Gần đây, một số đối tượng chống đối trong nước dưới vỏ bọc “diễn đàn xã hội dân sự”, cổ suý cái gọi là “dân chủ”, “tự do” gia tăng hoạt động trong đường dây có sự hỗ trợ đắc lực của cái gọi là “Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại” (VOICE) do Trịnh Hội làm Chủ tịch. Vậy Trịnh Hội là ai? Tổ chức, thủ đoạn hoạt động của VOICE như thế nào mà lôi kéo những kẻ chống đối trong nước vào con đường cuồng vọng, chống phá Nhà nước, nhân dân Việt Nam?
Gần đây, một số đối tượng chống đối trong nước dưới vỏ bọc “diễn đàn xã hội dân sự”, cổ suý cái gọi là “dân chủ”, “tự do” gia tăng hoạt động trong đường dây có sự hỗ trợ đắc lực của cái gọi là “Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại” (VOICE) do Trịnh Hội làm Chủ tịch. Vậy Trịnh Hội là ai? Tổ chức, thủ đoạn hoạt động của VOICE như thế nào mà lôi kéo những kẻ chống đối trong nước vào con đường cuồng vọng, chống phá Nhà nước, nhân dân Việt Nam?
VOICE là gì?
VOICE, viết tắt của 5 chữ “Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment”, còn gọi “Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại” – một tổ chức lấy danh nghĩa “lương tâm” nói trên để ngụy biện hành vi chống phá Nhà nước, nhân dân Việt Nam. Trịnh Hội là đồng sáng lập viên vào năm 2007 và cũng là Giám đốc điều hành, hiện đang quản lý VOICE cùng với 4 thành viên khác trong Ban quản trị. VOICE lấy danh nghĩa thiện nguyện, vì cộng đồng, đại để như sau: “giúp đỡ những thuyền nhân Việt Nam cuối cùng ở Thái Lan được sang Canada định cư sau hơn 24 năm chờ đợi”; “góp phần giúp đỡ các nạn nhân của cơn bão lịch sử Hải Yến ở Philippines trong việc tái kiến thiết và gây dựng lại cuộc sống”.
Nhưng hai cái mục đích thiện nguyện đó thực ra để che chắn cho âm mưu, hành động chống phá với cái gọi là “các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam”, lấy lý do “lên tiếng bảo vệ những quyền con người căn bản mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết”. Danh tính cái gọi là “các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam” thực chất là những hội nhóm kiểu đánh giậm, câu kết chống phá trên mạng xã hội với tên gọi như “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Phong trào con đường Việt Nam”, “Dòng Chúa cứu thế”, “Tuyên bố 258”, “Mạng lưới blogger Việt Nam”…
Trịnh Hội (thứ 3 phải sang) với danh nghĩa Chủ tịch VOICE.
Chân tướng“ông Chủ tịch” VOICE
Chân tướng“ông Chủ tịch” VOICE
Trên trang blog cá nhân, Trịnh Hội tự viết về mình: “Làm sao để có thể tự giới thiệu về mình một cách tốt nhất và đúng nhất đây hả bạn? Có lẽ bạn chỉ cần biết đại khái như thế này. Tôi sinh ra ở Đa Kao gần cầu Bông, Sài Gòn và sang định cư ở Úc từ năm tôi 14 tuổi. Từ lúc ra trường luật cho đến nay tôi đã sống và làm việc ở Úc, Hồng Kông, Philippines, Mỹ, Anh Quốc và dĩ nhiên là Việt Nam”. Nếu chỉ vài dòng tự thân như vậy sẽ không có gì để nói, nhưng với Trịnh Hội, có lẽ được sự “tín nhiệm” của một số trang mạng đang chĩa mũi nhọn chống phá Nhà nước Việt Nam nên họ cũng dành chỗ cho những tư duy, quan điểm của Hội, chuyển từ bài viết gửi trực tiếp hoặc lấy từ blog “ốp” vào những mạng này. Đặc biệt, trên trang web Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Hội được nhà đài dành “đất riêng” cho blog của Hội trú ngụ. Dù lượng bài Hội viết trên trang blog của mình không nhiều nhưng với những ý đồ chống phá trực diện, nhà đài VOA cũng đưa ra chú thích rõ: “Blog của luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ”. Cái này xem ra chặt chẽ cho nhà đài, nhà mạng nhưng thực ra cũng chỉ là sự nói thừa, bởi cả hai ý đều là lẽ dĩ nhiên. Đăng tải nếu không được sự đồng ý của Đài VOA thì ai cho xuất hiện trên “nhà” của họ, ấy là một lẽ. Thứ hai, với những blog tuỳ hứng “chém gió” và nhà đài cũng mở toang cửa đăng tải thì hẳn nhiên không thể là chính kiến Chính phủ được.
taydo24h.com
Trịnh Hội tự vẽ con đường hướng đến “tư tưởng lớn” thế này: “Chúng ta hãy cùng nhau tái xác quyết để giúp đỡ các nạn nhân, họ hàng của họ và cho cả xã hội có quyền biết được sự thật – và bảo vệ những ai đang tranh đấu để sự thật được thắng thế. Tôi thật sự rất muốn làm được điều này. Rất muốn dành cả cuộc đời còn lại để đạt được mục đích này. Đây là lý do đầu tiên làm cho tôi, tuy có nôn nóng, nhưng phải đợi đến ngày hôm nay mới có thể chia sẻ cùng các bạn”. Không biết cái kiến thức văn sử của luật sư này đến đâu, nhưng Hội tự trích chép những câu thông sử các bậc tiền nhân rồi tự phán cho mình cái lẽ hậu duệ kế tục. Chẳng hạn, Hội viết: “Thôi, đất vàng một nắm, giấc mộng ngàn thu, sự nghiệp anh hùng, ngày nay hết cuộc. Chúng tôi chỉ mong mai sau này những người kế chí tiên sinh, làm cho vẻ vang dân tộc Việt Nam ta. Thì linh hồn tiên sinh sẽ được yên ổn mà ngậm cười nơi suối vàng”. Các bạn có biết ai đọc điếu văn này không? Xin thưa, Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng. Cho ai? Xin thưa, cho người bạn thân của ông, cụ Phan Châu Trinh”. Hội nói “những việc ông làm (Huỳnh Thúc Kháng) và nhất là đường lối, tư tưởng mà ông theo đuổi mãi sau này, những năm gần đây, tôi mới có dịp biết rõ”. Trích dẫn tư tưởng của bậc trí đức tiền nhân của dân tộc để tự tiện gán cho mình cái sự “kế tục” mà lại đi làm bậy, làm cái việc phá nước, hại dân, ấy là sự huý kỵ. 14 tuổi sinh lớn ở đất Sài Gòn, chưa kể bao nhiêu năm đi về rồi bám bịu ở đó, mà chính Hội thừa nhận “chắc chắn khả năng viết tiếng Việt của tôi sẽ vẫn còn rất tồi”, nay đi giật dây mấy đám phản phá nhân dân, sao dám gán bậy, điều ấy có tội lớn lắm.
Trịnh Hội được đánh bóng với cái mác luật sư, từng học thạc sỹ luật quốc tế tại Đại học Oxford, Anh, rồi bám víu môi trường làm việc từ Úc, Philipinnes tới Anh, Mỹ, Hội nhanh chóng gia nhập tổ chức phản động “Việt tân” và trở thành nơi nương tựa của đám tay chân mú mắt đã học đòi “xã hội dân sự”, hay “tự do dân chủ”. Sau kỳ du hí, bút sách tại Úc, Anh, Hội tìm trải nghiệm cho nghề luật sư của mình khi làm việc cho Văn phòng luật trợ giúp thuyền nhân Việt Nam tại Philippines. Có được tấm bằng thạc sĩ luật ở Anh quốc, Trịnh Hội bắt đầu tập làm thầy của các trò là thành viên “mạng lưới dân chủ”. Tháng 10-2004, tại Mỹ, Trịnh Hội tham dự đại hội “Hội chuyên gia Việt Nam”, hội thảo “Mạng lưới dân chủ” (là những tổ chức trá hình của “Việt tân”) với tư cách là giảng viên chính, nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam.
Tháng 10/2006, “Việt tân” thành lập “Liên minh dân tộc” và với kinh nghiệm hai năm “bục giảng”, Trịnh Hội được bầu làm thành viên lãnh đạo Ban lập pháp. Tiếp đó, Trịnh Hội được bầu làm Chủ tịch tổ chức NGO “Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại” (VOICE), trụ sở đặt tại nhà của Trịnh Hội ở Mỹ, Văn phòng đại diện tại Philippines, có nhiệm vụ tiếp xúc người ở Việt Nam sang Philipinnes để tổ chức đào tạo, huấn luyện sau đó về Việt Nam hoạt động chống phá. Xem ra, sự “thăng tiến” của Hội ở tổ chức phản động hải ngoại này khá nhanh chóng và Hội nổi lên như một mắt xích để đàn em bấu víu, nhất là cái mác Chủ tịch VOICE – một tổ chức ảo vọng với chí hướng cũng rất mơ hồ nhưng dễ loè người thiếu hiểu biết: “lương tâm người Việt”.
Dưới bóng Nguyễn Cao Kỳ
Thật ra, đó là những danh xưng hão, nhiều kẻ học đòi nghe lớp lý lịch của Hội thì át vía chứ chẳng tài cán gì. Cái danh ấy có được chủ yếu cũng đến từ “ngoại” – như cái cách mà Hội làm ở hải ngoại, ấy là nấp dưới mác bố vợ Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống ngụy. Ai chứ nhóm tham thâm xấu bụng hải ngoại thì cái trướng ấy lớn lắm, tưởng như đủ bóng để che thân, còn những kẻ sổ mũi chưa sạch mà ôm mộng vượt biển thì cái bóng Nguyễn Cao Kỳ hẳn quá khủng, bất luận kẻ đứng dưới bóng ấy là con đẻ hay con rể, cháu nội hay cháu ngoại, thậm chí chỉ cần nói nhà xưa cách ông Kỳ đoạn đường đã khối kẻ đội áo theo về. Hội có cái tài bẻm mép (theo nghề luật sư không biết cãi được cho ai chưa chứ cãi tự thân cũng đã thu lợi bội phần). Thế nên dù mang phận kẻ vượt biên, Hội kết nối dây mơ rễ má với nhà Nguyễn Cao Kỳ khi có vợ là Nguyễn Cao Kỳ Duyên, nữ diễn viên điện ảnh nổi danh trong các chương trình của Trung tâm ca nhạc Asia, Thúy Nga. Dù vậy, cuộc vui ngắn chẳng tày gang, trên diễn đàn mạng xôn xao chuyện Hội quay lưng với MC của Thúy Nga để đến với một mỹ nhân đất Bắc, nghe nói nhân vật này cũng có bề thế. Không biết sự thể ra làm sao, nhưng xem cái cách Kỳ Duyên trả lời phỏng vấn trên mạng thì cô cũng không có gì hối tiếc. Duyên nói, giữa cô và Hội không ai có quyền cho hay cấm ai làm việc gì cả. Nếu có làm hay không làm việc gì là vì mình thương và nể người kia thôi chứ cả hai đều thuộc loại “rạch trời rơi xuống”, thiên lôi đánh không sợ… “Còn hối hận… thì nói chung trong đời em chỉ hối hận những gì mình muốn làm mà chưa làm, còn đã làm rồi thì hối hận cũng muộn màng rồi… Dù có sai lầm thì mình chỉ hy vọng là học được bài học đó để đừng tái diễn nữa thôi, chứ cuộc sống quá ngắn ngủi để sống trong sự hối hận triền miên” – Kỳ Duyên nói. Nhưng thôi, chuyện riêng tư mỗi người cũng không có lạm bàn nhiều
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét