Trong thư gửi Đài Châu Á Tự do RFA, ông Tú cho hay, tại thời điểm quan trọng của việc điều tra đang xúc tiến, ông vô cùng lo ngại về mối liên hệ chặt chẽ và sự hỗ trợ lâu dài của RFA cho một tổ chức bị cáo buộc bởi các phương tiện truyền thông bởi một số cựu lãnh đạo sáng lập của họ và bởi FBI về các hoạt động khủng bố.
Ông nói: “Sự ủng hộ tích cực của RFA cho đảng khủng bố Việt Tân đã khiến Việt Tân dùng cơ quan truyền thông do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ từ tiền thuế của dân chúng làm phương tiện tuyên truyền cho quan điểm chính trị, chương trình hành động, cho lợi ích riêng và cho việc đánh bóng chính danh họ.
Đơn giản, điều này nhằm đánh lừa cho nhiều người ở Việt Nam và trong cộng đồng người Việt tị nạn là Việt Tân quen biết rộng lớn trong chính trường Hoa Kỳ. Điều này có tác dụng làm nản lòng những nhân chứng để họ không bước ra ánh sáng vì nghĩ một cách sai lầm rằng Việt Tân được che chở bởi RFA và chính quyền Hoa Kỳ và do đó được hưởng quyền miễn truy tố”.
3 tuần lễ sau khi phim tài liệu “Terror in Little Saigon” được công chiếu, đài phát thanh RFA đã thực hiện cuộc phỏng vấn ông Lý Thái Hùng, người được nói là “Tổng bí thư đảng khủng bố Việt Tân” tự vỗ ngực nói rằng đó là một “đảng chính trị lớn của người Việt ở hải ngoại”.
Nhiều người Việt tại Mỹ đặt câu hỏi: Tại sao RFA lại phỏng vấn một tay đầu lãnh đảng khủng bố mà không phỏng vấn các đảng phái chính trị khác hay gia đình nạn nhân bị sát hại? Sự kiện này quá rõ ràng là cách để RFA – chương trình Việt ngữ tâng bốc Việt Tân nhằm chống chế ảnh hưởng bất lợi từ bộ phim dưới mắt người Việt ở trong nước và ở hải ngoại.
Sự thiên vị dành cho đảng Việt Tân của chương trình Việt ngữ – RFA được thể hiện rõ qua việc đột ngột cắt hợp đồng với nhà báo Lê Diễn Đức ngay sau khi ông viết trên trang Facebook cá nhân những nhận định mang tính cách phê phán đảng Việt Tân. Ông nói, vì đài RFA – chương trình Việt ngữ có quan hệ mật thiết với đảng Việt Tân thì việc cắt hợp đồng này có nhiều khả năng là xuất phát từ sự xung đột về lợi ích, thiếu sự tuân thủ các thủ tục chuẩn, thiếu sự chính đáng và thiếu đạo đức chức nghiệp.
“Đấy có thể xem là hành vi bịt miệng những người chỉ trích Việt Tân, thực hiện trước công luận nhằm uy hiếp công chúng. Thoạt tiên RFA giải thích rằng việc ông Lê Diễn Đức chỉ trích một tổ chức chính trị đã vi phạm các tiêu chuẩn, mục đích và nguyên tắc của RFA nhưng liền sau đó RFA đã gỡ bỏ lời tuyên bố này có lẽ vì sợ rằng sẽ bị kiện ra toà để giải thích thế nào là vi phạm các tiêu chuẩn, mục đích và nguyên tắc” – ký giả Nguyễn Thanh Tú nêu rõ trong thư gửi RFA.
Sự thay tên đổi họ của Việt Tân được nhiều người ví như “bộ áo mũ phường tuồng mới”. Băng đảng này đã dùng chiêu bài “nhân quyền và dân chủ” thay cho chiêu bài “kháng chiến và giải phóng” trước đây để tiếp tục moi tiền của người Việt hải ngoại cho lợi ích riêng. Đó là nguồn thu nhập và bí quyết làm giàu theo cách “lấy của chung làm của riêng” của băng đảng Việt Tân.
Trong kế nguỵ trang, đánh bóng tên tuổi, lừa gạt người Việt, Việt Tân đã sử dụng nhiều cái vòi ngắn vòi dài như VOICE, Democracy for VN, VT Club, Hội Đền Hùng, Đài tiếng nước tôi, Human Rights for VN PAC, SBTN, ban Việt ngữ Đài Á châu tự do, Báo Người Việt… để len lỏi vào các thành phần quần chúng.
Trúc Hồ và Trinity Hồng Thuận, đảng viên Việt Tân trong chiến dịch “Triệu con tim – một tiếng nói”. |
Thậm chí, người Việt tại Mỹ ví băng đảng tội ác này như đầu não của một con bạch tuộc nhiều vòi. Do đó, nhiều cá nhân, tổ chức người Việt hải ngoại kêu gọi cảnh giác đừng bị mắc lừa trước các thủ đoạn lừa gạt của Việt Tân.
Theo những thông tin được cộng đồng người Việt tại Mỹ phản ánh, ngoài khủng bố, giết người, băng đảng này còn trốn thuế và rửa tiền một cách có hệ thống. Trong nhiều năm qua, người của Việt Tân ở nhiều thành phố trên nhiều quốc gia đã tổ chức hàng loạt buổi gây quỹ dưới chiêu đề “hát cho người yêu nước”, “cây mùa Xuân dân chủ”, “triệu con tim, một tiếng nói”, “quỹ ủng hộ đấu tranh dân chủ quốc nội”…
Do không có quy chế pháp nhân, để hốt tiền, rửa tiền và trốn thuế, họ đã dựng lên mạng lưới chằng chịt các tổ chức, công ty, doanh nghiệp dưới nhiều danh nghĩa, hoạt động ở nhiều địa bàn. Theo ông Nguyễn Thanh Tú, một trong những tổ chức trong mạng lưới tội ác ấy là VT Club do những đảng viên Việt Tân kỳ cựu thành lập. Khi đăng ký với tiểu bang Massachusetts, VT Club khai rằng các mục đích của hội là “từ thiện, tôn giáo, giáo dục và khoa học”. Nhiều ngân phiếu đóng góp đã được VT Club bỏ vào ngân hàng của họ.
VT Club là một công cụ của Việt Tân để gom tiền gây quỹ. Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao họ không đăng ký hoạt động cho Việt Tân mà lại chủ trương hoạt động “ma”, trong khi đó lại đăng ký hoạt động cho VT Club? Điều này không gì mới lạ đối với những giới chức Hoa Kỳ chuyên điều tra và truy tố các băng đảng tội ác. Các băng đảng tội ác không bao giờ chính thức xuất hiện mà chỉ hoạt động trong bóng tối để tránh né ánh sáng của luật pháp và công lý.
Để xử lý tiền bạc và tài sản bất chính, họ dựng lên những doanh nghiệp, những công ty, những cửa hàng và kể cả những tổ chức từ thiện trá hình. Chẳng hạn, theo phản ánh của nhiều người Việt định cư ở Mỹ, Việt Tân thường tổ chức các chương trình ca nhạc lấy danh nghĩa từ thiện hay quyên góp “ủng hộ quê hương” song thực chất những đồng tiền đó đi đâu, sử dụng vào mục đích gì lại khác. Họ cho biết, ngân phiếu ủng hộ ký cho “hát cho người yêu nước” đã được đưa ra chợ để đổi lấy tiền mặt nhằm tẩy xoá nguồn tiền.
Để moi thật nhiều tiền trong cộng đồng, Việt Tân đã dàn dựng ra đủ mọi chiêu bài, chiến dịch mà “Uỷ ban Yểm trợ đấu tranh quốc nội” là ví dụ. Nghe cái tên chiến dịch đã thấy khôi hài. Những “nhà dân chủ” ở Việt Nam lâu nay có ít tiền Việt Tân rót về, cứ tưởng cái thứ này giàu có, tha hồ kiếm chác. Thế nên mấy gã đội mũ, mặc áo dưới danh nghĩa “bảo vệ môi trường biển”, “đẩy đuổi Fomorsa”, “hội khiếu kiện dân oan”… thực ra được Việt Tân rót cho ít đồng, tưởng bở cứ đào.
Thực chất, Việt Tân đã lợi dụng những con rối làm trò khuấy nước, rồi tổ chức hết chương trình này đến chiến dịch nọ vơ vét tiền bạc, danh thì nói “yểm trợ” nhưng rốt cục chúng nuôi cái dạ dày là chính. Ông Nguyễn Thanh Tú sau nhiều thời gian nghiên cứu, điều tra những chiêu trò của Việt Tân đã lột tả sự thật đằng sau “áo mũ phường chèo”.
Các buổi gây quỹ do Việt Tân dàn dựng vì họ núp dưới tên “Uỷ ban người Việt Sacremento yểm trợ đấu tranh dân chủ quốc nội”, chủ tịch ghi là ông Đoàn Thi và trưởng ban tổ chức là bà Ngọc Hương. Chương trình đã diễn ra liên tục trong 9 năm, đáng nói là ngân phiếu ủng hộ được ký thác vào Ngân hàng JP Morgan Chase của tổ chức “Democracy For Vietnam” (hay D4VN) mà không có chữ ký chuyển khoản hợp lệ từ ủy ban kể trên sang cho Democracy For Vietnam.
Thực chất tổ chức Democracy For Vietnam thu gom tiền bạc cho các buổi gây quỹ kiểu như “Cây mùa xuân dân chủ” và những chương trình gây quỹ dưới danh nghĩa trá hình khác. Tuy nhiên, họ lại báo cáo thu nhập rất ít trong các bản khai thuế hằng năm với Sở Thuế Liên bang. Nhiều người cũng đã vạch ra mối quan hệ mật thiết giữa Việt Tân và SBTN.
Hai bên hợp tác qua những tổ chức như Human Rights for Vietnam PAC do SBTN dựng lên hoặc Democracy For Vietnam do Việt Tân ma dựng lên. Chẳng hạn, năm 2012 tổ chức Democracy For Vietnam này lăng xê chiến dịch “Triệu con tim, một tiếng nói” của Trúc Hồ và SBTN. Các nhân vật của SBTN cũng nằm trong vòng điều tra của Bộ Tư pháp và Sở Thuế Liên bang.
Bộ mặt thật của Việt Tân đã bị khui lộ ngay trên đất Mỹ, trong đó tội ác của tổ chức này gây biết bao xương máu, oán hận như trường hợp ông Nguyễn Thanh Tú đang quyết tâm đòi công lý cho cha mình – người bị Việt Tân sát hại. Người Việt hải ngoại thấu rõ và tìm cách tẩy chay, vậy một số “nhà dân chủ” trong nước cũng cần biết điều đó để tỉnh ngộ mà tự tìm cho mình lối suy nghĩ, hành động đúng mực.
http://vntb.org/viet-tan-va-chieu-tro-lua-bip-cua-bach-tuoc-nhieu-voi-2.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét