9/07/2017

Gửi thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam

Hôm nay (6-9-2017) tôi vừa đọc bài của ông trên trang “Tin tức quân sự” tôi rất buồn .
Cũng như ông , tôi là một CCB đã tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ , cứu nước . Trước khi vào quân ngũ , trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông (hệ 10/10) , tháng 5-1972 , chúng tôi phải làm bài thi tốt nghiệp môn Văn học với câu nói của ông “Chiến đấu là cao quý nhất . Cuộc đời đẹp nhất là ở trên trận tuyến đánh quân thù” . Đối với thế hệ trẻ chúng tôi ngày ấy , Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương và Anh hùng LLVTND Liệt sĩ Lê Thị Hồng Gấm là những tấm gương sáng chói , mà tất cả chúng tôi đều thần tượng .
1_262103
Chúng tôi đã lấy tấm gương của Lê Mã Lương và của Lê Thị Hồng Gấm để ra trận, thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ “Không có gì quý hơn độc lập tự do!” để “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng miền Nam, giành lại hoà bình non sông thống nhất. Nói thật với ông Lê Mã Lương là: câu nói của ông, nhiệt tình cách mạng và tình thần chiến đấu dũng cảm của ông, được chúng tôi sánh ngang ngang với chiến sĩ Hồng quân Liên Xô Pa-ven Cooc-sa-ghin trong tác phẩm Văn học Nga “Thép đã tôi thế đấy !” của nhà văn A-lếch-xây-ê-vich Ô-xtơ-rốp-xki. Nhưng, chúng tôi thiên vị ông hơn, chúng tôi yêu ông hơn chàng Hồng quân Pa-ven Cooc-sa-ghin vì một lẽ rất đơn giản ông là người Việt Nam.
Mặc dù câu nói của Pa-ven Cooc-sa-ghin đã có lẽ sống rất giản dị nhưng vĩ đại hơn ông nhiều:”Cuộc sống vô cùng cao quý. Đời người chỉ sống có một lần. Ta phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận, vì những năm tháng sống hoài sống phí, vì những dĩ vãng, tì tiện, đớn hèn của đời mình. Để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao cả – sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Chúng tôi tin ông cũng không thể quên câu nói này.
Cuộc chiến đã lùi xa 42 năm, đời sống kinh tế thị trường đã làm cho đạo đức của rất nhiều người bị mai một, bị vật chất làm mờ mắt. Trong số những người như thế, không ít người giữ những trọng trách trong các cơ quan Đảng và Nhà nước. Song, cũng rất nhiều người họ đã sống, chiến đấu, lao động hết mình cho sự nghiệp cao cả của đất nước.
Thật tiếc thay ông là vị tướng, nhưng bây giờ thế giới quan cách mạng và nhân sinh quan cách mạng của ông lại bị thay đổi và sa sút đến không ngờ. Khi đánh giá và nhận định về bộ sách “Lịch sử Việt Nam” (15 tập) ông lại tán đồng với quan điểm của các sử gia “nguỵ sử”, khi bỏ các phạm trù “nguỵ quyền”, “nguỵ quân” đối với chính quyền và quân đội của bè lũ tay sai bán nước cho thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Ông đồng nhất với quan điểm của các sử gia “nguỵ sử” rằng như thế là để “hoà hợp dân tộc trong quá khứ”.
Là một vị tướng trong quân đội, ông LML đã quên lời tuyên bố phản động của bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm rằng :”Biên giới của nước Hoa Kỳ kéo dài đến tận sông Bến Hải”, và Nguyễn Văn Thiệu :”Không thể đội trời chung với bọn Cộng sản Bắc Việt!”.
taydo24h.com
Bè lũ tay sai nguỵ quyền bán nước nó đã lấy mất sinh mạng của cha đẻ ông (là liệt sĩ) trong kháng chiến chống Pháp và lấy đi của ông một con mắt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hàng triệu đồng đội của ông đã bị hy sinh, bị thương tật tàn phế, nhiều triệu người bị di chứng chất độc màu da cam, vv và vv … Còn rất nhiều điều muốn nói với ông Lê Mã Lương lắm. Chúng tôi rất buồn vì ông đã bị nhiễm tư tưởng tự diễn biến, xét lại lịch sử, mắc phải âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực phản động quốc tế, để rồi đây đất nước Việt Nam đi theo con đường đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập, đi theo vết xe của Liên Xô (cũ) năm 1990 và khối các nước Đông Âu ngay sau đó.
Chúng tôi thiết nghĩ ông Lê Mã Lương không còn xứng đáng là một vị Thiếu tướng với danh hiệu Anh hùng LLVTND của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng nữa rồi.
Chúng tôi rất lấy làm xấu hổ khi đã một thời chúng tôi đã tự hào về ông./.
____________
Thượng tá Nguyễn Quang Thiệu
( CCB chống Mỹ , cứu nước ; Cựu SQ CAND )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét