Nhân phiên đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ 21 diễn ra tại Hà Nội vừa qua, trong khi cả hai phía Việt Nam và Mỹ đều ghi nhận những nỗ lực đáng kể của cả hai bên trong việc giải quyết các mối quan tâm về nhân quyền, trong việc khắc phục những khác biệt trong cách tiếp cận về vấn đề nhân quyền thì như môt qui luật, các nhà “dân chủ” trong nước lại tìm mọi cách phá hoại Đối thoại, phá hoại kết quả làm việc. Và một trong những cách làm phổ biến của họ đó là soạn thảo các kiến nghị hay tuyên bố với những điểm cáo buộc vô căn cứ về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, hòng gửi đến phía Mỹ với hi vọng phía Mỹ sẽ gây sức ép với Nhà nước Việt Nam về nhân quyền.
Trong cái gọi là “Bản tuyên bố chung của xã hội dân sự nhân đối thoại nhân quyền Việt-Mĩ” vừa tung lên mạng Internet mà nhà “dân chủ” Phạm Đoan Trang là người đứng tên, thấy có quá nhiều sự bịa đặt, vu cáo, xuyên tạc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Tuyên bố viết:
“Tuyên bố nêu rõ rằng một loạt nhân quyền căn bản vẫn bị vi phạm, đặc biệt là quyền tự do biểu đạt, quyền tụ tập ôn hòa (biểu tình), quyền tự do hiệp hội, và tự do tôn giáo/tín ngưỡng. Bên cạnh đó, bạo lực do nhà nước bảo kê gia tăng trong những tháng gần đây, với những vụ tấn công nhằm vào các nhà hoạt động ôn hòa, trong đó riêng chị Lê Mỹ Hạnh bị hành hung tới hai lần trong không đầy một tháng. Thủ phạm vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và nạn nhân thì bị công an cản trở quyền tiếp cận luật sư.”
Đánh giá này thực sự là một luận điệu đã quá quen thuộc được các nhà “dân chủ” nhắc đi nhắc lại đến đã thành nhàm tai. Thực tiễn tình hình nhân quyền Việt Nam như thế nào, được đảm bảo ra sao đã được thực tiễn sinh động tại Việt Nam chứng minh. Mặt khác ngay cả các chính khách Mỹ trước phiên đối thoại trong các buổi gặp gỡ cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng đã phải thừa nhận Việt Nam có rất nhiều nỗ lực trong đảm bảo quyền con người. Vậy mà các nhà “dân chủ” vẫn leo lẻo tuyên bố rằng hàng loạt các quyền cơ bản của con người bị vi phạm.
Các nhà “dân chủ” lấy vụ Lê Mĩ Hạnh bị đánh ra để làm bằng chứng Việt Nam vi phạm nhân quyền, rằng chính quyền bảo kê cho côn đồ tấn công các nhà “dân chủ”, rằng chính quyền cố tình không điều tra tìm ra hung thủ… Tuy nhiên ai cũng biết đây là một luận điệu hết sức phi lý bởi vụ Hạnh bị đánh chả liên quan gì tới Công an hay chính quyền. Thậm chí sau khi Hạnh bị đánh Công an rất tích cực điều tra, mời cả Hạnh lên để đối chất nhận dạng người tình nghi. Thế nhưng chính Hạnh đã từ chối hợp tác với cơ quan Công an. Vậy cớ sao lại bảo chính quyền dung dưỡng cho thủ phạm, rằng nạn nhân không được tiếp cận luật sư.
Tuyên bố viết tiếp:
“Chỉ trong vòng bốn tháng đầu năm, công an đã bỏ tù 8 blogger ủng hộ dân chủ và đang truy nã hai người… Gần như tất cả những người bị bắt đều là tín đồ Công giáo. Điều này cho thấy một xu hướng nguy hiểm của việc chủ trương đàn áp cộng đồng Công giáo”.
Ngay điểm này cũng đã thấy quá nhiều sự phi lý. Công an chẳng bỏ tù hay truy nã blogger ủng hộ dân chủ nào, Công an chỉ bỏ tù và truy nã các phần tử vi phạm pháp luật nghiêm trọng như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Bạch Hồng Quyền, Hoàng Đức Bình… Và cũng rất vô lý khi viết rằng gần như tất cả đều là tín đồ Công giáo để rồi qui kết chính quyền đàn áp tôn giáo. Thử hỏi trong số những người vừa liệt kê ở trên có ai là tín đồ Công giáo. Hoàn toàn không?
Chỉ cần qua hai điểm đó thôi cũng đủ thấy rằng Tuyên bố chung của xã hội dân sự về đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thực ra chỉ là những cáo buộc vô căn cứ nhằm mục đích tuyên truyền chống Nhà nước Việt nam.
Nguồn: vntb.org
(taydo24h)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét