5/25/2017

Nguyên Ngọc, Chu Hảo và viện Phan Châu Trinh

Viện Phan Chu Trinh được thành lập và được quảng bá rầm rộ. Các thành viên chủ  chốt của Viện tận dụng mọi mối quan hệ chính thống và phi chính thống của mình để quảng bá cho Viện. Ông GS Chu Hảo vốn dĩ rất ít khi làm diễn giả chính trong các talk show (hầu như chỉ làm MC), giờ cũng phải “đăng đàn thuyết pháp”.

Điều này cho thấy, Viện Phan Chu Trinh đang rất nỗ lực để tạo được chỗ đứng trong cộng đồng dân chủ. Thế nhưng, nếu xem xét đường đi nước bước của nhóm người Nguyễn Thị Bình – Chu Hảo – Nguyên Ngọc và các nhân sĩ trí thức liên quan thì thấy rằng mọi sự không đơn giản và đầy lý tưởng như cái tên gọi và tuyên ngôn khai dân trí của Viện.
vien-phan-chau-trinh
Nếu các bạn chú ý, sẽ thấy rằng Viện Phan Chu Trinh được dựng dậy từ cái xác chết của trường Đại học Phan Chu Trinh. Trường Đại học Phan Chu Trinh do Nguyên Ngọc làm hiệu trưởng, Chu Hảo làm hiệu phó đã thất bại thảm hại vì lượng sinh viên quá ít, chương trình học không thực tế và gặp nhiều vấn đề về tài chính dù đã bỏ không ít công sức đi ngửa tay xin tiền các bên. Trường Đại học Phan Chu Trinh đã đóng cửa, thay vào đó hóa thân thành Viện Phan Chu Trinh để tiết kiệm tài chính và các nguồn lực nhân sự, lại vẫn được tiếng tốt là tổ chức học thuật. Quảng bá Viện Phan Chu Trinh chẳng qua chỉ để xóa đi cái sự kiện đau lòng đối với Nguyên Ngọc và Chu Hảo, đó là ngôi trường đã bị đóng cửa.  Thế là, thay vì thông cáo về sự đóng cửa của trường, họ lại đẩy mạnh truyền thông về sự ra đời của Viện.
Thế nhưng, không chỉ dừng ở đó, Viện Phan Chu Trinh đang cố gắng tích hợp hoạt động của Qũy Phan Chu Trinh và Viện IDS. Qũy Phan Chu Trinh là một quỹ trao giải cho các sách hay được xuất bản hàng năm liên quan đến chủ đề nghiên cứu học thuật. Thế nhưng, quỹ này đa phần không trao hay khuyến khích các nghiên cứu học thuật có tính khoa học mà chỉ trao cho các nghiên cứu học thuật mang tính chính trị (có thể là bản thân công trình hoặc tác giả). Thông qua việc trao giải thưởng này, quỹ đã tác động đến giới học thuật, lái hướng nghiên cứu sang phục vụ các mục đích chính trị mà nhóm nhân sĩ trí thức này đề ra. Trước đó, viện IDS do bà Nguyễn Thị Bình hỗ trợ thành lập mà đại diện là TS Nguyễn Quang A cũng đã thất bại. Viện IDS được thành lập để tập hợp các trí thức bất đồng với chính quyền, viết bài trên báo chí và Internet để tạo dư luận nhằm thúc ép chính quyền theo những yêu sách họ đưa ra. Mang tiếng là một Viện nghiên cứu khoa học tự do nhưng Viện này chưa cung cấp được cho bạn đọc bất cứ một nghiên cứu hay một bài viết mang tính khoa học nào. (Yêu cầu của một bài viết khoa học là phải có chứng cứ chính xác và lập luận vững chắc dựa trên chứng cứ).
Viện IDS bị giải thể do cách thức hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam về mặt pháp lý tổ chức. Không đồng tình với việc giải thể này, các nhân sĩ trí thức viện đã năm lần bảy lượt lên tiếng. Sau đó, nhóm nhân sĩ trí thức này đã cùng nhau cổ vũ Bauxite Việt Nam, thành lập Qũy Phan Chu Trinh để kêu gọi tiền tài trợ, kêu gọi người dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc nhưng thực ra là để gây hỗn loạn, thành lập Diễn đàn Xã hội dân sự, thành lập Văn đoàn độc lập… và đến giờ là thành lập Viện Phan Chu Trinh. Vẫn là những con người ấy, tư tưởng ấy, cách thức hoạt động ấy mà sân nào cũng đá một tí, cứ mỗi lần thất bại lại “ve sầu thoát xác”, đội lên cái lốt mới với cái tên gọi mỹ miều hơn. Cách hoạt động này, ta có thể gói gọn trong mấy chữ của cổ nhân xưa: “Bình mới rượu cũ”.
Chính bởi cứ rót rượu từ hết bình này đến bình kia, nên xem ra rượu của các nhân sĩ trí thức này có lẽ đã có phần… nhạt. Dân tình không còn “mắt chữ a mồm chữ o” tán thưởng sự ra đời của Viện như những lần trước nữa. Thậm chí có phần thờ ơ. Không những giới trí thức ít quan tâm mà giới đấu tranh dân chủ còn có vẻ khinh rẻ. Có lẽ, Viện Phan Chu Trinh cũng sớm ngày đóng cửa mà thôi.
Võ Khánh Linh - Nguồn:vntb.org
(taydo24h)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét