9/08/2017

Đừng để “lệ làng” to hơn “phép vua”

“Sáng 7/9, trao đổi với Zing,vn, đại tá Đỗ Đình Hào, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên cho biết cơ quan công an tỉnh tiến hành điều tra làm rõ hành vi gây rối an ninh trật tự tại trạm thu phí số 1, quốc lộ 5 (đoạn qua địa phận huyện Văn Lâm, Hưng Yên).
map_hungyen_quoclo5
Trạm thu phí số 1, quốc lộ 5 nơi các lái xe phản đối thu phí. Ảnh: Google Maps.
Đại tá Hào khẳng định công an tỉnh đã làm việc với một số lái xe. “Chúng tôi đang khẩn trương điều tra xem ai là người kích động các lái xe phản đối. Nếu đủ căn cứ sẽ tiến hành khởi tố về hành vi gây rối, kích động”, đại tá Hào nói.
Vị này cho rằng trong các buổi làm việc với công an các lái xe phản ánh việc thu phí tại hai trạm BOT trên quốc lộ. Trong đó, nhiều người cho rằng chất lượng đường xuống cấp. Tất cả ý kiến này, công an tỉnh đã ghi lại và báo cáo các cấp chính quyền.
Theo Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên, công an xác định có hành vi cố tình gây rối, mất an ninh trật tự của một số lái xe ở trạm thu phí quốc lộ 5. Việc này cần phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trong thời gian tới, Công an tỉnh Hưng Yên tiếp tục phối hợp với các ngành, huy động lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, công an huyện, thanh tra giao thông tập trung phân luồng, điều tiết giao thông và đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực trạm thu phí”.
Đó là những lời phát biểu của Đại tá Đỗ Đình Hào, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên xung quanh việc người dân khi lưu thông trên Quốc lộ 5 dùng tiền lẻ để trả lệ phí với mục đích phản đối trạm thu phí theo hình thức BOT tại đây. Xung quanh chuyện này xin được có đôi điều như sau:
Đúng như khẳng định của ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội trong buổi giao lưu trực tuyến hôm qua do Báo công an nhân dân tổ chức: “Trong giai đoạn đầu triển khai các dự án BOT, đúng như ý kiến của Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, hành lang pháp lý của chúng ta còn nhiều điểm yếu, sơ hở; cơ sở pháp lý chưa điều tiết được hết các vấn đề phát sinh (cả chủ quan và khách quan)”. Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận rằng, “chủ trương BOT là đúng đắn và mang lại lợi ích rất lớn cho giao thông nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung”.
Để chứng minh cho điều này, ông Đoàn Huy Vinh – Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán Chuyên ngành 2, Kiểm toán Nhà nước, người có mặt tại buổi giao lưu trực tuyến cùng với ông Kiên cho biết: “ngân sách cho đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng hạn hẹp nhưng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội ngày càng cao. Nhờ thu hút được BOT mà chúng ta đã nâng cấp và cải tạo được hơn 2.500km, 500km đường được làm mới. Giải pháp đưa ra là hoàn thiện chính sách, cơ chế BOT, cần trình Quốc hội các nghị định về đối tác công tư, để phát triển thành luật. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đặc biệt là công tác giám sát của người dân. Minh bạch hóa các công ty về BOT, tuyên truyền cho người dân hiểu được cái tích cực của BOT”. – Theo báo công an nhân dân.
Và giải pháp được chỉ ra để khắc phục những yếu kém, sơ hở, trong quản lý các dự án BOT là vấn đề pháp lý tiến tới mục tiêu chung là đảm bảo quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội nói chung. Vậy nhưng cái cách ứng xử của người dân lại đang đi vào thái quá, có dấu hiệu vi phạm pháp luật và tại các trạm BOT trên Quốc lộ 5 là ví dụ điển hình!
Ở đây xin không nói chuyện lí sự theo kiểu văn phạm, chỉ xin được đưa ra một bài toán mà tin chắc một người dân dù bình thường và không có nhiều học thức nhất cũng đủ hiểu! Theo đó, để cả Quốc lộ 5 dài hơn 100 km và Tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài 105 km cũng do Vidifi đầu tư, thông xe toàn tuyến vào cuối năm 2015. Thời gian tới, do xuống cấp nên Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính (Vidifi) sẽ phải đầu tư sửa chữa với tổng kinh phí lên tới 2.500 – 3.000 tỷ đồng, trong khi thời hạn cho phép thu phí cả 2 công trình này theo Kiểm toán Nhà nước là 28 năm 8 tháng 27 ngày, sau đó đơn vị quản lý sẽ bàn giao cả 2 đường cho Nhà nước.
Vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu trong một vài ngày tới, vì sức ép của dư luận và những trò phản đối đã trở thành trào lưu và xu hướng này mà Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính (Vidifi) không tiếp tục được thu phí để bồi hoàn lại khoản tiền để đầu tư cũng như đầu tư sửa chữa, nâng cấp con đường được cho là huyết mạch để phát triển kinh tế vùng phía Bắc Việt Nam.

Sự thua thiệt vì thế sẽ dành cho doanh nghiệp và khi đó sẽ chẳng doanh nghiệp nào dám vào Việt Nam hay kể cả doanh nghiệp trong nước cũng không mặn mà lắm với những công trình đầu tư kiểu này… Và khi đó, nếu kinh phí quốc gia không đủ trang trải thì khi đó không hiểu hạ tầng giao thông tại Việt Nam sẽ manh mún và xuống cấp, lạc hậu đến thế nào!
Và xin thưa, pháp luật đâu chỉ bảo vệ quyền lợi cho mỗi công dân, các chủ thể khác, nhất là các doanh nghiệp cũng cần phải bảo vệ! Chúng ta không có quyền được lãng quên điều đó!
Đúng là BOT đang phát sinh ra những điều tệ hại, nó cũng chính là một hình thức “lợi ích nhóm” đang trở nên thịnh hành và tinh vi. Trong bối cảnh mà ngân sách quốc gia không có để đầu tư thực sự dàn trải, bao quát thì việc huy động doanh nghiệp chung tay là cần thiết nếu không nói là yêu cầu bắt buộc. Và đương nhiên, để đạt được những mục đích lớn hơn thì chúng ta cũng phải chấp nhận những hệ luỵ phát sinh với tư cách là “động lực cho các doanh nghiệp” tham gia!
Và đã đến lúc, người dân với tư cách là chủ thể liên quan nên có những hình thức ôn hoà, đúng luật hơn để các cơ quan có trách nhiệm xem xét!taydo24h.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét