên ai cũng biết đây là một luận điệu hết sức phi lý bởi vụ Hạnh bị đánh chả liên quan gì tới Công an hay chính quyền. Thậm chí sau khi Hạnh bị đánh Công an rất tích cực điều tra, mời cả Hạnh lên để đối chất nhận dạng người tình nghi. Thế nhưng chính Hạnh đã từ chối hợp tác với cơ quan Công an. Vậy cớ sao lại bảo chính quyền dung dưỡng cho thủ phạm, rằng nạn nhân không được tiếp cận luật sư.
Tuyên bố viết tiếp:
“Chỉ trong vòng bốn tháng đầu năm, công an đã bỏ tù 8 blogger ủng hộ dân chủ và đang truy nã hai người… Gần như tất cả những người bị bắt đều là tín đồ Công giáo. Điều này cho thấy một xu hướng nguy hiểm của việc chủ trương đàn áp cộng đồng Công giáo”.
Ngay điểm này cũng đã thấy quá nhiều sự phi lý. Công an chẳng bỏ tù hay truy nã blogger ủng hộ dân chủ nào, Công an chỉ bỏ tù và truy nã các phần tử vi phạm pháp luật nghiêm trọng như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Bạch Hồng Quyền, Hoàng Đức Bình… Và cũng rất vô lý khi viết rằng gần như tất cả đều là tín đồ Công giáo để rồi qui kết chính quyền đàn áp tôn giáo. Thử hỏi trong số những người vừa liệt kê ở trên có ai là tín đồ Công giáo. Hoàn toàn không?
Chỉ cần qua hai điểm đó thôi cũng đủ thấy rằng Tuyên bố chung của xã hội dân sự về đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thực ra chỉ là những cáo buộc vô căn cứ nhằm mục đích tuyên truyền chống Nhà nước Việt nam.
Nguồn: vntb.org
(taydo24h)

Trung Quốc liên tục trúng thầu ở Việt Nam: Bộ KH-ĐT tiết lộ lý do

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa liệt kê một loạt các lý do khiến Trung Quốc liên tục trúng thầu đại dự án nghìn tỷ ở Việt Nam.

Thời gian qua, có nhiều ý kiến phản ánh việc các nhà thầu Trung Quốc liên tục được nhận các công trình quan trọng của Việt Nam, mặc dù chất lượng không đảm bảo. Các ý kiến đề nghị rà soát và đánh giá chất lượng, hiệu quả những dự án do Trung Quốc trúng thầu, kể cả nguồn vốn vay từ Trung Quốc để tránh bị phụ thuộc vào kinh tế nước này.
Trả lời vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận đúng là nhiều nhà thầu Trung Quốc đã trúng thầu các dự án quan trọng của Việt Nam, trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số tình trạng như: thi công chậm tiến độ; chất lượng của hàng hóa, công trình sau khi hoàn thành không cao, xuống cấp nhanh sau khi hết hạn bảo hành…
4-ly-do-khien-trung-quoc-lien-tuc-trung-thau-dai-du-an-o-viet-nam
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông dùng vốn vay và nhà thầu Trung Quốc chậm tiến độ, đội vốn. Ảnh: L.Bằng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng liệt kê một loạt nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhà thầu Trung Quốc trúng thầu.
Một là sử dụng vốn vay của Trung Quốc. Để vay vốn Trung Quốc thì Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay.
“Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc nhà thầu Trung Quốc trúng thầu nhiều ở Việt Nam”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định.
Hai là, chất lượng lập, phê duyệt dự án còn thấp, chưa xác định được một cách tương đối chính xác về công nghệ, khối lượng cũng như tổng mức đầu tư của dự án dẫn đến phát sinh khối lượng khi thực hiện.
Ba là phê duyệt tổng mức đầu tư thấp dẫn đến các nhà thầu chào công nghệ tiên tiến, xuất xứ từ các quốc gia phát triển đều không trúng thầu do vượt tổng mức đầu tư.
Bốn là chất lượng công tác lập hồ sơ mời thầu của các chủ đầu tư còn yếu, chưa đưa ra được rào cản kỹ thuật để loại nhà thầu Trung Quốc.
Để khắc phục tình trạng này, trước tiến cần tự chủ được nguồn lực tài chính, thu hút vốn đầu tư tư nhân, nước ngoài; tăng cường các dự án hợp tác công – tư PPP; nâng cao chất lượng lập, phê duyệt dự án, đấu thầu lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án.
Ngoài ra, nhiều ý kiến phản ánh các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu các dự án trọng điểm tại nước ta nhưng triển khai chậm, thi công kém chất lượng gây lãng phí, bức xúc trong nhân dân (như dự án sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông,… ).
Các ý kiến đề nghị có biện pháp chặt chẽ, quyết liệt để khắc phục tình trạng trên.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Luật Đấu thầu không quy định chọn thầu theo giá rẻ mà chỉ quy định những nhà thầu đã được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật mới được xem xét, xác định giá đánh giá. Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá đánh giá thấp nhất mới được xem xét, đề nghị trúng thầu.
Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực, kinh nghiệm nên trong hồ sơ mời thầu, các chủ đầu tư Việt Nam chưa đưa ra được rào cản kỹ thuật để loại bỏ những hàng hóa có chất lượng thấp; chưa đưa ra được công thức xác định giá đánh giá phù hợp nhằm lựa chọn được các nhà thầu có thực lực, có kỹ thuật tốt.
Để nhằm hạn chế và dần khắc phục tình trạng nhà thầu Trung Quốc trúng thầu, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, biện pháp cần thực hiện là “Việt Nam phải tự chủ về vốn, tránh việc vay vốn Trung Quốc quá nhiều”.
Ngoài ra, theo Bộ này, người có thẩm quyền, chủ đầu tư phải nâng cao ý thức, trách nhiệm, năng lực trong việc tổ chức lập, phê duyệt dự án, đặc biệt là những dự án/gói thầu phải tổ chức đấu thầu quốc tế, trong đó tổng mức đầu tư của dự án phải phù hợp với công nghệ và xuất xứ của hàng hóa, thiết bị mong muốn;
Các chủ đầu tư phải nâng cao năng lực, đạo đức và trách nhiệm khi thực thi nhiệm vụ để bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đấu thầu góp phần lựa chọn được nhà thầu đáp ứng yêu cầu.
“Đặc biệt phải quy định nội dung đánh giá về uy tín của nhà thầu trong việc thực hiện các hợp đồng trước đó. Theo đó, trường hợp nhà thầu tham dự thầu đã có lịch sử không hoàn thành hợp đồng thì sẽ bị đánh giá là không bảo đảm uy tín và hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bị loại”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất.
Lương Bằng
(taydo24h)

Tinh giản biên chế: ‘Giảm đâu thì giảm, đừng giảm chỗ tôi’

Bộ trưởng Nội vụ kể trong quá trình làm việc về tinh giản biên chế với các địa phương, có nhiều ý kiến khác nhau. Tức là “giảm đâu thì giảm, đừng giảm chỗ tôi”.

photo-1-1495757061662-0-0-376-606-crop-1495757273085
Thảo luận tại tổ QH về tình hình kinh tế xã hội chiều nay, ĐB Lê Thanh Vân, ủy viên thường trực UB Tài chính Ngân sách nêu nhiều bất cập trong tổ chức bộ máy cũng như trong công tác cán bộ hiện nay.
Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn đồ đệ, trí tuệ còn đâu?
Theo ĐB Lê Thanh Vân, Bộ Nội vụ có ý tưởng xây dựng đề án vị trí việc làm nhưng không bắt đầu từ bộ máy, mà từ sự tưởng tượng ra công việc đó áng chừng bao nhiêu người.
Như vậy không được, phải đi theo quy trình từ chức năng đến nhiệm vụ, từ nhiệm vụ đến việc làm, và từ việc làm đẻ ra lao động.
“Qua giám sát tôi thấy nhiều địa phương đã xây dựng được vị trí việc làm nhưng chưa phê duyệt được vì Bộ Nội vụ không đo đếm được. Ở trung ương ngồi định vị, ở dưới đưa lên không biết đúng hay sai, như vậy sẽ bị vênh.
Chỉ có cách khoán biên chế, giao trách nhiệm cho người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật”, ĐB Cà Mau nói.
Nói về chất lượng cán bộ, ĐB Lê Thanh Vân, chỉ ra tình trạng bằng nhiều con đường để đề bạt, cất nhắc, hiện tượng cả họ làm quan, bổ nhiệm thân hữu.
“Như câu vè của dân gian hay nói: Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn đồ đệ, trí tuệ còn đâu?”, ĐB Vân băn khoăn.
Ông phân tích thêm, đầu tiên là con cháu họ hàng, sau có tiền, sau nữa là alo quan hệ gửi gắm trao đổi, làm gì có nhân tài.
“Nói thì hơi cực đoan nhưng đó là cảnh báo”, ông lưu ý và dẫn lại câu chuyện: “Dư luận gần đây nêu câu chuyện ở Đồng Tháp, giám đốc bệnh viện bổ nhiệm con trai bị động kinh, tôi không hiểu bộ máy này như thế nào”.
“Chúng ta phải làm sao khống chế được tham nhũng trong công tác cán bộ, tôi rất tiếc trong bộ luật Hình sự vừa qua thiếu hẳn chế tài trong công tác cán bộ.
Từ việc giới thiệu, đề cử, tiến cử đến thẩm định hồ sơ, rồi bổ nhiệm, nếu sai phạm làm trái phải trừng trị bằng luật hình sự, để thấy chỉ giới đỏ mà sợ không dám làm liều”, ĐB Vân đề nghị.
Phân cấp để ai làm sai, người đó chịu trách nhiệm
Trao đổi lại với ĐB Vân, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng việc phân cấp phân quyền hiện nay còn quá nhiều vấn đề.
Tinh giản biên chế: Giảm đâu thì giảm, đừng giảm chỗ tôi - Ảnh 1.
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Ảnh: T.Hằng
“Ví dụ như ngành nội vụ tuyển dụng không qua thi tuyển 1 công chức, 1 phòng ở cấp huyện phải lên Bộ trưởng Nội vụ, trong khi chủ tịch UBND tỉnh được giao bổ nhiệm đến GĐ sở, không qua Bộ”, ông chỉ ra bất cập.
Theo Bộ trưởng, có những việc rất nhỏ nhưng chúng ta làm quy trình thủ tục quá rườm rà, phức tạp. Vì vậy ông đề nghị 1 công việc không quá 2 cấp chịu trách nhiệm, tức là 1 cấp thực hiện, 1 cấp kiểm tra giám sát.
Nói về tinh giản biên chế, Bộ trưởng Tân cho biết, cứ 6 tháng địa phương tổng hợp báo cáo lên Bộ, Bộ thẩm tra, sau khi có thẩm định Bộ Tài chính căn cứ vào đó cấp kinh phí.
“Nhiều lần tôi nói với các địa phương là tôi xin ý kiến giao cho địa phương làm luôn, Bộ chỉ làm hậu kiểm. Quá nhiều cấp thẩm tra, thẩm định như thế này kéo dài thời gian, bộ máy rườm rà”, Bộ trưởng Nội vụ chia sẻ.
Ông cho biết, nhiệm vụ của Chính phủ, bộ ngành chỉ xây dựng thể chế, xây dựng chiến lược quy hoạch, tăng cường kiểm tra giám sát. “Chính phủ mà lại xuống địa phương xem thừa bao nhiêu cấp phó thì đúng là không phù hợp”, Bộ trưởng lưu ý.
Ông nhận định phân cấp để ai làm sai người đó chịu trách nhiệm, chứ không phải khi làm sai lôi hết cơ quan này, cơ quan kia ra chịu trách nhiệm.
Phân tích câu chuyện tinh giản biên chế, Bộ trưởng Tân cho rằng cần nhìn tư gốc của nó từ luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định số lượng cấp phó và nghị quyết của QH xếp loại đơn vị hành chính có liên quan mật thiết nhau.
Xếp loại đơn vị hành chính cao hơn thì số lượng cấp phó nhiều hơn.
“Tôi thấy bây giờ nhiều việc của các sở đều đẩy lên chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh hết”, Bộ trưởng Tân kể.
Theo ông, cấp trưởng thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ là thành viên UB, tự xử lý và chịu trách nhiệm về chuyên môn của mình, còn cấp phó chỉ giải quyết liên ngành.
Nếu không cơ cấu lại tổ chức, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức thì không tinh giản được.
“Đi làm việc với các địa phương, tôi thấy hiện nay có một nhầm lẫn lớn là người ta đổ cho tăng biên chế là do vị trí việc làm. Hoàn toàn không phải. Đề án vị trí việc làm không có tội lỗi gì trong việc tăng biên chế”, Bộ trưởng Nội vụ khẳng định.
Ông cho rằng vấn đề quan trọng trong vị trí việc làm là mô tả công việc theo chức năng nhiệm vụ, ngạch bậc của công chức, viên chức.
Giải đáp băn khoăn của ĐB Lê Thanh Vân, Bộ trưởng Tân cho hay, đối với đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần, Bộ Nội vụ ủy quyền chủ tịch tỉnh và bộ trưởng các bộ phê duyệt đề án vị trí việc làm.
Đối với đơn vị tự chủ hoàn toàn thì giao đơn vị ấy tự phê duyệt chứ Bộ Nội vụ không phê duyệt nữa.
Về việc tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, Bộ trưởng Nội vụ kể trong quá trình làm việc với các địa phương có nhiều ý kiến khác nhau: “Tức là giảm đâu thì giảm, đừng giảm chỗ tôi”.
(taydo24h)

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định bị cảnh cáo

Ban Bí thư đã bỏ phiếu kín 100% thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với nguyên Bí thư tỉnh Bình Định Nguyễn Văn Thiện.

Ngày 25/5, tại trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét báo cáo của UB Kiểm tra TƯ đề nghị thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên ủy viên TƯ Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định.
20170525185226-nguyen-van-thien
Ông Nguyễn Văn Thiện. Ảnh: TTXVN
Ban Bí thư đã thảo luận, phân tích toàn diện các vi phạm của ông Nguyễn Văn Thiện và kết luận như sau:
Thời gian giữ cương vị Bí thư tỉnh uỷ Bình Định nhiệm kỳ 2010 – 2015, ông Nguyễn Văn Thiện đã có nhiều đóng góp trong quá trình phát triển của địa phương.
Tuy nhiên, qua báo cáo kết quả giải quyết đơn tố cáo của UB Kiểm tra TƯ, Ban Bí thư nhận thấy, trên cương vị là người đứng đầu, ông Nguyễn Văn Thiện có trách nhiệm trong việc bổ sung quy hoạch, bổ nhiệm đối với cán bộ không bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn và không đúng quy định; thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ký văn bản đề nghị Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng GTVT về cổ phần hoá cảng Quy Nhơn không thuộc trách nhiệm của tỉnh, không thông qua tập thể Ban Thường vụ Tỉnh uỷ theo Quy chế làm việc của Tỉnh uỷ.
“Những vi phạm của đồng chí đã ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân đồng chí, cần áp dụng hình thức kỷ luật theo Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”, Ban Bí thư nêu rõ.
Quá trình kiểm điểm ông Nguyễn Văn Thiện đã thấy rõ được các vi phạm, khuyết điểm và trách nhiệm, đồng thời tự nhận hình thức kỷ luật trên cương vị người đứng đầu.
“Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; căn cứ Quy định số 181 của Bộ Chính trị và kết quả kiểm điểm, xem xét kỷ luật, Ban Bí thư đã bỏ phiếu kín 100% thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với đồng chí Nguyễn Văn Thiện”, Ban Bí thư cho biết.
(taydo24h)

Trả lại hơn 1 tỷ cho người đánh rơi, chàng sinh viên nghèo bị bắt về đồn

Sau khi đánh rơi ví tiền bên trong có giấy tờ và số tài sản đáng giá cả tỷ đồng, khổ chủ hốt hoảng đi trình báo cơ quan công an. Đúng lúc này, khổ chủ nhận được cuộc điện thoại của một người đàn ông nói rằng anh ta đã nhặt được chiếc ví và hẹn chị đến nhận lại tại… nhà nghỉ.

Nghi ngờ người đàn ông đó gài bẫy đe dọa tống tiền hoặc gây khó dễ cho khổ chủ, lực lượng công an đã lên kế hoạch mật phục xung quanh điểm hẹn đề phòng chuyện bất trắc. Quan sát từ đằng xa, khi thấy khổ chủ và người đàn ông lạ mặt có hành động như giằng co đưa đẩy, các trinh sát đã lập tức ập vào can thiệp. Nào ngờ…
Mất của còn bị “tống tiền”

Khoảng 16h ngày 23/3, Công an phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) nhận được trình báo của chị Phạm Ngọc Minh Thư (SN 1984) về việc mất chiếc ví. Theo lời khai của chị Thư, khoảng 15h cùng ngày, chị Thư đến tiệm may Ngân Vy (số 288, đường Ngũ Hành Sơn) để lấy chiếc áo dài. Lấy áo xong, chị Thư chạy xe về nhà cách đó khoảng 3 km. về đến nhà, chị Thư hốt hoảng khi phát hiện ví tiền của mình đã mất, trong túi có 15,5 triệu đồng tiền mặt, một điện thoại iPhone 5S, CMND, đăng ký xe, thẻ ngân hàng, thẻ ứng tiền thông minh có tài khoản 30 triệu và 2 cuốn sổ tiết kiệm với số tiền 1,3 tỷ đồng. Ngay lập tức, chị Thư gọi vào máy di động của mình thì không liên lạc được.
Cùng lúc trình báo công an, chị Thư báo tin cho chồng thì anh này cho biết cũng vừa điện thoại vào số của chị Thư nhưng không ai nghe máy, sau đó lại có một thanh niên điện thoại cho anh đề nghị gặp chị Thư. Ngay lập tức, chị Thư điện thoại lại gặp người thanh niên kia thì anh ta cho biết đã nhặt được ví của chị. Anh ta còn hẹn chị đúng 19h đến “nhà nghỉ Sao Mai ở đường Mân Thái” để nhận lại tài sản.
Từ thông tin chị Thư cung cấp, Công an phường Mỹ An kiểm tra thì phát hiện ở Đà Nẵng có đến 4 nhà nghỉ Sao Mai và không có “đường” Mân Thái (chỉ có “phường” Mân Thái). Điện thoại cho thanh niên kia thì lại không liên lạc được. Điều này khiến cơ quan công an nghi ngờ kẻ xấu nhặt được túi rồi dàn cảnh để cướp hoặc đòi tiền chuộc nên đã lên phương án đấu tranh: Một mặt đề nghị chị Thư làm như lời hẹn của người đàn ông; một mặt bố trí lực lượng bí mật theo sát để xử lý tình huống bất trắc.
Nếu đã và đang là sinh viên, chắc chắn bạn sẽ gặp ít nhất 1 trong những điều sau đây.
Hơn 3 giờ đồng hồ chờ đợi, thanh niên nhặt được ví tiền điện lại cho chị Thư và thông báo rõ địa chỉ gặp nhau là nhà nghỉ Sao Mai 2 nằm trên địa bàn phường Mân Thái. Lực lượng công an và chị Thư càng lo lắng hơn khi nhà nghỉ Sao Mai 2 này nằm ở khu vực Trường Dạy nghề số 5, nơi có tình hình an ninh phức tạp. Vì thế, Công an phường Mỹ An đề nghị Công an phường Mân Thái phối hợp.
Để tránh “đối tượng” phát hiện, các cảnh sát hình sự mặc thường phục vào nhà nghỉ đóng giả làm người say rượu cần chỗ nghỉ qua đêm. Trong khi đó, chồng chị Thư thì chạy xe máy lượn qua lượn lại trước nhà nghỉ giả vờ như đang đi tìm “gái”. Vòng ngoài, một tốp công an mặc sắc phục chờ sẵn. Sau khi toàn lực lượng đã vào vị trí tác chiến thì chị Thư bắt đầu chạy xe đến điểm hẹn…
Sau khi chị Thư vào nhà nghỉ Sao Mai 2 và gọi điện, một người thanh niên từ trong bước ra gặp và trao đổi với chị Thư. Được một lúc, chuông điện thoại của chị Thư vang lên. Đó là cuộc gọi của một cán bộ công an vì thấy chị Thư trao đổi với thanh niên khá lâu nên điện hỏi thăm tình hình. Đáp lại, chị Thư chỉ ậm ừ vâng dạ rồi tắt máy. Lúc này các chiến sĩ công an bắt đầu thấy căng thẳng.
Mấy phút sau, lực lượng công an mai phục thấy người thanh niên đưa túi xách cho chị Thư, chị mở ra kiểm tra rồi cầm xấp tiền đưa cho người thanh niên, cả hai lại như giằng co, đưa đẩy qua lại. Thấy tình hình có vẻ “cấp bách”, các chiến sĩ công an ập vào với chiếc còng số 8 trên tay để bắt quả tang “kẻ tống tiền”.
Nhưng điều lực lượng công an không ngờ tới, trong khi “đối tượng” đang tròn mắt ngạc nhiên thì khổ chủ lại rối rít phân bua rằng các anh đã bắt nhầm người. Để làm rõ nội tình, cơ quan công an mời cả 2 người về trụ sở để làm việc. Tại đây, chị Thư trình bày, sau khi gặp nhau, người thanh niên hỏi tên, địa chỉ, rồi đối chiếu khuôn mặt chị với ảnh trên CMND. Xác định đúng chị Thư là người mất tài sản, người thanh niên liền trả lại chiếc ví cho chị.
Nhận lại ví tiền, chị Thư mở ra kiểm tra thì thấy toàn bộ tài sản, giấy tờ trong ví còn nguyên không mất thứ gì. Chị Thư chưa kịp nói câu nào thì người thanh niên đã trách: “Sao chị sơ ý thế!
Trong này em thấy hơn 15 triệu đồng, điện thoại đắt tiền, 2 sổ tiết kiệm hơn cả tỷ đồng. Lỡ mất thì làm sao?”. Vui mừng vì nhận lại đầy đủ tài sản, chị Thư cảm ơn rối rít, đưa tiền hậu tạ nhưng anh này một mực từ chối dẫn đến việc đưa qua đẩy lại, khiến các chiến sĩ trinh sát hiểu lầm nên lập tức ập vào.
Người thanh niên tốt bụng đó là Lê Doãn Ý (SN 1992, tạm trú đường Nguyễn Văn Thoại, TP.Đà Nẵng) – sinh viên trường Đại học mở Hà Nội tại Đà Nẵng. Chiều hôm đó, Ý trên đường đi thăm bạn ở phường Bắc Mỹ An thì nhặt được một chiếc ví đánh rơi. Mở ví ra thấy điện thoại di động, Ý định mở ra tìm cách liên lạc với khổ chủ nhưng máy cài mật khẩu nên không mở được. Do không biết sử dụng máy iPhone nên trong lúc thao tác Mỹ đã làm tắt máy.
Sau khi bật được máy lại thì Mỹ thấy có cuộc gọi đến nên đã lấy điện thoại của mình gọi vào số kia (vì điện thoại của chị Thư không gọi đi được). Qua nói chuyện Mỹ biết người vừa gọi là chồng của chủ nhân chiếc ví nên đã hẹn gặp để trả tài sản.
Tuy nhiên vì lúc đó Ý phải đi lễ nhà thờ nên đã hẹn gặp vào lúc 19h tại nhà nghỉ Sao Mai 2 (nơi Ý làm việc) để trả lại ví, chính điều đó đã gây nên vụ hiểu lầm hy hữu kể trên.
Chàng sinh viên tốt bụng
Niềm vui vẫn còn hiện hữu trên khuôn mặt, chị Thư mở đầu câu chuyện với phóng viên bằng một lời tán dương: “Người tốt như em ý cả ngàn người mới có một”. Chị Thư vốn là cán bộ phòng công tác sinh viên của một trường cao đẳng. Số tiền chị đánh rơi hôm trước là mồ hôi công sức vợ chồng chị chắt chiu dành dụm bao năm để mua đất làm nhà. Từ khi chị đánh rơi chiếc ví cho đến lúc gặp Ý và được trả lại, không chỉ hai vợ chồng chị mà cả lực lượng Công an phường Mỹ An ai nấy đều trải qua biết bao bất ngờ.
Để tìm hiểu thêm câu chuyện, chúng tôi đã gặp chàng sinh viên tốt bụng Lê Doãn Ý. Khi chúng tôi hỏi nhặt số tài sản lớn như vậy em có nghĩ gì không? Ý thật thà: “Thiệt với chị là trong tích tắc vài giây ban đầu em cũng muốn giữ lại. Nhưng rồi em nghĩ, người mất họ đang rất buồn và lo lắng, đó là tài sản, là cuộc sống của họ, rồi em tự nhủ phải làm đúng lương tâm…”.
Được biết, Ý sinh ra ở Hà Tĩnh nhưng theo gia đình vào sinh sống tại tỉnh Gia Lai 13 năm nay. Cha mẹ Ý làm nông, lúc nông nhàn cha Ý đi làm xây dựng cho các công trình, mẹ Ý đi làm giúp việc để có tiền lo cho chị em của Ý đang học đại học. Cách đây hơn 2 năm, người anh cả của Ý bị tai nạn qua đời, để lại hai đứa con nhỏ, thế là ba mẹ Ý phải gánh thêm 2 cháu nội.
Thương cha mẹ khó nhọc, Ý phải đi làm thêm để tự trang trải chi phí học tập. Khoảng 3 tuần nay Ý được nhận vào làm lễ tân ở nhà nghỉ Sao Mai 2, làm từ 19h tối đến 7h sáng hôm sau, thu nhập mỗi tháng cũng được hơn 3 triệu đồng.
Với số tiền đó, Ý luôn phải sống tiết kiệm không dám tiêu xài, ăn cơm ngày hai bữa. Những lúc kẹt tiền, Ý phải ăn mì tôm thay cơm. Dù nghèo khó nhưng nhặt được của rơi Ý vẫn không nảy lòng tham mà tìm cách trả lại người mất. Đây là nghĩa cử cao đẹp cần được phát huy và nhân rộng trong đời sống xã hội hôm nay.
(taydo24h)

Mới ly hôn Phi Thanh Vân, Bảo Duy đã đưa bạn gái về ra mắt gia đình

(Dân Việt) Nhiều người bất ngờ vì tốc độ "chóng mặt" trong mối quan hệ của Bảo Duy cùng với bạn gái mới.

Mới đây, trên facebook cá nhân của mình, Bảo Duy bất ngờ chia sẻ hình ảnh anh cùng bạn gái mới về thăm người thân ở quê. Nhiều người nhận xét rằng cả hai đều rất đẹp đôi, cả hai đã có một buổi đi chơi rất vui vẻ bên họ hàng của Bảo Duy. Cặp đôi đã nhận được nhiều lời chúc phúc từ bạn bè, người thân quan facebook của Bảo Duy.
Hình ảnh tình cảm và rất "thật" của Bảo Duy cùng bạn gái mới
Bạn gái mới của Bảo Duy là một doanh nhân Việt Kiều, sinh năm 1983. Chia sẻ với báo giới, Bảo Duy cho biết rằng anh chưa có ý định tái hôn vào lúc này, tuy nhiên bạn gái của anh thì rất nhanh đã tạo được mối quan hệ thân thiết với mẹ và người thân của Bảo Duy.
Bảo Duy và bạn gái đi chơi cùng người thân của anh
Mới đây, Bảo Duy bị bắt gặp xuất hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất TP HCM hôm 19.5. Anh đeo kính đen, tóc chải keo bóng loáng, tỏ ra sốt ruột khi chờ một chuyến bay từ Australia đến. Bạn gái mới của Bảo Duy đeo khẩu trang kín mít, tình cảm chào hỏi mẹ Bảo Duy bằng một cái ôm chặt.
Hình ảnh thân mật của bạn gái Bảo Duy và mẹ anh khiến nhiều người bất ngờ
Cặp đôi hiện nay đã rất hạnh phúc bên nhau, Bảo Duy liên tục đăng tải những bức ảnh đi chơi chung
Nhiều người nhận xét bạn gái mới của Bảo Duy có phần còn xinh đẹp hơn Phi Thanh Vân
http://danviet.vn/giai-tri/moi-ly-hon-phi-thanh-van-bao-duy-da-dua-ban-gai-ve-ra-mat-gia-dinh-773438.html
(taydo24h)

Thu phí âm nhạc trên tivi ở các khách sạn: Còn tranh cãi

TP - Bộ VHTTDL mời một số báo chí gặp gỡ sáng 25/5 để Cục Bản quyền tác giả, đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam giải thích vụ việc gây phản ứng, tranh cãi những ngày qua.

Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Bùi Nguyên Hùng (đứng) và Giám đốc VC PMC Phó Đức Phương (bên trái ông Hùng) gặp báo chí 25/5. Ảnh: Việt Hùng.
Không nên lu loa?
Cũng như Giám đốc chi nhánh phía Nam Đinh Trung Cẩn, sáng 25/5 giải thích trước báo giới, nhạc sỹ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) nêu quan điểm: khách sạn nào cũng có tivi và chắc chắn có nhiều chương trình ca nhạc, sử dụng âm nhạc trên truyền hình nên việc thu tác quyền là
đương nhiên!
Theo ông Phó Đức Phương, Trung tâm thu tiền sử dụng âm nhạc ở các khách sạn tại Đà Nẵng hơn 3 năm nay, riêng Hà Nội và TPHCM thu 10 năm: “Cá nhân hay tập thể sử dụng âm nhạc để kinh doanh phải trả tác quyền. Sử dụng tác phẩm nghĩa là sử dụng tài sản của tác giả để kinh doanh thì phải nghĩ đến chủ nhân của chúng”.
“Các khách sạn ở Đà Nẵng phải tìm hiểu luật, không phải lu loa lên như thế”, ông Phương nói. Trước câu hỏi truyền hình đã nộp phí tác quyền âm nhạc, nếu khách sạn tiếp tục trả thì thành phí chồng phí, ông Nguyễn Hoàng Giang- Giám đốc VCPMC khu vực phía Bắc cho biết, việc thu tác quyền đối với các đài truyền hình là quyền truyền đạt tới công chúng. Tác giả âm nhạc có bốn loại quyền cơ bản là quyền biểu diễn, quyền sao chép, quyền được kiểm soát và quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng.
Thu phí âm nhạc trên tivi đối với các khách sạn, theo VCPMC tương tự thu tác quyền nhạc chuông, karaoke hay sử dụng âm nhạc trên máy bay. VCPMC cho biết: 10 năm trước các hãng hàng không cũng bức xúc lắm, sau đó được giải thích và đưa ra các quy định pháp luật, họ cũng chấp nhận. Việc thu phí khách sạn đã được 10 năm nhưng chủ yếu khách sạn 4-5 sao, đến nay mới bắt đầu ở hạng thấp hơn.
Chưa hợp lý
Một trong những thắc mắc chưa được giải thích thỏa đáng chính là việc phân chia số tiền tác quyền thu theo hình thức này. Theo số liệu của VCPMC, năm 2016 tiền tác quyền âm nhạc thu được từ các khách sạn, nhà hàng ở phía Nam là ba tỷ đồng. Tuy nhiên ông Phó Đức Phương khẳng định, tiền thu từ tivi rất nhỏ, chủ yếu là tác quyền biểu diễn nhạc sống, bật nhạc nền trong bar, khách sạn.
Ông Nguyễn Hoàng Giang thừa nhận việc chia tiền cho các tác giả âm nhạc đang khó khăn và cảm tính, bởi khó bóc tách chính xác số bài hát và số lần sử dụng. Đại diện Trung tâm nói, nhờ chủ khách sạn đưa ra danh sách bài hát sử dụng thường xuyên và dựa vào đó chi trả tác quyền.
Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Bùi Nguyên Hùng giải thích: Theo Luật Sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam cam kết thì việc thu tác quyền âm nhạc trên tivi là hợp pháp. Ông dẫn Khoản 1 Điều 23 Nghị định 100 hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ quy định điều này rồi. Tuy vậy hình thức thu thế nào, mức phí bao nhiêu là vấn đề khác. Lãnh đạo Cục nói thêm, nếu tác giả, người biểu diễn hay nhà sản xuất bản ghi âm có tài sản và ủy quyền cho VCPMC thì Trung tâm chỉ được thu phí cho các hội viên có tài sản, thu không đúng hội viên không đúng tài sản là trái pháp luật.
Xung quanh mức 25 nghìn đồng/tivi, ông Bùi Nguyên Hùng giải thích, đó là giao dịch dân sự nên bên có tài sản đưa ra mức phí để đàm phán với bên khai thác. Trường hợp các bên không đàm phán được thì cơ quan nhà nước vào cuộc và các bên sẽ khởi kiện ra tòa để tìm sự đồng thuận. VCPMC cho  biết đã đưa ra các biểu giá hợp lý với từng khu vực và quy mô. Nhưng lãnh đạo Cục Bản quyền tác giả cho rằng không nên đưa mức giá cứng nhắc, bởi có những cơ sở ở khu vực khác nhau chưa đồng thuận.
Ông Bùi Nguyên Hùng đề nghị Trung tâm thực hiện đúng quy trình, đúng luật và có lộ trình phù hợp. Ông cũng chỉ ra trong công văn VCPMC gửi các khách sạn Đà Nẵng có điểm chưa hợp lý, thậm chí vượt thẩm quyền. “Luật Sở hữu trí tuệ quy định rõ, có loại hình buộc phải đến gặp tác giả, chủ sở hữu và trả tiền. Tuy nhiên có loại hình được quy định ở điều 26, 33 không cần xin phép nhưng vẫn trả tiền. Nếu triển khai thu tiền tác quyền trên tivi ở khách sạn không phải cứ ngồi chờ họ đến, như thế là vượt thẩm quyền”, ông Hùng nói.
“Đơn vị sản xuất ra băng đĩa phải đóng tác quyền, người sử dụng không phải đóng. Nhưng người dùng băng đĩa đó kinh doanh (nghĩa là khai thác tác quyền) phổ biến một lần nữa thì phải đóng tác quyền. Thực chất việc thu tác quyền tivi ở khách sạn không khác thu tác quyền nhạc chuông điện thoại, karaoke nên tôi nghĩ thu là đúng, tuy nhiên mức tính thế nào là vấn đề. Bởi tivi không đặc trưng sử dụng âm nhạc như karaoke và nhạc chuông. Hơn nữa thời lượng sử dụng âm nhạc Việt Nam trên truyền hình không nhiều và rất khó tách bạch. Tuy nhiên đây là vấn đề dân sự, tranh chấp dân sự”
Luật sư Trần Anh Dũng, Đoàn Luật sư Hà Nội
(taydo24h) 

Fan quốc tế khen, chê sau trận thua của U20 Việt Nam

Sau khi U20 Việt Nam để thua U20 Pháp, nhiều fan quốc tế đã gửi lời an ủi. Đi kèm với đó là một số ý kiến chê bai.

U20 Việt Nam đã không thể tạo nên địa chấn khi chạm trán U20 Pháp. Chúng ta thua tâm phục khẩu phục 0-4. Bên cạnh đó còn để lại hình ảnh xấu với chiếc thẻ đỏ của Đình Trọng ở phút 75.

Trên mạng xã hội Facebook, BTC U20 World Cup cho đăng tải kết quả trận đấu cùng lời dẫn “Augustin bỏ lỡ quả penalty theo cách đá panenka, nhưng sau đó anh chuộc lỗi bằng cú đúp, giúp U20 Pháp giành vé vào vòng knock-out”. Nhiều người hâm mộ đã vào bình luận rôm rả, khen có, chê cũng có.
Minh Tân tỏ ra không hài lòng với công tác trọng tài. Người dùng này viết: “Với tôi, đây là một trận đấu trọng tài đã không hoàn thành trách nhiệm. Có sự thiên vị nhẹ cho Pháp cùng vô số tình huống không rõ ràng”.
NgocSon Tran chung ý kiến với câu hỏi đầy ẩn ý: “Đây là trọng tài FIFA ư? Tôi không nghĩ lại tệ vậy đâu”.
Rất thú vị, Son Nguyen nêu con số thống kê khiến số đông phải bật cười: “Chúc mừng Pháp. Các bạn là đội bóng đầu tiên đánh bại được Việt Nam ở World Cup. Một kỷ lục đáng nể”.
Không ít độc giả tới từ Việt Nam, mặt khác, tỏ ra khá lạc quan. Họ cho rằng, đây là trận thua tất yếu và cơ hội để đội nhà đi tiếp vẫn rất sáng sủa.
Ý kiến của người hâm mộ.
Tài khoản đến từ Mỹ - Robin Jenkins là người hiếm hoi không mấy hài lòng với cách hành xử của U20 Việt Nam ở một số tình huống trong trận. Anh này bình luận, đi kèm với những lời đá xoáy:
“Trận đầu tiên gặp New Zealand, Việt Nam tỏ ra bức xúc khi không được hưởng penalty. Hôm nay, khi nhận thẻ đỏ, các bạn lại phàn nàn. Có vấn đề gì sao? Tại sao lại không thể hài lòng với chỉ 1 điểm sau 2 trận?
Đây là giải đấu dành cho chủ nhà Hàn Quốc, Pháp, Venezuela, Senegal và có thể cả Zambia nữa. Hãy về nhà, ngồi xuống ghế, uống nước và thưởng thức phần còn lại của mùa giải đi. Biết đâu Zambia sẽ vào chung kết”.
Anthony Griezmann bình luận với tâm thế rất tự hào về đội tuyển quê hương – U20 Pháp, đồng thời không quên gửi lời chúc tới U20 Việt Nam:
“2 trận, 7 bàn và giữ sạch lưới. Đó là U20 Pháp. Cảm ơn nhữung lời chúc mừng tới từ Việt Nam. Tôi hy vọng đội tuyển của các bạn sẽ có được bàn thắng đầu tiên ở World Cup, vào lưới Honduras”.
http://www.nguoiduatin.vn/fan-quoc-te-khen-che-sau-tran-thua-cua-u20-viet-nam-a326918.html
(taydo24h)

ĐB Đặng Thuần Phong: “Sai có quy trình”, Cục trưởng Cục NTBD cũng nên từ chức

Sau khi Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn xin lỗi vì việc cấp phép cho 300 ca khúc “nhạc đỏ”, bên hành lang Quốc hội Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH Đặng Thuần Phong cho rằng: sai có quá trình thì cũng nên từ chức.

infonet__dang_thuan_phong
Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong: Sai có quy trình thì cũng nên từ chức
ĐB Đặng Thuần Phong nêu quan điểm: Dù Cục trưởng cục Nghệ thuật biểu diễn đã lên tiếng xin lỗi nhưng ĐB Đặng Thuần Phong đặt câu hỏi “việc xin lỗi này giải quyết được cái gì?”.
“Cục đã làm ra chuyện khiến dư luận xã hội vô cùng bất bình, không tin vào vai trò quản lý của Cục. Cái đó là cái mất rất lớn trong vai trò quản lý Nhà nước của ngành này. Trong khi vấn đề nghệ thuật có bao nhiêu thứ đã có sẵn sao không nâng tầm nó lên mà lại lấy thẩm quyền cấp phép của Cục để khi thì cho bài này, khi thì rút bài kia đi”- ĐB Đặng Thuần Phong nêu.
Lý do được đưa ra cho những sai lầm khi thì đổ lỗi cho bên dưới tham mưu, làm sai nữa đến phần của lãnh đạo thì đi xin lỗi dư luận. Bình luận về điều này, Phó Chủ nhiệm Đặng Thuần Phong cho rằng: điều đó không thuyết phục. Việc làm trên thể hiện sự cẩu thả trong vai trò quản lý Nhà nước.
“Sai trầm trọng, sai có quá trình thì cũng nên từ chức. Việc sai liên tục mà đi xin lỗi hoài, vịn vào văn bản này, văn bản kia là khó chấp nhận.
Luật còn có thể chỉnh sửa huống hồ văn bản dưới luật, nếu cứ vin vào đó cho rằng mình đúng, âm thầm làm thay vì phát hiện thấy có vấn đề không hợp lý phải đề xuất tham mưu, chỉnh sửa để nâng tầm quản lý của Bộ, ngành mình lên – chứ cứ đi xin lỗi, cẩu thả liên tục như vậy tôi cho rằng không thuyết phục chút nào.
Nó thể hiện trách nhiệm không cao, lạm quyền trong thực thi nhiệm vụ của cục Nghệ thuật biểu diễn. Dư luận nghe xin lỗi hoài mà không thấy ai chịu trách nhiệm hay bị xử lý, dư luận sẽ không còn niềm tin vào vai trò quản lý Nhà nước của cục Nghệ thuật biểu diễn nữa” – ĐB Đặng Thuần Phong nhấn mạnh.
Vừa qua, Cục Nghệ thuật Biểu diễn cập nhật danh sách 300 bài hát được phổ biển rộng rãi trên trang web chính thức. Hơn 300 ca khúc “nhạc đỏ” này đều là những bài hát rất quen thuộc với nhiều thế hệ người nghe. Ví dụ như bài hát  Tiến quân ca (nhạc sĩ Văn Cao) đã được ghi trong Hiến pháp là quốc ca của nước ta từ năm 1946. Hay Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (nhạc sĩ Phạm Tuyên) đã được biết bao nhiêu người hát khắp mọi nơi…
Ngay sau công bố này đã vấp phải phản ứng gay gắt của dư luận, các nghệ sỹ và cả ĐBQH.
Ngày 24/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có chỉ đạo Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch về sự việc này. Cụ thể, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đề xuất sửa đổi phù hợp với yêu cầu phát triển. Các bài hát đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế nếu không có nội dung ca từ trái với thuần phong mỹ tục, không xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh, nâng cao năng lực quản lý, thực thi pháp luật của Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Sau khi nhận được chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Đăng Chương đã đăng đàn xin lỗi độc giả.
Nguồn:vntb.org (taydo24h)